“Tín ngưỡng thờ Mẫu” là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam, người dân Đại Việt xưa đều thờ Thánh Mẫu. Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người. Tuy nhiên, đối với những ai đang tìm hiểu về văn hóa tâm linh của người Việt hay các bạn trẻ thì đây quả là một thuật ngữ khá mới mẻ. Do đó, hãy cùng tìm hiểu về Tam Toà Thánh Mẫu qua bài viết dưới đây.
Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu gồm 3 vị thánh mẫu
Tam Toà Thánh Mẫu thờ những ai?
Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở hầu hết các đền, điện, phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ. Như tên gọi: Tam Tòa Thánh Mẫu là 3 vị Thánh Mẫu khác nhau: Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ.
+ Mẫu Thượng Thiên còn được gọi là vị Mẫu Đệ Nhất cai quản miền trời, có quyền năng tạo ra mưa, gió, sấm chớp tức là cai quản Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.
Mẫu Thượng Thiên chính là bà chúa Liễu Hạnh đã 3 lần giáng trần. Vì là người có quyền năng thống lĩnh tự nhiên, giúp ích lớn cho nền nông nghiệp lúa nước, trồng trọt của nước ta.
Nên đền thờ mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên có ở khắp nơi nhưng lớn và linh thiêng nhất vẫn là nơi Mẫu giáng trần hoặc hiển linh, lưu dấu tích.
Mẫu Thượng Thiên thường tọa ở chính giữa tam tòa với màu đỏ đặc trưng và ngày hội chính là ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
+ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn có quyền năng cai quản miền rừng núi. Bà là vị Thánh Mẫu gắn bó với con người, cây cỏ và chim, thú. Nên nơi nào có rừng núi đều có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn.
Ngày 20/9 âm lịch hàng năm đều diễn ra lễ hội Đền Đệ Nhị với hình ảnh vị Mẫu ngồi bên tay trái và mặc áo màu xanh. Mẫu Thượng Ngàn còn có nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa…
+ Mẫu Thoải hay còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy, cai quản miền sông nước, gắn liền với đời sống sông nước của người dân từ xưa tới nay. Thánh Mẫu Thoải thường tọa bên tay phải của ban thờ Tam Tòa với hình ảnh Mẫu mặc áo trắng và ngày hội của Mẫu Thoải là ngày 10/6 âm lịch hàng năm.
Tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu nói riêng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt và được thờ cúng rất long trọng, trang nghiêm cũng như việc thờ tượng Phật, Thánh thần khác.
Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở hầu hết các đền, điện, phủ
Hệ thống tượng thờ tam toà thánh Mẫu
Hệ thống tượng thờ tam tòa thánh Mẫu hiện nay trong các điện thờ có 3 vị. Mẫu Thượng Thiên mặc áo màu đỏ tọa ở chính giữa, bên phải là Mẫu Thoải mặc áo màu trắng và bên trái là Mẫu Thượng Ngàn.
Vị mặc áo đỏ chính là mẫu Liễu Hạnh. Nên hiểu ngài là mẫu địa tiên thánh Mẫu, vì ngài ngồi trung tâm điện thờ với vai trò thần chủ, thứ hai ngài mặc áo đỏ chứ không phải áo vàng.
Nghe có vẻ vô lý vì thánh Mẫu địa phủ đại diện là màu vàng, nhưng nó lại hợp lý với chế độ phong kiến, xưa kia màu vàng chỉ dành cho vua, màu đỏ dành cho vương tộc quan lại và thờ thần, màu nâu, đen dành cho thứ dân. Mà thành Mẫu do vua phòng thần, ngự trong phủ thì màu đỏ là phù hợp. Khi đó từ một vị nhân thần hóa thân vào một vị thánh mẫu cai quản miền Địa phủ.
Ý nghĩa tín ngưỡng Thờ Mẫu – Giá trị văn hóa trường tồn
Người dân Đại Việt xưa đều thờ Tam toà Thánh Mẫu. Tục thờ Mẫu của người Việt ra đời trên cơ sở tục thờ nữ thần; các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện, đặc biệt có vị được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng (Phủ) như việc thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Tất cả tạo nên vẻ đẹp độc đáo được hội tụ, chắt lọc từ cuộc sống đương đại. Và trên hết, giá trị văn hóa Việt đã tạo nên sức sống trường tồn của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt, song cũng là một lĩnh vực rất nhạy cảm. Nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ dẫn đến bị lạm dụng để mê tín dị đoan. Mẫu là người mẹ, người phụ nữ trong cõi tâm linh của con người, Mẫu luôn sống động trong tâm trí người Việt.
Do đó, sự thờ phụng tôn vinh Mẫu thông qua hệ thống phủ, đền, miếu và cả các lễ hội là khá phổ biến. Song chúng ta cần có cái nhìn đúng, đầy dủ, chân thực về tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu có từ lâu đời
Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có từ lâu đời và có chuyển biến thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Hiện nay, tín ngưỡng này vẫn đang được thực hành phổ biến và đa dạng ở khắp các vùng miền trên cả nước cũng như trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là cái tâm hướng thiện, bởi mỗi người mẹ đều dạy con sống hướng thiện. Người đến thờ Mẫu tâm phải sáng. Trong cuộc sống thể hiện là người biết ăn ở, biết đối nhân xử thế, thành tâm thờ phụng ông bà, tổ tiên. Cao hơn là biết ơn những người có công với dân, với nước.
