Tính tuổi thai theo hướng dẫn của bác sĩ

58 380 đã xem

Tính tuổi thai theo hướng dẫn của bác sĩ 1

Tính tuổi thai theo hướng dẫn của bác sĩ

Tính tuổi thai là một việc hết sức quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề khác như chăm sóc dinh dưỡng, theo dõi sự phát triển của thai nhi có phát triển đúng chuẩn hay không, cũng như dự tính ngày sinh để chuẩn bị đón con yêu chào đời.

1. Tính tuổi thai dựa vào ngày thụ thai hoặc ngày trứng rụng

Tuổi thai CA = Ngày hiện tại – Ngày thụ thai

1. Tính tuổi thai dựa vào ngày thụ thai hoặc ngày trứng rụng 1

Tuổi thai CA – Conceptual Age là tuổi thực của thai nhi và là thời gian mang thai tính từ thời điểm thụ thai. Nếu như đã biết rõ ngày thụ thai hoặc ngày trứng rụng, ta có thể tính được tuổi thai ở thời điểm hiện tại. Thai kỳ được tính bắt đầu từ thời điểm thụ thai thường sẽ kéo dài 38 tuần.

Tuy nhiên, trừ những trường hợp thụ thai trong ống nghiệm, thường rất khó biết được chính xác thời điểm tinh trùng thụ tinh với trứng hay ngày trứng rụng

 

2. Tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của chu kì cuối

Tuổi thai GA = Ngày hiện tại – Ngày đầu của kỳ kinh cuối

Tuổi thai GA = Tuổi thai CA + 2 tuần

2. Tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của chu kì cuối 1

Tuổi thai GA – Gestational Age được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, thường hay gọi là tuổi thai theo kinh nguyệt. Đây là một trong những cách tính tuổi thai cổ điển và thông dụng nhất vẫn được sử dụng cho đến hiện nay. Thai kỳ được tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng thường kéo dài 40 tuần.

Tuổi theo theo kinh nguyệt vì thế sẽ lớn hơn tuổi thai thực tế khoảng 2 tuần, vì không thể xác định được chính xác thời điểm trứng rụng hay thời điểm thụ thai là khi nào.

Tính tuổi thai tự động

Công cụ tính tuổi thai và ngày dự sinh dưới đây được thiết kế theo thai kỳ 40 tuần. Kết quả chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để được cung cấp tuổi thai chính xác hơn.

Bấm chọn ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng

 

Biểu đồ thể hiện sự phát triển của các cơ quan khác nhau ứng với từng giai đoạn tuổi thai

Biểu đồ thể hiện sự phát triển của các cơ quan khác nhau ứng với từng giai đoạn tuổi thai 1

Các thanh màu đỏ trong bảng thể hiện các giai đoạn tuổi thai dễ nhạy cảm nhất với các khuyết tật bẩm sinh lớn.

Các thanh màu vàng cho thấy các giai đoạn tuổi thai nhạy cảm trung bình với các khuyết tật chức năng và dị tật nhỏ.

Hầu hết các chất gây dị tật bẩm sinh đều có tác dụng trong giai đoạn từ tuần 5 đến 10 (giai đoạn phôi thai). Đây là giai đoạn nhạy cảm khi các cơ quan chính được hình thành trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Ví dụ, thalidomide gây ra khuyết tật chân tay trong ngày 21 đến ngày thứ 36 sau khi thụ thai. Tetracycline không gây ra tác dụng cho đến sau tam cá nguyệt đầu tiên khi hệ thống xương bắt đầu hình thành. Một số loại thuốc như ethanol có thể tạo ra những tác động có hại đến sự phát triển chức năng của các cơn quan trong suốt thai kỳ.

3. Tính tuổi thai dựa vào bề cao tử cung

3. Tính tuổi thai dựa vào bề cao tử cung 1

Phương pháp này dùng để tính tuổi thai cho thai trên 20 tuần. Phương pháp này căn cứ vào sự tăng trưởng chiều cao của tử cung mỗi tháng bằng khoảng 4cm.

