Tổng Hợp Mẫu Biên Bản Bàn Giao Công Việc Mới Nhất

Biên bản bàn giao công việc là một trong những cụm từ được tìm kiếm và sử dụng khá nhiều bởi người lao động trong thời gian gần đây bởi tính hữu ích của nó với đơn vị, doanh nghiệp, người bàn giao và người tiếp nhận bàn giao công việc đó.

Vậy biên bản bàn giao công việc là gì và dùng nó trong trường hợp nào? Nội dung của biên bản này gồm những nội dung gì? Đâu là mẫu biên bản bàn giao công việc chuẩn nhất với hoàn cảnh của bạn?

Hãy cùng Văn Bản Kế Toán đi sâu vào tìm hiểu, phân tích chi tiết về biên bản bàn giao công việc trong nội dung bài viết dưới đây.

I. Khái Niệm Biên Bản Bàn Giao Công Việc Là Gì?

Biên bản bàn giao công việc là loại giấy tờ pháp lý mà người lao động bắt buộc phải viết và giao nộp trước khi nghỉ việc, nghỉ thời kỳ thai sản, được điều đi học tập nâng cao trình độ hay thuyên chuyển công tác sang bộ phận, đơn vị khác, việc lập biên bản sẽ giúp quá trình nghỉ việc, chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Khi đã hoàn tất biên bản bàn giao, thì người bàn giao sẽ rà soát lại tất cả những công việc mình đã thực hiện, công việc đang dang dở cũng như thống kê các loại tài liệu, dụng cụ, thiết bị, chấp hành không làm lộ tài liệu mật… mà bản thân người bàn giao đã sử dụng trong quá trình làm việc tại vị trí đó.

Người nhận bàn giao sẽ đóng vai trò người tiếp nhận, tức là sẽ tiếp tục làm những công việc mà người trước để lại cũng như tiếp nhận các loại tài sản chung, dụng cụ chung… của người cũ để tiếp dục sử dụng cho công việc.

»»» Review Học Kế Toán Online Ở Đâu Tốt

II. Trường Hợp Cần Lập Biên Bản Bàn Giao Công Việc

– Biên bản bàn giao công việc cần được hoàn thành trước khi người lao động nghỉ việc, luân chuyển đơn vị công tác, doanh nghiệp,… đúng thời hạn như đơn vị, doanh nghiệp quy định.

– Người lao động là nữ chuẩn bị nghỉ trong thời kỳ thai sản hoặc cá nhân được đơn vị, doanh nghiệp cử đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn…

– Khi các bên bàn giao tài sản như bàn giao tài sản khi cho thuê nhà, thuê văn phòng, bàn giao cho đơn vị chuyển nhà thuê,…

– Khi các bên bàn giao hàng hóa trong quá trình mua bán , ký gửi hàng hóa, giao nhận hàng hóa,…

Ở trên là những trường hợp cần sử dụng biên bản bàn giao công việc, tuy nhiên, Văn Bản Kế Toán sẽ tập trung đi sâu phân tích, khai thác về biên bản bàn giao công viên trong quá trình tham gia lao động, sản xuất và chia sẻ những mẫu biên bản bàn giao công việc thông dụng trong lĩnh vực này.

III. Mục Đích, Ý Nghĩa Của Lập Biên Bản Bàn Giao Công Việc

Lập và hoàn thiện biên bản bàn giao công việc là một trong những điều cần thiết và thể hiện trách nhiệm bản thân với đơn vị, doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi nghỉ việc, chuyển công tác hay thăng chức cá nhân cần chuẩn bị một biên bản bàn giao công việc đầy đủ, chính xác và chi tiết để vấn đề cá nhân của các bạn được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện hơn.

1. Mục đích của việc lập biên bản bàn giao công việc:

Việc lập biên bản bàn giao công việc sẽ giúp doanh nghiệp và người lao động trong quá trình xử lý hồ sơ diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn.

Bên cạnh đó, giúp người tiếp nhận vị trí công việc đó có thể nắm rõ được nhiệm vụ, việc còn tồn đọng một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. Cụ thể mục đích khi lập biên bản bàn giao công việc như sau:

Thực hiện đúng quy trình làm việc, đúng theo hợp đồng lao động: Người lao động thống kê lại toàn bộ những giấy tờ, tài liệu, công văn, sổ sách có liên quan đến dụng cụ làm việc, chức vụ của bản thân, đồng thời thống kê lại toàn bộ những công việc đã làm, đang làm dang dở hoặc đã lên kế hoạch thực thi.

