Tính cách có liên quan gì đến di truyền không?

Tính cách có chịu tác động bởi gen di truyền, ước tính con số này lên tới 20 – 60%. Ngoài ra, các yếu tố khác như môi trường sống cũng có thể tác động lên tính cách theo hướng ảnh hưởng đến hoạt động của gen.

Tính cách bao gồm các đặc điểm về hành vi như hòa đồng (bộc trực hoặc nhút nhát), tình cảm (dễ tính hoặc nhanh nhạy), mức độ hoạt động (năng lượng cao hoặc thấp), mức độ chú ý (tập trung hoặc dễ bị phân tâm) và tính kiên trì (quyết tâm hoặc dễ nản lòng). Đây là những ví dụ điển hình cho một loạt các đặc điểm chung, mỗi đặc điểm có lợi trong những tình huống nhất định. Tính cách có xu hướng ổn định, đặc biệt là trong suốt tuổi trưởng thành.

Tính cách có di truyền, các nhà khoa học ước tính có 20 – 60% tính cách được xác định bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên, tính cách không có một kiểu di truyền rõ ràng và không có gen cụ thể quy định các đặc điểm tính cách cụ thể. Thay vào đó, có nhiều (có lẽ hàng nghìn) biến thể gen kết hợp mới đủ để tạo ra các đặc điểm tính cách.

Các nghiên cứu về cặp song sinh cùng trứng và anh chị em không sinh đôi của họ cho thấy di truyền đóng một vai trò lớn. Các cặp song sinh cùng trứng thường có tính cách rất giống nhau so với các anh chị em khác. Ngay cả những cặp song sinh cùng trứng được nuôi dạy trong các gia đình riêng biệt cũng có các đặc điểm tính cách tương tự nhau.

Một số gen di truyền tính cách đã được xác định, trong đó có nhiều gen liên quan đến việc liên kết giữa các tế bào não. Một số biến thể gen nhất định cũng góp phần vào các đặc điểm cụ thể liên quan đến tính cách. Ví dụ, các biến thể trong gen DRD2 và DRD4 có liên quan đến mong muốn tìm kiếm trải nghiệm mới, các biến thể gen KATNAL2 có liên quan đến tính tự giác và cẩn thận. Biến thể ảnh hưởng đến gen PCDH15 và WSCD2 có liên quan đến tính xã hội, trong khi một số biến thể gen MAOA có thể được liên kết với hướng nội, đặc biệt là trong môi trường nhất định. Các biến thể trong một số gen, chẳng hạn như SLC6A4, AGBL2, BAIAP2 , CELF4, L3MBTL2, LINGO2, XKR6, ZC3H7B, OLFM4, MEF2C và TMEM161B góp phần gây ra lo âu hoặc trầm cảm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *