Sinh lão bệnh tử là 4 giai đoạn của một chu kỳ mà con người bất kỳ ai cũng phải trải qua. Đến giai đoạn cuối cùng – tử, lúc này khi người ra đi nhắm mắt xuôi tay cần phải được thông báo để bạn bè, người thân biết chuyện đến thăm viêng lần cuối.
Đang xem: Mẫu cáo phó
Đây là nét văn hóa vô cùng nhân văn của chúng ta. Và để có thể thông báo về sự ra đi vĩnh hằng của người đã khuất, gia đình cần chuẩn bị những mẫu viết cáo phó để dễ dàng thông cáo cho mọi người.
Cáo phó là một từ hán việt chính vì vậy đôi khi nhiều người chưa hiểu về cụm từ này. Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay có thể đăng cáo phó trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người mất, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian địa điểm làm lễ nhập quan và di quan… (theo Wikipedia).
Cáo phó là thông báo về tang lễ thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đếntừng người thân thích
Còn mẫu viết cáo phó là gì? Hiểu nôm na như việc chúng ta viết đơn xin việc, đơn xin nghỉ phép thì chúng ta phải tuân theo một mẫu văn bản nhất định theo quy định của cơ quan hay một tổ chức nào đó. Thì tương tự mẫu viết cáo phó cũng vậy. Mẫu viết cáo phó chính là một mẫu văn bản sẵn có được thiết lập đầy đủ những thông tin cần thiết để thông báo về sự ra đi của người đã khuất.
Mẫu viết cáo phó có sự đa dạng nhất định tùy thuộc theo tôn giáo mà gia đình mà người đã khuất tôn thờ. Chính vì vậy mà khi viết cáo phó, người được giao nhiệm vụ phải chọn lựa đúng mẫu cáo phó phù hợp.
Như chúng ta đề cập, cáo phó được dùng để thông báo về một tin buồn, về sự ra đi của một người nào đó. Trước đây cáo phó còn được biết dưới dạng là giấy báo tử dành cho những gia đình có người hy sinh ngoài chiến trường. Tuy nhiên hiện nay, hình thức này đã được thay đổi và chủ yếu tồn tại dưới 2 dạng.
● Dạng đầu tiên là thông báo tin buồn. Đây là dạng cáo phó phổ thông dành cho những người không tôn giáo.
Xem thêm: Bản Kiểm Điểm Bổ Sung Theo Nghị Quyết Trung Ương 4 Khóa Xii, Bản Kiểm Điểm Tự Soi Tự Sửa
● Dạng thứ 2 là cáo phó đặc trưng. Loại cáo phó này lại được chia làm nhiều loại nhỏ theo mỗi một tôn giáo nhất định. Cụ thể những cáo phó đặc trưng này gồm những mẫu nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở thông tin phía dưới.
Mẫu cáo phó phổ thông bao gồm những thông tin cơ bản nhất về người đã khuất và chương trình tang lễ.
Mẫu cáo phó phổ thông bao gồm những thông tin cơ bản nhất về người đã khuất và chương trình tang lễ. Cụ thể những nội dung này bao gồm:
● Nội dung được in đậm trên bản cáo phó sẽ là TIN BUỒN hoặc CÁO PHÓđược in to chính giữa ngay phía trên để mọi người có thể ngay lập tức hiểuđược thông điệp được truyền tải.
● Thời gian chính xác của người mất (bao gồm giờ, phút, ngày tháng năm theocả dương lịch và âm lịch).
● Ngoài ra đôi khi những thông tin này còn bao gồm nội dung là: thông báo về đơn vị, thâm niên và chức vụ công tác của người mất (nếu có), chi tiết hơn thì còn ghi thêm người mất hưởng thọ bao nhiêu tuổi thay vì chỉ ghi năm sinh không thôi.
Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Thôi Giữ Chức Vụ Bí Thư Chi Bộ, Đơn Xin Thôi Giữ Chức Vụ
Mẫu viết cáo phó đặc trưng được phân chia theo tôn giáo mà người đã khuất tôn thờ. Chẳng hạn người đã khuất khi sống theo đạo tin lành thì khi mất phải dùng cáo phó đạo tin lành, tương tự với đạo Phật hay đạo Công giáo,… cũng vậy. Hãy cùng tang lễ Martino tìm hiểu xem những mẫu cáo phó đặc trưng này có gì khác với mẫu cáo phó phổ thông.
NGHI THỨC TỔ CHỨC TANG LỄ CÁN BỘ CAO CẤP