– Biên bản bàn giao công việc sẽ phân chia rõ trách nhiệm của người lao động đối với tổ chức, doanh nghiệp, trong đó người nhận bàn giao sẽ chịu trách nhiệm về những số liệu, công việc đã làm hoặc đang làm dở cho đến thời hạn bàn giao của hai bên. Người nhận bàn giao sẽ tiếp tục và trực tiếp chịu trách nhiệm về vị trí, công việc được bàn giao.

– Bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm pháp lý cho cả người bàn giao và người nhận bàn giao công việc, tránh được những trường hợp xấu có thể phát sinh trong quá trình nghỉ việc, luân chuyển,… như:

  • Văn bản, giấy tờ, tài liệu quan trọng liên quan đến công việc bị xóa bỏ, thiếu sót, mất tích,…

  • Bồi thường khi thất thoát tài sản, tài liệu, hồ sơ,…

  • Công cụ, tài sản chung bị chiếm dụng thành của riêng

  • Bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, tài liệu mật có thể bị phát tán, đánh cắp, rò rỉ ra bên ngoài,…

– Việc bàn giao theo đúng quy định, trình tự còn thể hiện trách nhiệm với công việc, với nơi làm việc dù bạn sắp luân chuyển, nghỉ việc,… nhưng vẫn làm hết trách nhiệm bản thân, thể hiện sự chuyên nghiệp và tránh gây rối loạn, ảnh hưởng đến công ty.

– Biên bản bàn giao công việc không chỉ giúp người bàn giao mà còn có là sự giúp đỡ lớn lao đối với người tiếp nhận bàn giao kế nhiệm vị trí đó.

2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của lập biên bản bàn giao công việc

Thị trường các công ty bé và tròn như trái đất vậy: Tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ trong công việc, các mối quan hệ này có thể trở nên cần thiết trong tương lai nhưng cũng có thể làm “tiếng xấu đồn đi xa”.

⇒ Đó chính là lý do bạn cần nghiêm túc thực hiện thủ tục bàn giao công việc hoàn chỉnh tại đơn vị, doanh nghiệp cũ như là một cách xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ, thương hiệu bản thân cho sự nghiệp của bạn. Thế giới kinh doanh nhỏ bé nên đừng phá vỡ những “cầu nối” của bạn.

Tạo sự chuyên nghiệp của bản thân và nhận sự tôn trọng từ các đồng nghiệp cũ: Thông thường thì chính các đồng nghiệp làm việc hiện tại của bạn sẽ tiếp nhận vị trí công việc này của bạn và kèm theo đó là khối lượng công việc này.

Vậy nên, bạn cần xây dựng kế hoạch rõ ràng bên cạnh biên bản bàn giao công việc như một cách giảm bớt gánh nặng cho họ. Nếu họ cần sự giúp đỡ của bạn, đừng ngại ngần mà hỗ trợ nhiều nhất có thể, họ sẽ mãi mãi cảm ơn bạn và biết đâu các bạn lại cùng hợp tác trong dự án, kế hoạch nào đó, sẽ thuận tiện và bớt ngượng ngùng hơn nhiều.

Đạo đức nghề nghiệp: Hãy là một người có trách nhiệm trong bất kỳ hoàn cảnh, giai đoạn nào của công việc mà bạn đảm nhận cho đến ngày cuối cùng, dù khó khăn hay bản thân bạn không thích đi nữa. Phong cách làm việc chuyên nghiệp vẫn là điều hơn hết đúng không nào?

– Rời đi với tâm trí sảng khoái, nhẹ nhõm và tinh thần sẵn sàng cho công việc mới, vị trí mới: Một trong những ý nghĩa giá trị nhất của việc bàn giao công việc là khả năng “thanh lọc và làm sạch” tâm trí và tinh thần của mình. Đây là cảm giác rất “yomost” khi bạn dứt điểm về mọi mặt trong công việc cũ để làm mới bản thân cho vị trí công việc mới.

IV. Nội Dung Trong Biên Bản Bàn Giao Công Việc Gồm Những Gì?

Tùy vào từng lý do, mục đích của bàn giao công việc hay yêu cầu của đơn vị, công ty mà từ đó soạn thảo những biên bản bàn giao công việc sẽ khác nhau. Song biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc, luân chuyển đơn vị, nghỉ thai sản,… phải đảm bảo những nội dung chính sau:

– Đảm bảo chi tiết, rõ ràng về thông tin ngày tháng năm và địa điểm thực hiện bàn giao công việc

– Thông tin đầy đủ, chi tiết, cụ thể và chính xác về người bàn giao và người nhận bàn giao công việc như họ tên, mã số nhân viên (nếu có), chức vụ, bộ phận làm việc của người đó.

– Trình bày rõ ràng lý do phải lập biên bản bàn giao công việc: Ghi rõ và chính xác lý do mà người lao động phải lập biên bản bàn giao công việc

– Nội dung bài giao công việc: Đây là phần có nội dung quan trọng nên cần liệt kê rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ để xem những công việc bàn giao và những tình hình thực tế công việc đó, đã hoàn thành hay chưa còn dang dở. Công việc đó trong tình trạng như thế nào, liên quan đến những con số, số liệu thì cần cụ thể, chính xác và đi kèm tài liệu, hồ sơ công việc đó.

– Ký tên xác nhận của các bên: Cả hai người bàn giao và người nhận bàn giao cũng như đại diện phòng hành chính và nhân sự của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sẽ ký tên vào cuối biên bản bàn giao công việc.

>>> Review Khóa Học Kế Toán Ngắn Hạn Tốt Nhất Hiện Nay

Chú ý: Sau khi hoàn thành xong biên bản bàn giao công việc thì thông thường sẽ được in thành 03 bản khác nhau và mỗi bên tham gia ký tên xác nhận sẽ giữ lại 01 bản để làm căn cứ, bằng chứng sau này nên người lao động cần cầm biên bản về và lưu giữ cẩn thận tránh trường hợp mâu thuẫn xảy ra sau này.

V. Mẫu Biên Bản Bàn Giao Công Việc Mới Nhất 2022

1. Mẫu Biên bản giao công việc 2022

Mẫu biên bản bàn giao công việc mới nhất

2. Mẫu Biên bản bàn giao công việc kế toán

Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán

3. Mẫu Biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác

Biên bản bàn giao công việc

4. Mẫu Biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản

Mẫu biên bản bàn giao công việc nghỉ thai sản

VI. Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua Khi Lập Biên Bản Bàn Giao Công Việc

Biên bản bàn giao công việc là căn cứ, bằng chứng, cơ sở pháp lý để bảo vệ cho quyền và lợi ích, trách nhiệm của người bàn giao nên bạn cần phải lập ra một biên bản đầy đủ, chính xác, cụ thể tránh mất thời gian sửa chữa cũng như sở hở, lỗ hổng pháp lý khi có mâu thuẫn xảy ra sau này.

Dưới đây là một số lưu ý không thể bỏ qua khi lập biên bản để bàn giao.

– Phải thông báo việc bạn xin nghỉ việc và thời gian dự định nghỉ của bạn

– Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ

– Dành thời gian rà soát

– Gửi biên bản bàn giao công việc đến tất cả những người liên quan và kèm theo đó là số điện thoại của địa chỉ email của bạn nhé.

– Thiết lập các buổi đào tạo riêng nếu bạn cảm thấy cần thiết

– Chữ ký xác nhận và lưu giữ 01 biên bản bàn giao công việc

– Cần chuẩn bị biên bản bàn giao tài sản (nếu có)

Hoàn thành biên bản bàn giao công việc đầy đủ, chi tiết, cụ thể là bạn đã thể hiện phong thái làm việc chuyên nghiệp của bạn và nhận được sự công nhận, tôn trọng từ đồng nghiệp, đơn vị cũ. Đồng thời bạn sẽ rời đi với tâm trí sảng khoái, nhẹ nhõm và tinh thần sẵn sàng cho công việc mới, vị trí mới và đỡ ngượng ngùng hơn khi gặp lại đồng nghiệp cũ.

Xem thêm:

Văn Bản Kế Toán hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp các bạn nắm bắt được thông tin, những lưu ý về biên bản bàn giao công việc. Chúc các bạn luôn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *