Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh những nhận định văn học hay nhất! Hãy cùng tham khảo để có cái nhìn đa chiều về văn học nhé!
- Sống đã rồi hãy viết. – Nam Cao
- Đối với tôi, văn chương không phải một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn. – Thạch Lam
- Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng yêu thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm người gần người hơn. – Nam Cao
- Nếu tác giả không có lối đi riêng thì đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng văn riêng, anh ta khó có thể trở thành nhà văn thực sự. – Sê khốp
- Văn học là nhân học. – M.Gorki
- Nghệ thuật không cần phải là ánh trắng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. – Nam Cao
- Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học. – Tố Hữu
- Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại. – Banlzac
- Trên đời, có những thứ chỉ có thể giải quyết bằng thơ ca. – Maiacopxki
- Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy. – Tố Hữu
- Thơ là bà chúa của nghệ thuật. – Xuân Diệu
- Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn. – Thạch Lam
- Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội. – Phạm Văn Đồng
- Thơ ca là những gì thất lạc trong quá trình chuyển đổi. – Robert Frost
- Mỗi con người đều mang trong mình nhiệm vụ của người nghệ sĩ. –M.Gorki
- Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời. – Nam Cao
- Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra được, không chịu được thì lại cần thấy làm thơ. – Tố Hữu
- Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi. – Nguyên Hồng
- Tất cả mọi nghệ thuật đều phục vụ cho một nghệ thuật vĩ đại nhất là nghệ thuật sống trên Trái Đất. – Béc Tôn Brếch
- Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức. – Thạch Lam
- Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ. – Lâm Ngũ Đường
- Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người. – Van Gốc
- Một người nghệ sĩ chân chính là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. – Sê khốp
- Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn. – Thạch Lam
- Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê hèn. – Nam Cao
- Nghệ thuật đó là sự mô phỏng tự nhiên. – Pu skin
- Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người. – Nguyễn Minh Châu
- Phải đẩy tới chóp đỉnh của mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình mới vẽ ra. – Hê ghen
- Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người. – Đặng Thai Mai
- Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. – Pautôpxki
- Thơ ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn. – Shelley
- Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã ra đời để diễn đạt chúng. – Robert Frost
- Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính chúng ta viết ra. – An đéc xen
- Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp. – Ai ma tốp
- Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp. – Pautopxki
- Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương. – Bạch Cư Dị
- Văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. – Hoài Thanh
- Nói đến nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rất xấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn, cách miêu tả phải cao cả. – Nguyễn Đình Thi
- Văn chương có loại đáng thờ và có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. – Nguyễn Văn Siêu
- Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. – Thạch Lam
- Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Còn đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước ở đời. – Nguyễn Văn Thạc
- Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. – Lưu Trọng Lư
- Thơ là tiếng nói của tri tâm. – Tố Hữu
- Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm con người, là sự tự giải bày và gửi gắm tâm tư. – Lê Ngọc Trà
- Thơ là rượu của thế gian. – Nguyễn Huy Trực
- Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng. – CharlesDubos
- Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng muốn hướng đến chân lý. – M. Go rơ ki
- Cốt lõi của nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người. – Hoài Chân
- Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. – Hồ Chí Minh
- Chỉ có tác phẩm nghệ thuật nào truyền đạt cho mọi người tình cảm mới mà họ chưa từng thể nghiệm thì mới là tác phẩm nghệ thuật đích thực. – Lép tôn xtôi
- Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi. – Gớt
- Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân tạo của lòng người. – Sê khốp
- Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con người. – Từ điển văn học
- Ngôn ngữ nhân dân là “tiếng nói nguyên liệu” còn ngôn ngữ văn học là “tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào luyện”. – M go rơ ki
Cảm ơn bạn vì đã đọc hết bài viết này, hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ Sách Hay 24H ở những chuyên mục khác nhé!