Bạn đang muốn tự tính tiền điện gia đình mình tiêu thụ trong một tháng nhưng chưa rõ các bậc hay giá tiền điện tính như thế nào? Ở bài viết này VinID sẽ bật mí cho bạn biểu giá cũng như công thức tính hóa đơn tiền điện đầy đủ và chính xác nhất.
THANH TOÁN HÓA ĐƠN NGAY!
1. Công thức tính số điện tiêu thụ của một thiết bị
Để tính số điện tiêu thụ của một thiết bị bạn cần xác định công suất hoạt động, thời gian sử dụng rồi thực hiện theo phép tính sau:
Lượng điện tiêu thụ của thiết bị = Công suất x Thời gian sử dụng
Ví dụ:
-
Một chiếc quạt cây đứng 50W, mỗi ngày bạn bật 8 tiếng thì lượng điện tiêu thụ = 50 x 8 = 400Wh = 0,4kWh = 0,4 số điện.
-
Một chiếc điều hòa 9000 BTU, công suất 850W, chạy 8 tiếng/ngày. Lượng điện tiêu thụ = 850 x 8 = 6800Wh = 6,8kWh = 6,8 số điện.
Sau khi tính được lượng điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị trong gia đình, bạn hoàn toàn có thể ước tính được tổng lượng điện đã sử dụng.
2. Cách tính tiền điện tính chính xác nhất
Với mức giá điện theo quyết định mới, người dân nên nắm rõ cách tính tiền điện tính như thế nào để tránh sai sót trong việc chi trả tiền điện hàng tháng.
2.1. Tự tính tiền điện
Theo khoản 4.1 phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 648/QĐ_BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được tính theo 6 bậc như sau:
-
Bậc 1 (0 đến 50kWh): 1.678 đồng/kWh
-
Bậc 2 (51 đến 100kWh): 1.734 đồng/kWh
-
Bậc 3 (101 đến 200 kWh): 2.014 đồng/kWh
-
Bậc 4 (201 đến 300 kWh): 2.536 đồng/kWh
-
Bậc 5 (301 đến 400 kWh): 2.834 đồng/kWh
-
Bậc 6 (401 kWh trở lên): 2.927 đồng/kWh
Như vậy, số điện tiêu thụ càng cao thì đồng nghĩa phải đóng mức giá càng cao. Và để tính tiền điện sinh hoạt, bạn hãy áp dụng theo công thức dưới đây:
Tiền điện bậc Y = Số số điện áp dụng giá điện bậc Y x Giá điện bán lẻ bậc Y
Chẳng hạn: Tháng này gia đình bạn sử dụng hết 200 số điện thì 50 số điện đầu sẽ được tính với mức giá 1.678 đồng/số, 50 số điện tiếp theo sẽ được tính với mức giá 1.734 đồng/số và 100 số điện còn lại sẽ được tính với mức giá 2.014 đồng/số.
-
Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1.678 = 83.900 đồng
-
Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1.734 = 86.700 đồng
-
Tiền điện bậc 3 (100 số) = 100 x 2.014 = 201.400 đồng
Tổng tiền điện = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3) x 10% VAT (thuế GTGT) = (83.900 + 86.700 + 201.400) x 10% = 372.000 x 10% = 409.200 đồng.
THANH TOÁN HÓA ĐƠN NGAY!
2.2. Tính tiền điện online
Sử dụng công cụ tính hóa đơn tiền điện online của EVN như sau:
-
Bước 1: Truy cập vào website CMIS 3.0 https://calc.evn.com.vn/#/TinhHDon
-
Bước 2: Chọn danh mục đúng với mục đích sử dụng.
Giao diện hiển thị: Sinh hoạt, Kinh doanh, Sản xuất, Hành chính sự nghiệp, Cơ quan – bệnh viện, Bán buôn hay Bán buôn tổ hợp DV-TM-SH => Nhập ngày tháng muốn tính (1 tháng) và Tổng điện năng tiêu thụ => chọn ô Tính toán để được tự động tính toán số tiền điện mình cần phải đóng trong tháng.
-
Bước 3: Kết quả trả về gồm: Số tiền điện theo từng bậc thang/đơn giá theo QĐ 648/QĐ-BCT; sản lượng điện chia theo bậc, thành tiền chưa VAT, số tiền thuế GTGT và tổng cộng tiền điện cần thanh toán đã gồm 10% thuế GTGT.
Ví dụ: Từ ngày 30/06/2021 – 31/07/2021 tổng điện năng tiêu thụ cho 1 hộ gia đình là 672kWh. Số tiền phải đóng như hình dưới đây.
Mỗi gia đình đều có công tơ đo lượng điện năng tiêu thụ riêng. Bạn hãy xem công tơ để biết chính xác số điện mà gia đình mình đã sử dụng trong một tháng là bao nhiêu bằng cách lấy (số đo cuối kỳ) – (số đo đầu kỳ). Nếu không xem được công tơ điện, bạn có thể lên website của công ty điện lực để tra cứu số điện tiêu thụ hàng tháng.
Tóm lại, nếu bạn thắc mắc tiền điện tính như thế nào thì chỉ cần căn cứ vào số điện năng tiêu thụ trong tháng và bảng giá điện là có thể tự tính được tiền điện dễ dàng. Bảng giá này được cập nhật vào tháng 07/2021. Sau thời gian này nếu có sự thay đổi về giá điện thì bạn cập nhật bảng giá mới để tính chính xác hơn.
3. Cách xem & Thanh toán tiền điện “siêu tốc” qua app VinID
Sau khi nhận được hóa đơn tiền điện và tính toán kỹ càng, bạn nên đóng tiền điện ngay để tránh thường hợp mất hóa đơn hay quá hạn nộp. Một trong những cách giúp bạn thanh toán tiền điện tiện lợi nhất đó là sử dụng tính năng “Tiện ích” trên app VinID.
Bạn chỉ cần vài cái chạm nhẹ là có thể hoàn tất việc thanh toán hóa đơn điện hàng tháng mọi lúc, mọi nơi mà chẳng phải lo chú ý đến thời gian đóng tiền điện hay mất công tới điểm thu nữa. Tính năng này rất hợp với nhân viên văn phòng, những người bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian di chuyển.
Để xem hóa đơn và thanh toán tiền điện bằng tính năng “Tiện ích”, trước hết, bạn phải cập nhập ứng dụng VinID phiên bản mới nhất trên điện thoại. Nếu chưa có, bạn hãy tải app VinID ngay tại đây. Sau đó, tiến hành theo các bước sau:
-
Bước 1: Tiến hành đăng ký, đăng nhập theo hướng dẫn.
-
Bước 2: Vào mục Ví của tôi để tiến hành liên kết với tài khoản ngân hàng và nạp tiền vào ví VinID Pay.
-
Bước 3: Chọn mục Tiện ích trên ứng dụng, rồi chọn mục Điện. Hệ thống hiển thị Điện lực Việt Nam, nhập mã khách hàng và nhấn “Tiếp tục”.
-
Bước 4: Sử dụng ví điện tử VinID Pay để thanh toán là hoàn tất.
THANH TOÁN HÓA ĐƠN NGAY!
Ngoài việc xem hóa đơn và thanh toán “siêu tốc” trong vòng “một nốt nhạc”, tính năng Tiện ích còn tự động nhắc hóa đơn mỗi khi đến hạn. Bạn chỉ cần nhập thông tin và thanh toán tiền điện một lần, hồ sơ của bạn đã được lưu lại trên hệ thống. Khi gần đến hạn nộp tiền điện tháng kế tiếp, ứng dụng sẽ hiện thông báo. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng tra cứu, quản lý và đối soát lịch sử thanh toán tiền điện hàng tháng. Từ đó, so sánh lượng điện tiêu thụ và số tiền chi trả để cân đối cho phù hợp.
Mong rằng sau bài viết này, bạn đã biết tiền điện tính như thế nào và tự tính được số tiền tiêu dùng của cả gia đình trong 1 tháng. Nhớ sử dụng điện hợp lý để tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ môi trường nhé!