Người đến thờ Mẫu thường mang theo niềm tin Mẫu luôn che chở, mang đến cho con cháu sức khỏe, tài lộc và may mắn. Những người thờ Mẫu đều thể hiện tấm lòng thành kính từ khi dâng lễ vật, khi chắp tay vái lạy khẩn cầu. Ngay cả những người làm “dịch vụ” cũng thể hiện cái tâm bằng sự nghiêm túc và coi trọng chữ tín.
Hầu đồng – Nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng là nghi lễ chính mang tính nghệ thuật sân khấu. Những người lên đồng hóa thân thành các vị Thánh Mẫu, thể hiện sắc diện và động thái đặc trưng trong không gian văn hóa linh thiêng. Người đến tham dự trải nghiệm, cảm nhận được vẻ đẹp của các vị Thánh Mẫu, ngắm nhìn những bộ trang phục lộng lẫy, nghe hát Văn kể về sự tích công trạng của các vị Thánh Mẫu trong không gian nghi lễ với nhiều sắc màu rực rỡ.
Muốn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trước hết phải có phủ thờ Mẫu. Người đứng ra thực hiện việc lên đồng phải là người có “căn” – ấy là theo cách nói dân gian, hiểu nôm na một cách khoa học hơn thì đó là người có một trạng thái tâm lý không bình thường.
Sau đó cần phải có người hát văn và có người hầu dâng, tạm hiểu là những người “nâng khăn, sửa túi” sửa soạn mũ áo, xiêm y cho thanh đồng. Khi hương đã thắp lên, thanh đồng được phủ một tấm vải trên đầu sẽ làm các động tác và hất khăn ra phía sau. Điều bắt buộc là trước điện thờ phải có gương để thanh đồng nhìn bóng mình trong gương mới hầu được (hay còn gọi là hầu bóng).
Sự tương tác giữa người hầu đồng, cung văn và những người tới dự trong không gian buổi lễ khiến con người thăng hoa, quên đi phiền muộn trong cuộc sống hàng ngày. Họ rất vui mừng khi nhận được lộc Thánh Mẫu ban phát.
Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian. Đến nơi thờ Mẫu chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, thư thái, bởi không gian tâm linh, âm thanh và ca từ của hát Văn, sự linh thiêng trong cách bài trí bàn thờ, đồ dâng lên hầu Thánh, những bộ khăn áo, trang sức của người hầu đồng… Tất cả tạo nên vẻ đẹp độc đáo được hội tụ chắt lọc từ cuộc sống đương đại. Và trên hết, giá trị văn hóa Việt đã tạo nên sức sống trường tồn của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng Thờ Mẫu – Di Sản văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại
Năm 2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại. “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” được UNESCO công nhận với giá trị nổi bật như: Di sản được coi là một phương thức quan trọng đối với các cộng đồng để thể hiện ký ức lịch sử, bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết và đáp ứng nhu cầu tâm linh.
Việc ghi danh di sản này sẽ góp phần vào khả năng bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản ở các cấp độ khác nhau, do có những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tôn thờ các thánh mẫu (nữ thần) như là biểu tượng của lòng từ bi và ban ơn trong các phần còn lại của thế giới và sự kết hợp của đạo giáo, Phật giáo và nhiều tôn giáo khác đại diện cho di sản này.
Đây là di sản chung của nhiều nhóm dân tộc ở Việt Nam, do đó việc ghi danh sẽ khuyến khích đối thoại và tôn trọng sự đa dạng văn hóa ở cấp địa phương. Sự sáng tạo của con người sẽ phong phú hơn vì các yếu tố nghệ thuật của di sản bao gồm những bộ trang phục, điệu múa và âm nhạc chiếm một vị trí quan trọng trong lễ hội.
Tín ngưỡng thờ mẫu được công nhận là di sản phi vật thể đại điện của nhân loại
Tại Lễ đón Bằng công nhận danh hiệu của UNESCO tại Nam Định, ngày 2/4/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, được cộng đồng sáng tạo trao truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện quan điểm về ứng xử giữa con người với con người, con người và thiên nhiên, trong đó đề cao vai trò của người phụ nữ, người mẹ trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Các thực hành trong tín ngưỡng còn phản ánh sự tích hợp nhiều loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc, dung hòa sắc thái văn hóa của đồng bào các dân tộc, tạo nên một bức tranh đa màu sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”.
Thỉnh, mua tượng Tam Tòa Thánh Mẫu ở đâu uy tín
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật, tượng thờ Mẫu đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Dưới đây là một số công trình đúc tượng Tam Tòa Thánh Mẫu, tượng thờ Tam Phủ, tượng thờ Tứ Phủ được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Ngoài ra, Bảo Long nhận chế tác tượng Tam Tòa Thánh Mẫu theo yêu cầu. Liên hệ ngay Hotline:0968.966.268 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất nhé.