Suy niệm về
ÐỜI SỐNG MỚI TRONG CHÚA KITÔ
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA
ÐỐI VỚI TA
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Loạt bài suy niệm sau đây lấy ý trong:
R. Cantalamessa, La
vie dans la seigneurie du Christ,
Les éditions du Cerf, 1990.
Tác giả dựa vào thư Rôma, đề nghị một cuộc hành trình tái
phúc âm hoá và canh tân đời sống đức tin, dành cho mọi kitô hữu. Làm sao cho
mỗi người, nhờ những ân sủng đã lãnh nhận trong bí tích Rửa Tội, được thư Rôma
khơi lại, cuối cùng trở thành một tạo vật mới, không còn sống cho mình, nhưng
là sống cho Chúa.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
***
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
“Ðược Thiên Chúa yêu thương” (Rm 1,7)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Khi phải vắn tắt loan báo một
tin gì, nhất là tin khẩn cấp, bao giờ người ta cũng đi thẳng vào điều chính,
điều cốt yếu, không dài dòng văn tự, không đi từ đầu đến cuối. Cái đó để sau.
Lý do, hoàn cảnh này khác của sự việc cũng để sau. Ðiều cốt yếu mới là điều dân
chúng mong đợi hay cần biết ngay. Chẳng hạn, đang chờ kết quả của một trận bóng
đá của đội nhà, chỉ cần đưa tin: thắng rồi. Sau đó mới dần dà hỏi thêm: tỉ số
bao nhiêu, bên nào chơi đẹp, cầu thủ nào ghi bàn, có nghi bán độ không . . .
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Khi loan báo Tin Mừng của Chúa,
Phaolô cũng đã làm theo cách này ngay đầu thư Rôma. Coi mình như là sứ giả đưa
một tin chiến thắng vĩ đại nhất, Phaolô chỉ vội vàng nói lên mấy chữ:
“Kính gửi tất cả anh em ở Rôma, những người được Thiên Chúa yêu thương.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và
bình an” (Rm 1,7).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thoạt nghe, chúng ta tưởng là
một lời chào bình thường, như vẫn có ở đầu mỗi lá thư. Nhưng nếu để ý, ta thấy
những lời trên chứa đựng một tin vui mới. Tin vui mới đó là thế này: Các tín
hữu Rôma là những người được Thiên Chúa yêu thương, đã có sự bình an vĩnh viễn,
đang được sống trong ân sủng. TÌNH YÊU, BÌNH AN, ÂN SỦNG, những từ chứa đựng
tất cả sứ điệp Tin Mừng. Không những chúng truyền đạt các chân lý, mà còn tạo
ra một tình trạng tâm hồn: một tâm hồn bình an vì được Thiên Chúa yêu thương và
đang sống trong ân sủng.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðây cũng là Tin Vui rất quan
trọng cho chúng ta hôm nay. Thiên Chúa cũng yêu thương ta, ban cho ta ân sủng
và bình an như là hoa quả của tình Ngài yêu ta. Thế nhưng, nếu thành thật nhìn
lại đời sống của mình, chúng ta phải nhận ra rằng thời gian và những thói hư
nết xấu đã làm cho chúng ta ra chai lỳ. Phần nào giống như lời Isaia đã nói:
“Ngươi vốn là kẻ cứng đầu, cổ ngươi là thanh sắt, trán ngươi làm bằng
đồng” (Is 48,14). Cứng đầu cứng cổ, ương ngạnh chai lỳ như thế đâu có
được! Phải uốn nó. Uốn thế nào? Sắt và đồng không thể để nguyên vậy mà uốn.
Phải đưa vào lò, nung cho nó mềm ra. Lò chúng ta dùng ở đây, để uốn cổ cứng của
ta, là lò lửa tình yêu của Thiên Chúa. Rồi phải dùng búa mà đập, mà rèn. Búa ở
đây chính là lời Chúa. Ta sẽ chịu đựng được hết khi thấy mình thực sự được Thiên
Chúa yêu thương.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Chúng ta tiếp thu sứ điệp tình
yêu của Thiên Chúa, một sứ điệp rất quan trọng, qua mấy ý tưởng rải rác trong
thư Rôma:
– Chúng ta là “những người
được Thiên Chúa yêu thương” (Rm 1,7)
– “Thiên Chúa đã đổ tình
yêu của Người vào lòng chúng ta” (Rm 5,5)
– “Không có gì tách được
chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8,39)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ba câu trên có liên hệ mật thiết
với nhau, tạo nên một diễn từ xuyên suốt lá thư, như một sứ điệp riêng trong
một sứ điệp.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
1. Chúng ta là
“những người được Thiên Chúa yêu thương”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
* Kiểu nói “tình yêu Thiên
Chúa” có hai nghĩa rất khác nhau. Hoặc Thiên Chúa là đối tượng của tình
yêu (yêu Chúa). Hoặc Ngài là chủ thể của tình yêu (Chúa yêu). Con người chúng
ta thường hướng tới chỗ tích cực hơn tiêu cực, năng động hơn thụ động. Vì vậy,
luôn ưu tiên nhấn mạnh nghĩa thứ nhất, tức bổn phận phải yêu Chúa, để nói lên
hành vi tích cực của mình đối với Chúa. Giảng thuyết kitô giáo cũng rập theo
chiều hướng này. Có những thời kỳ hầu như chỉ nói về việc yêu Chúa, với những
mức độ của tình yêu này.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tuy nhiên, mạc khải lại dành ưu
tiên cho nghĩa thứ hai, tức tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, chứ
không phải tình yêu của con người đối với Thiên Chúa. Thư thứ nhất của Gioan
viết: “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa,
nhưng là chính Người đã yêu thương chúng ta” (1Ga 4,10). Thế nên ta phải
lập lại thứ tự được lời Chúa mạc khải, tức phải nhấn mạnh “ân huệ”
trước “lệnh truyền”, nhấn mạnh tình yêu của Thiên Chúa đối với ta, trước
khi nói đến bổn phận của ta phải yêu mến Chúa. Thiên Chúa yêu thương ta: đó mới
là điều chính, đó mới là điều mà mọi sự khác phải tuỳ thuộc, kể cả khả năng của
ta yêu mến Chúa, như cũng Gioan còn viết: “Chúng ta hãy yêu mến, vì Thiên
Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4,19).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
* Ðể hiểu Chúa yêu ta như thế
nào, phải nại tới mạc khải. Quả thực, ngoài một mình Thiên Chúa ra, ai có thể
bảo đảm với ta là Ngài yêu ta. Theo Augustinô, tất cả Kinh Thánh chỉ là bản
“tường thuật tình yêu của Thiên Chúa”. Kinh Thánh tràn ngập tình yêu
của Thiên Chúa. Chính tình yêu này giải thích mọi sự khác, cắt nghĩa vì sao có
tạo dựng, có nhập thể, có cứu chuộc . Nếu thay vì là chữ viết, cả cuốn Kinh
Thánh trở thành tiếng nói, và nếu có thể thu gọn vào một vài tiếng mà thôi, thì
những tiếng ấy sẽ là: Thiên Chúa yêu ta. Ðức Giêsu cũng đã diễn tả vắn gọn như
thế khi Ngài nói: “Chúa Cha yêu thương anh em” (Ga 16,27). Mọi sự
Thiên Chúa nói và làm trong Kinh Thánh đều bày tỏ tình yêu của Ngài, vì Ngài là
Tình Yêu. Cho nên, “biết Thiên Chúa hiện hữu chưa phải là điều quan trọng,
biết Ngài là Tình Yêu mới quan trọng” (S.Kierkegaard).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nại tới mạc khải tức là phải đọc
Kinh Thánh. Ðể hiểu tất cả sự phong phú và sâu sắc của lời Chúa, phải đọc cả
Tân Ước lẫn Cựu Ước, hoặc thực tế hơn, đọc Tân Ước dựa vào ánh sáng của Cựu
Ước. Nhờ hiểu được ảnh hưởng hỗ tương giữa Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta mới
hiểu hơn ý nghĩa của kiểu nói “được Thiên Chúa yêu thương”. Trước
đây, Israel là dân được Thiên Chúa yêu thương. Nay, Phaolô nói: tín hữu Rôma,
hoặc các kitô hữu nói chung, cũng là những người được Thiên Chúa yêu thương,
tức là Phaolô muốn gán cho Giáo Hội mọi đặc quyền đặc lợi của tình yêu Thiên
Chúa, mà Israel đã được hưởng trong Cựu Ước. Hoặc nói đúng hơn, Thiên Chúa cho
chúng ta được dự phần vào đặc ân này.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trong Cựu Ước, mạc khải về tình
yêu của Thiên Chúa thường được thể hiện qua các ngôn sứ, là những người được
tuyển chọn và chuẩn bị ngay từ trong lòng mẹ, để có thể đảm đương nhiệm vụ cao
cả này. Qua các ngôn sứ, Thiên Chúa nói cho chúng ta về tình yêu của Ngài. Một
điểm đáng lưu ý: trong mạc khải qua các ngôn sứ, Thiên Chúa không luôn luôn nói
trực tiếp ở ngôi thứ nhất. Thường ra là chính ngôn sứ xét đoán, truyền lệnh, đe
doạ, cho dù ông làm thế nhân danh Thiên Chúa. Nhưng nếu là về tình yêu của
Thiên Chúa, thì thường là chính tiếng Thiên Chúa nói: Ta yêu thương ngươi. Ta
sẽ đính ước với ngươi . Dường như về tình yêu này, các ngôn sứ phải thinh lặng,
để một tiếng nói khác uy lực hơn thay thế tiếng nói của các ông, và chính các
ông cũng lắng tai nghe. Vậy ngôn sứ là người đầu tiên đón nhận mạc khải về tình
yêu của Thiên Chúa.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
* Qua mạc khải của Cựu Ước, đặc
biệt qua các ngôn sứ, ta có thể thấy tình yêu của Thiên Chúa đối với ta có
những đặc tính này:
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
–Tình yêu của người cha, người mẹ.
“Khi Israel còn là đứa trẻ, Ta đã yêu nó. Ta đã tập đi cho Ephraim,
đã đỡ cánh tay nó. Ta lấy dây nhân nghĩa, lấy mối ân tình mà lôi kéo nó. Ta xử
với nó như người nựng trẻ thơ, nâng lên áp vào má. Ta cúi xuống gần nó mà đút
cho nó ăn” (Hs 11,1-4).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều
đã từng thấy cảnh cha mẹ nựng con, chăm sóc cho con nhỏ qua một vài hình ảnh
được nêu ra trên đây: bồng bế trên tay, nhấc lên hôn hít, mớm đút cho con ăn.
Áp dụng những hình ảnh đầy biểu tượng trên đây cho Thiên Chúa có thể gợi cho ta
thấy tình yêu của Thiên Chúa như của một hiền phụ, hiền mẫu.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Khi Israel vong ân bội nghĩa, tỏ
ra bất trung thì, giá là con người, chắc phải nổi tam bành lên. Thiên Chúa thì
không. Nhưng “Trái tim ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi (cha Thuấn dịch:
Lòng Ta đảo lộn trong Ta, và mối chạnh thương sôi réo cả lên!). Ta là Thiên
Chúa, chứ không phải người phàm” (Hs 11,8-9). Chúng ta có bất trung thì
Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể chối chình mình. Giêrêmia cũng diễn tả
bằng một kiểu cách tương tự (Gr 31,20).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tình yêu của cha thì đầy khích
lệ và ân cần săn sóc (nói chung là thế), và cũng thường sửa dạy con để nó khỏi
hư thân mất nết. Thiên Chúa cũng sửa dạy người Ngài yêu. Nhưng không chỉ có
vậy. Ngài còn là Ðấng bảo đảm, bảo vệ ta. Trong cả Kinh Thánh, Ngài luôn xuất
hiện như “đá tảng”, như “đồn luỹ” (Tv 18,2-3). Ðó là một
tình yêu có mầu sắc nam tính, như từ hesed
diễn tả, cho thấy một Thiên Chúa dũng mạnh và trung thành, một Thiên Chúa làm
cho ta cảm thấy được an ninh, bảo đảm.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Còn tình yêu của mẹ thì đón nhận
và dịu dàng. Một tình yêu từ ruột từ gan, từ lòng dạ đã nặn đúc nên hình hài
của đứa con. Ðó chính là ý nghĩa của từ rachamim
trong tiếng hipri. Yêu con, vì đó là con mình, do lòng dạ mình sinh ra. Dù con
có phạm tội tày đình nào đi nữa, nếu biết hối lỗi trở về, thì phản ứng đầu tiên
của người mẹ là mở rộng vòng tay ôm lấy nó, Dầu sao nó vẫn là con mình. Chính
người mẹ sẽ đứng ra xin với chồng nhận lại đứa con.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nơi con người chúng ta, hai mẫu
tình yêu đó thường được phân chia tương đối rõ và bổ sung cho nhau. Ðứa con nhỏ
nào còn cả cha lẫn mẹ quả là có phúc. Chỉ tội cho người cha hay người mẹ nào
phải một mình thể hiện cả hai mẫu tình yêu đó. Nơi Thiên Chúa, chúng kết hợp
với nhau. Do vậy ta hiểu vì sao tình yêu của Thiên Chúa có khi được diễn tả qua
hình ảnh tình yêu của người mẹ. Dụ ngôn tình phụ tử trong Luca (15,11tt) cho
thấy, nơi khuôn mặt của người cha già, những nét của một Thiên Chúa vừa là cha
vừa là mẹ. Nói đúng ra, người cha trong dụ ngôn này có tâm tình và thái độ của
người mẹ hơn của người cha.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
-Tình yêu vợ chồng. Ðây là
tình yêu mà những ngọn lửa của nó, lửa hoả hào, “mãnh liệt như tử
thần” (Dc 8,6). Thiên Chúa yêu ta như người chồng yêu vợ mình. Tình yêu vợ
chồng có lúc thăng lúc trầm: say mê tươi mát thuở đầu, niềm vui ngày cưới,
nhưng lại có lúc tưởng như đoạn tình dứt nghĩa. Kinh Thánh cũng diễn tả tình
yêu của Thiên Chúa bằng những hình ảnh trên đây (x.Gr 2,2; Is 62,5; Hs 2,4tt),
nhưng cuối cùng vẫn là phục hồi, đầy hy vọng về tình yêu ngày trước: “Ta
đã một thời ngoảnh mặt chẳng nhìn ngươi, nhưng vì tình nghĩa ngàn đời, Ta lại
chạnh lòng thương xót” (Is 54,8).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Một nét đặc trưng của tình yêu
vợ chồng là sự ghen tuông. Quả thực, Kinh Thánh thường quả quyết Thiên Chúa là
một Ðấng cả ghen (Xh 20,5.). Nơi con người, ghen là một dấu chỉ yếu đuối. Người
ghen sợ cho chính mình, sợ một người khác hấp dẫn hơn chiếm đoạt trái tim của
người mình yêu. Thiên Chúa thì không sợ cho mình, nhưng sợ cho chúng ta. Không
sợ cho sự yếu đuối của mình, nhưng sợ cho sự yếu đuối của ta, sợ ta chạy theo
ngẫu tượng. Theo Kinh Thánh, thờ ngẫu tượng dưới bất cứ hình thức nào đều là
đối thủ đáng gờm cạnh tranh với Thiên Chúa. Sự cả ghen nơi Thiên Chúa không
phải là một dấu chỉ bất toàn, nhưng chỉ nói lên tình yêu và lòng nhiệt thành
của Ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
-Tình yêu khiêm tốn và nhưng
không (gratuit). Ngoài những đặc tính trên đây, tình yêu của
Thiên Chúa còn có đặc tính khiêm tốn và nhưng không. Khi mạc khải tình yêu thì
đồng thời Thiên Chúa cũng mạc khải sự khiêm tốn của Ngài. Theo nghĩa này: Thiên
Chúa là Ðấng đi tìm con người, tha thứ cho họ, sẵn sàng bắt đầu lại mọi sự. Yêu
luôn luôn là một hành vi khiêm tốn. Người bắt đầu yêu là một người đi ăn xin.
Dường như người đó muốn nói với người mình yêu rằng: Hãy cho anh (em) con người
của em (anh), vì con người của anh (em) không đủ.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Nhưng sao Thiên Chúa lại đi yêu,
lại phải khiêm tốn như vậy? Phải chăng Ngài thấy mình không đủ, còn cần một sự
gì khác, một con người khác? Không phải. Ngược lại, tình yêu của Ngài hoàn toàn
có tính cách nhưng không. Ngài yêu ta, không phải để làm cho mình được đầy đủ,
nhưng làm cho ta được đầy đủ. Ngài yêu ta vì Ngài là Sự Thiện, và Sự Thiện thì
muốn được toả rộng. Ðặc tính này của tình yêu nơi Thiên Chúa là độc nhất, không
bắt chước được. Irênê có viết một trang về tình yêu nhưng không của Thiên Chúa,
mà Giáo Hội hôm nay vẫn không ngừng suy niệm: “Thiên Chúa không tìm kiếm
tình bạn của Abraham vì cần nó, nhưng vì nhân từ muốn ban cho Abraham sự sống
đời đời. Cũng thế, Thiên Chúa đã tạo nên Ađam không phải vì cần con người,
nhưng là để có một người mà Ngài tuôn đổ hồng ân trên người đó.”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trước mầu nhiệm khôn dò khôn ví
của tình yêu này, ta hiểu vì sao tác giả Thánh Vịnh phải ngạc nhiên tự hỏi:
“Phàm nhân là gì để Người nhớ đến, con người là gì để Người phải bận
tâm?” (Tv 8,5).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Như vậy, việc suy niệm tình yêu
của Thiên Chúa qua Kinh Thánh trở thành trường học tốt nhất dạy ta yêu thương.
Nếu tình yêu của con người là biểu tượng cho tình yêu của Thiên Chúa, thì tình
yêu của Thiên Chúa lại là kiểu mẫu cho tình yêu của con người. Biết và nhìn đến
tình yêu của Thiên Chúa là chính Tình Yêu, một tình yêu mãnh liệt, thắm thiết,
bền bỉ, nhưng không, chúng ta sẽ nhận ra tình yêu của ta phải như thế nào, đối
với Chúa và đối với nhau.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
2. “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người
vào lòng chúng ta”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
* Chúng ta không chỉ là những
người được Thiên Chúa yêu thương, nhưng hơn thế nữa, tình yêu của Thiên Chúa
còn đổ tràn vào lòng ta. Ðây là một thực tại mới mẻ và hiện tại, chứ chúng ta
không chỉ thuần tuý là những người thừa hưởng tình yêu của Thiên Chúa nơi
Israel. Khởi điểm của thực tại mới này là chính Ðức Giêsu Kitô: “Ngài đã
mang đến tất cả sự mới mẻ khi mang đến chính con người của Ngài” (Irênê).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Qua Ðức Giêsu, tình yêu của
Thiên Chúa đến ở giữa ta. Và từ đây, tình yêu ấy ở trong lòng ta. Trước, giữa
tình yêu của Thiên Chúa và ta có hai bức tường ngăn cách, không cho phép ta
hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa: bức tường bản tính (Thiên Chúa là Thần Trí
và ta là xác thịt) và bức tường tội lỗi (nơi ta). Nay, qua việc Nhập thể, Ðức
Giêsu đã phá bỏ bức tường bản tính; qua cái chết Thập giá, Ngài đã phá bỏ bức
tường tội lỗi. Do đó, không còn gì ngăn cản Thần Khí và tình yêu của Thiên Chúa
đổ vào lòng ta. Nói như Augustinô, Thiên Chúa trở thành “sự sống của linh
hồn tôi, sự sống của sự sống tôi, thân mật với tôi hơn chính tôi”.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Trước tình yêu của Thiên Chúa ùa
vào lòng ta, ta thấy một tình cảm mới mẻ và lạ lùng phát sinh nơi ta. Ðó là
tình cảm chiếm hữu. Ta chiếm hữu tình yêu của Thiên Chúa. Nói đúng hơn, ta được
tình yêu của Ngài chiếm hữu.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Các ngôn sứ đã từng loan báo
hành vi chiếm hữu này của Thiên Chúa, chẳng hạn Êzêkiel: “Các ngươi sẽ là
dân của Ta, còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa các ngươi” (Êd 36,28). Giờ đây,
tất cả đã được thực hiện. Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa chúng ta theo một
cách thức hoàn toàn mới mẻ. Nhờ ân sủng, chúng ta chiếm hữu Thiên Chúa.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðây là sự phong phú tột đỉnh của
tạo vật, là tước hiệu vinh quang lớn lao nhất của tạo vật. Dám nói rằng chính
Thiên Chúa cũng không được như vậy. Vì sao? Là vì, Thiên Chúa “là”
Thiên Chúa, nhưng Ngài không “có” một Thiên Chúa khác để tự hào, để
thán phục, để tán dương. Trái lại, con người “có” Thiên Chúa. Ở đây,
sự khác biệt giữa Thiên Chúa và ta chính là ở chỗ “là” và
“có”. Nói đúng ra, Thiên Chúa cũng có một Thiên Chúa để vui mừng, tự
hào, vì Thiên Chúa cũng có Ba Ngôi: Chúa Cha có Chúa Con là Con mình, Chúa Con
có Chúa Cha là Cha mình. Nhưng “có” nơi Thiên Chúa theo một nghĩa
hoàn toàn khác với “có” ở nơi chúng ta (Chồng có vợ: hai người, Cha
có Con: chỉ một Thiên Chúa).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
* Nhưng tình yêu mà Thiên Chúa
đổ vào lòng ta, ngày ta chịu phép Rửa Tội, là tình yêu nào? Ðây là chính tình
yêu nơi Thiên Chúa, là ngọn lửa cháy trong lòng Ba Ngôi, giờ đây đến với ta, cư
ngụ trong ta, để cho ta tham dự vào sự sống của Thiên Chúa. “Cha của Thầy
yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga
14,23). Chúng ta trở thành những người “được thông phần bản tính Thiên
Chúa” (2Pr 1,4), nghĩa là thông phần tình yêu của Thiên Chúa, vì Thiên
Chúa là Tình Yêu. Một cách mầu nhiệm, chúng ta được đưa vào trong tình yêu của Ba
Ngôi, đi vào hoạt động không ngừng tự hiến và đón nhận nhau giữa Chúa Cha và
Chúa Con.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Lời của Phaolô (Thiên Chúa đã đổ
tình yêu.) chỉ thực sự hiểu được một cách sâu sắc dựa vào lời Ðức Giêsu:
“để tình Cha đã yêu thương Con ở trong chúng” (Ga 17,26). Vậy tình
yêu được đổ vào lòng ta chính là tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con tự muôn
đời. Không phải tình yêu nào khác đâu, nhưng là tình yêu của Ba Ngôi đổ xuống
trên ta. Ðây là điều chính yếu đem lại hạnh phúc cho ta, ngay từ bây giờ cũng
như sau này. Là vì, ngay từ bây giờ, nhờ đức tin, chúng ta chiếm hữu tình yêu
của Thiên Chúa như của đầu mùa. Còn sau này, chúng ta chiếm hữu cách viên mãn
trong đời sống vĩnh cửu.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thử lấy một việc nơi con người
làm ví dụ. Cái gì mang lại niềm vui, hạnh phúc và bảo đảm nhất cho một người
con trong gia đình, nếu không phải là tình yêu hỗ tương giữa cha và mẹ nó? Tình
yêu này con quan trọng đối với nó hơn là tình yêu của cha hay mẹ dành cho nó,
nếu như nó đã biết suy nghĩ. Cha và mẹ, từng người một, có thể yêu con mình như
họ muốn. Nhưng nếu họ không yêu nhau, đứa con cũng cảm thấy bất hạnh và không
được bảo đảm. Ðứa con không muốn được yêu bằng tình yêu của riêng cha hay của
riêng mẹ, nhưng muốn được nhận vào tình yêu kết hợp cha và mẹ nó, vì biết rằng
chính tình yêu này đã là nguồn gốc sinh ra nó, biết rằng nó là kết quả của tình
yêu giữa cha và mẹ nó.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Từ điểm này, chúng ta thấy được
một mạc khải vĩ đại: các Ngôi trong Ba Ngôi yêu nhau bằng một tình yêu vô biên,
và các ngài cho ta chia sẻ tình yêu của các Ngài. Các Ngài nhận ta vào bàn tiệc
sự sống. Vinh dự và hoan lạc của ta, chính là ở đó.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
* Thiên Chúa yêu thương ta: ngày
xưa các ngôn sứ đã loan báo và nhắc nhở điều ấy, còn ngày nay là các thánh. Các
thánh, đặc biệt các nhà thần bí, có sứ mệnh chính yếu là nói cho ta về tình yêu
của Thiên Chúa, làm cho ta thấy ít nhiều tình yêu này mà, tự ta, ta không nhận
ra. Ðáng tiếc là dân Chúa ít quan tâm tới các ngài. Người ta thường thích các
thánh làm phép lạ, chạy đến với các vị này hơn là đến với các nhà thần bí,
những ngôn sứ của thời đại mới, những chứng nhân ưu tuyển về tình yêu của Thiên
Chúa.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Có lẽ không một ai hơn thánh nữ
Catarina Siêna giúp ta xác tín rằng chúng ta được tạo dựng bởi tình yêu. Thánh
nữ cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Cha hằng hữu, làm sao Cha lại đã dựng nên
tạo vật của Cha? . Thực con thấy, cũng như Cha chỉ cho con thấy, là Cha đã làm
điều ấy không vì lý do nào khác hơn là . cha thấy Cha bị ngọn lửa tình yêu thúc
bách ban hữu thể cho chúng con, mặc cho những tội lỗi mà chúng con xúc phạm đến
Cha.”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Dựa vào những lời trên, có thể
nói, tôi chẳng cần nhìn ở bên ngoài để tìm ra bằng chứng Thiên Chúa yêu tôi.
Chính tôi là bằng chứng. Chính hữu thể của tôi, sự hiện hữu của tôi là bằng
chứng Thiên Chúa yêu tôi. Hữu thể của tôi, tự nó, là một ân huệ của Thiên Chúa.
Lấy đức tin mà nhìn vào chính mình, chúng ta có thể nói (nhại theo câu của
Descartes: Cogito, ergo sum) : Tôi hiện hữu, vậy tôi được yêu. Ðược ai yêu?
Thiên Chúa.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Dĩ nhiên, không phải ai cũng coi
việc tạo dựng như một ân huệ của tình yêu đâu. Và chính chúng ta, những tín hữu
của Chúa, có thể không thấy rõ điều đó, dù Thiên Chúa vẫn muốn cho từng người
khám phá ra chân lý.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
May thay, chúng ta còn có các
thánh, các nhà thần bí, được Chúa trao cho sứ mệnh, trong từng thời kỳ, nhắc
nhở cho người khác tình yêu của Thiên Chúa. Các nhà thần bí giống như những
người thám báo nói trong sách Giosuê. Ðây là những người đầu tiên được cử đi
lén lút vào Ðất Hứa, và khi về thì kể lại những gì tai nghe mắt thấy về một
miền đất chảy sữa và mật, để kích thích dân Chúa vượt qua sông Giođanô (Gs
2,1tt).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Các nhà thần bí đã cảm nghiệm
tình yêu của Thiên Chúa như sữa và mật, và nói cho chúng ta. Nhiệm vụ của các
ngài gần giống với nhiệm vụ của các ngôn sứ trong Cựu Ước. Chắc hẳn các ngôn sứ
nhắc lại tình yêu của Thiên Chúa đối với dân trong quá khứ, nhưng không chỉ
dừng lại ở quá khứ, mà đồng thời còn loan báo một sự hoàn tất tương lai, mời
gọi người ta hướng tới tương lai, tới thời kỳ viên mãn. Giữa lòng dân Chúa hôm
nay, các nhà thần bí cũng làm như vậy. Các ngài đưa ta tới tương lai, tới sự
hoàn tất tình yêu của Thiên Chúa, hé mở cho ta điều sẽ xẩy ta, nhưng vẫn không
quên nói cho ta điều đã xẩy ra, tức là tình yêu của Thiên Chúa đã và đang đổ
vào lòng ta. Phải thật sự nhớ ơn các ngài.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
3. “Không có gì tách được chúng ta
ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa”
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
* Bằng lời trên đây, chúng ta đi
từ chỗ suy niệm thuần tuý về tình yêu của Thiên Chúa đến cuộc sống thực tế của
ta trước tình yêu này, đặc biệt khi chúng ta gặp đau khổ. Theo văn mạch, Phaolô
đang nói về những gian truân, bỉ cực, bắt bớ, đói khát, hiểm nguy. Và ngài quả
quyết mạnh mẽ: “Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Ðấng
đã yêu mến chúng ta. Ðúng thế. Tôi tin chắc rằng cho dầu là sự chết hay sự
sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức
mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loại thụ tạo nào khác, không
có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Ðức Kitô
Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,37-39).
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ở đây, Phaolô chỉ cho ta một
phương pháp để soi sáng cuộc sống cụ thể của ta, dựa vào tình yêu của Thiên
Chúa mà chúng ta đã suy niệm. Những nguy hiểm rình chờ chúng ta, chính là những
gì mà bản thân ngài đã có kinh nghiệm trong cuộc đời. Ngài lần lượt nhớ lại
chúng, và thấy rằng không gì mạnh đủ để có thể sánh với ý nghĩ về tình yêu của
Thiên Chúa. Nghĩ tới tình yêu của Thiên Chúa, thì điều tưởng là không vượt qua
nổi, sẽ chẳng là gì hết.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Phaolô mặc nhiên mời gọi ta làm
như thế. Cứ nhìn vào đời sống của mình đi: những gì là sợ hãi, buồn phiền, lo
lắng, mặc cảm, khuyết điểm còn đang giấu kín, hãy lôi chúng ra ánh sáng, đưa ra
trước thanh thiên bạch nhật, tra xét chúng, xác tín rằng, dù thế nào thì Thiên
Chúa vẫn yêu thương tôi. Tôi có bất tài, Chúa vẫn yêu tôi. Tôi có xấu xí như
Thị Nở (nhân vật trong Chí Phèo của Nam Cao), Chúa vẫn thương tôi. Phaolô giục
tôi tự hỏi: Ðiều gì hòng thắng tôi đây? Ðiều gì hòng tách tôi ra khỏi tình yêu
của Thiên Chúa đây?
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tiếp theo, sau khi nhìn vào đời
sống cá nhân, Phaolô nhìn ra thế giới chung quanh. Có những nguy cơ đang đe doạ
mọi người: cám dỗ của thế gian, quyền lực của Satan, của sự chết, làm cho con
người phải khiếp đảm, kinh hoàng.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Chúng ta cũng được mời gọi nhìn
ra chung quanh, nhìn ra thế giới: thiếu gì những cám dỗ và những tội lỗi xấu
xa, so với ngày xưa còn đáng sợ hơn nhiều, len lỏi khắp nơi, ngay cả những nơi
kín cổng cao tường. Rồi con người cảm thấy ngày càng nhỏ bé đơn độc trong một
thế giới quá lớn và chất chứa nhiều nguy hiểm, như những khám phá và phát minh
của khoa học cho thấy.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Tuy vậy, tất cả những nguy cơ
này, nơi mình hay nơi thế giới, vẫn không thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu
của Thiên Chúa. Bởi ta biết rằng Thiên Chúa yêu ta. Ngài “là nơi ta ẩn
náu, là sức mạnh của ta” (Tv 46,2). Nhãn giới của ta phải khác xa nhãn
giới của những người không biết đến tình yêu của Thiên Chúa.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
* Khi nói về tình yêu của Thiên
Chúa và của Ðức Giêsu Kitô, dường như Pholô luôn xúc động. Chúng ta cũng phải
cảm thấy xúc động khi nghe lại mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa. Xúc động
chân thành, phát xuất tự tâm hồn, đó là cách đáp ứng hùng hồn nhất, xứng đáng
nhất trước mạc khải về một tình yêu lớn lao, một nỗi buồn lớn lao. Không một
lời nói nào, một cử chỉ nào có thể thay thế nó, vì nó là ân huệ đẹp đẽ nhất, và
cho thấy ý muốn mở rộng tâm hồn cho người khác nhất.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðối với chúng ta hôm nay là
những người đang muốn đón nhận lời Chúa một cách mới mẻ trong cuộc sống, thì
xúc động giống như những nhát cuốc đầu tiên chuẩn bị cho việc gieo giống. Nó mở
tâm hồn ta ra, để hạt giống không rơi vào chỗ khô cằn.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Thế nên chúng ta hãy xin Thánh
Thần làm cho chúng ta biết xúc động, một sự xúc động sâu xa chứ không phải
ngoài mặt, đặc biệt xúc động trứơc những lời mạc khải về tình yêu của Thiên
Chúa.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
*
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Ðể kết thúc, mỗi người chúng ta
hãy tìm đọc Thánh Vịnh 135/136. Ðây là một thứ Kinh Cầu dài, ca ngợi những việc
Thiên Chúa làm cho dân Người, cuối mỗi câu đều có lời đáp: “Muôn ngàn đời
Chúa vẫn trọn tình thương”. Chúng ta có thể nối dài Thánh Vịnh này bằng
những lời ca ngợi về các việc Thiên Chúa làm cho ta, chẳng hạn: đã ban cho ta
Con của Ngài, ban cho ta Thánh Thần, gọi ta là bạn hữu, đặt ta làm thừa tác
viên thánh trong Giáo Hội, kêu gọi ta sống đời tận hiến . Và ta cũng biết đáp:
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Lm Micae TRẦN ÐÌNH QUẢNG
(micquang@pmail.vnn.vn)
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
<![if !supportEmptyParas]> <![endif]>
Hướng
Về Ðức Kytô | Về
Trang Nhà