Xác định chiều cao tử cung: Bà bầu nằm trên mặt phẳng để người được thẳng, không bị chùng, xác định điểm giữa bờ trên khớp mu, xác định đáy tử cung cảm nhận như một trái bóng căng dưới da, đặt bàn tay thẳng góc với thành bụng, kẹp thước dây giữa ngón trỏ và ngón giữa sao cho thước dây thẳng căng. Nhìn vào mức của thước dây để xác định chiều cao tử cung.

Xác định tuổi thai theo công thức của Bartholomen

Tuổi thai (theo tháng) = (chiều cao tử cung/4) + 1

Xác định tuổi thai theo công thức của Bartholomen 1Ví dụ chiều cao tử cung là 20cm

Tuổi thai = (20/4) + 1 = 6 (tháng)

Cách đổi tuổi thai theo tháng sang tuổi thai theo tuần:

Tuổi thai (theo tuần) = Tuổi thai theo tháng x 4 + thêm 1 tuần cho mỗi 3 tháng.

 

4. Tính tuổi thai dựa vào siêu âm

Qua siêu âm, chúng ta có thể xác định tuổi thai. Siêu âm trong tam cá nguyệt thứ nhất là phương pháp tốt nhất để xác định tuổi thai, từ đó tính ra ngày dự sinh được chính xác hơn. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn cả phương pháp tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của chu kì kinh cuối, kể cả khi thai phụ nhớ chính xác ngày. Hiện nay các bác sĩ thường phối hợp cả hai phương pháp này để xác định tuổi thai một cách chính xác hơn.

Tính tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length) 1

Tính tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length)

Chiều dài đầu mông trong tam cá nguyệt đầu của thai kì có độ chính xác đến 95% với sai số ±4,7 ngày.

Chiều dài đầu mông đo được tốt nhất khi ≥ 10mm, nếu ≥ 84mm thì độ chính xác sẽ giảm đi.

Chiều dài đầu mông là số đo từ cực đầu đến cực đuôi của phôi.

Tuổi thai (theo tuần) = Chiều dài đầu mông (cm) + 6,5

Tính tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length) 2Ví dụ chiều dài đầu mông là 1,6 cm

Tuổi thai (theo tuần) = 1,6 + 6,5 = 8 (tuần)

Tính tuổi thai dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter) 1

Tính tuổi thai dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter)

Khi Chiều dài đầu mông CRL ≥ 84mm thì việc xác đính tuổi thai không còn chính xác.

Người ta thay thế bằng Đường kính lưỡng đỉnh BPD, áp dụng từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất đến 28 tuần tuổi.

Đường kính lưỡng đỉnh là số đo qua siêu âm nơi lớn nhất từ trán ra gáy thai nhi.

Công thức tính tuổi thai theo bảng dưới đây:

Tính tuổi thai dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter) 2

Tính tuổi thai dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter) 3Ví dụ đường kính lưỡng đỉnh 3cm

Tuổi thai (theo tuần) = (3 x 4) + 3 = 15 tuần

Lưu ý là siêu âm trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba không còn chính xác để xác định tuổi thai.

 

Thai kỳ và Ngày dự sinh

Thai kỳ thường kéo dài khoảng 38 tuần sau khi thụ thai, hoặc khoảng 40 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Tổ chức Y tế Thế giới xác định một thai kỳ bình thường kéo dài từ 37 đến 47 tuần.

Mặc dù ngày dự sinh có thể ước tính, nhưng thời gian mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm tuổi tác, thời gian mang thai trước đó và cân nặng của người mẹ lúc sinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi tự nhiên trong thai kỳ, không thể xác định được một cách rõ ràng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ khoảng 4% số ca sinh xảy ra chính xác vào ngày dự sinh, 60% xảy ra trong vòng một tuần và gần 90% xảy ra trong vòng hai tuần quanh ngày dự sinh. Như vậy, không thể dự đoán ngày sinh chính xác một cách chắc chắn 100%.

Chẩn đoán có thai

Mang thai có thể được phát hiện bằng cách sử dụng các xét nghiệm mang thai, hoặc bởi chính người phụ nữ thông qua một số dấu hiệu có thai như trễ kinh, tăng nhiệt độ cơ thể cơ bản, mệt mỏi, buồn nôn và đi tiểu thường xuyên.

Các xét nghiệm mang thai liên quan đến việc phát hiện hóc môn thai kỳ hCG bao gồm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu lâm sàng có thể phát hiện thai, từ sáu đến tám ngày sau khi thụ tinh.

Chăm sóc khi mang thai

Thuốc 1Thuốc

Thuốc

Một số loại thuốc trong khi mang thai có thể có tác dụng lâu dài đối với thai nhi. Các loại thuốc được phân loại thành các loại A, B, C, D và X theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, Australia. Mọi bà bầu đều nên biết trước khi sử dụng.

Các loại thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kì sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi, được phân loại là loại A. Theo thứ tự giảm dần, các loại thuốc có nguy cơ đáng kể tới thai nhi lớn hơn lợi ích tiềm năng cho người mẹ, được xếp loại X. Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian mang thai.

 1

Tăng cân

Tăng cân là một chủ đề không thể tránh khỏi và rất quan trọng của thai kỳ. Tăng cân ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh phát triển của thai nhi như cân nặng của bé, nhau thai, nước ối, và các chất béo và protein để nuôi dưỡng bào thai.

Theo khuyến cáo:

Đối với người có cân nặng bình thường (chỉ số BMI là 18,5-24,9): nếu cân nặng trước khi mang thai của bạn bình thường, bạn nên tăng từ 11 đến 16 kg trong cả thai kì. Tăng 0,5-2kg trong ba tháng đầu và khoảng 0,5kg trong  mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi.

Thiếu cân (BMI dưới 18,5): nếu bạn bị nhẹ cân so với chiều cao của mình, bạn cần tăng 13 đến 18kg trong cả thai kì.

Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9): nếu bị thừa cân so với chiều cao, bạn nên tăng từ 7 đến 11kg trong cả thai kì.

Béo phì (chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn): bạn nên tăng từ 5 đến 9kg trong cả thai kì.

Mang thai đôi: nếu mang thai đôi bạn nên tăng thêm 17-24kg trong thai kì nếu trước đó bạn có cân nặng bình thường, 14-23kg nếu bạn bị thừa cân, và 11-19kg nếu bạn bị béo phì.

 1

Tập thể dục

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục nhẹ nhàng trong khi mang thai giúp duy trì và cải thiện thể lực và làm giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, cần thận trọng và phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • chảy máu âm đạo,
  • khó thở,
  • chóng mặt,
  • nhức đầu,
  • đau hoặc sưng tấy,
  • chảy nước ối,
  • giảm chuyển động của thai nhi,
  • cơ yếu hoặc đau ngực.

 1

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng trong khi mang thai đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ và em bé. Mang thai đòi hỏi chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn so với người bình thường, do tăng nhu cầu về năng lượng và các yêu cầu vi chất dinh dưỡng cụ thể.

Một số vitamin như Vitamin B9, còn được gọi là axit folic, có thể giúp giảm nguy cơ dị tật nhất định, trong khi các chất dinh dưỡng khác như DHA omega-3 cần thiết cho sự phát triển não và võng mạc, không được cơ thể thai nhi tự sản xuất mà phải hấp thụ qua nhau thai trong khi mang thai, hoặc trong sữa mẹ sau khi sinh.

Ngoài ra còn có rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, không thể bỏ qua. Nhu cầu về các chất dinh dưỡng này sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi người phụ nữ khi mang thai. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp nhất về chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình.

Xem thêm:

Theo Procarevn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *