Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân … của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích. Trong nội dung bài viết nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm.
Cách làm một bài văn thuyết minh
* Giới thiệu một phương pháp (cách làm)
– Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo …) người ta thường nêu những nội dung sau:
+ Nguyên vật liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu thành phẩm
– Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.
* Luyện tập
Hướng dẫn chung
1.Nguyên vật liệu:
– Đồ chơi đó được làm bằng gì (giấy, bìa, đất sét, tre, …)? Mỗi thứ cần bao nhiêu? Tiêu chuẩn (cứng, mềm, dài, ngắn, …) như thế nào?
– Để làm được đồ chơi đó, cần những dụng cụ (kéo, hồ dán, băng dính, kim khâu, ghim, …) gì?
2.Cách làm
Hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng bước từ pha chế, cắt dán, tạo hình cho đến lắp ghép các chi tiết với nhau.
3.Yêu cầu thành phẩm
Nêu các yêu cầu thẩm mĩ, công dụng, … của đồ chơi sau khi hoàn thành.
– Vót 10 thanh tre cật dài bằng nhau, ở đầu thanh tre cắt lõm vào một chút để là mối buộc.
– Làm 2 hình ngôi sao bằng cách lấy 5 thanh tre đan lại với nhau thật cân đối.
– Buộc hai mặt này với nhau ở 5 góc của ngôi sao bằng dây thép nhỏ.
– Cắt 5 khúc tre nhỏ để là thanh chống tạo độ dày cho đèn, một trong năm khúc ấy để bản to làm chỗ đặt nến.
– Chống các khúc tre nhỏ tạo độ dày cho đèn.
– Dùng giấy có độ trong như giấy can, giấy bóng kính màu dán kín các mặt của hình ông sao, nhớ để chừa một lỗ hổng ở mặt dưới để bỏ nến vào.
– Trang trí các mặt tùy ý thích.
– Dùng một que làm cán cầm cho đèn hoặc buộc dây trên đỉnh để treo.
– Thắp nến bên trong là đã có một cái đèn lồng xinh xắn.
Trẻ con thường rất thích xem bố mẹ làm đèn và tham gia vào trang trí theo ý của chúng.
Thuyết minh về một phương pháp cách làm
Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,…) người ta thường trình bày:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu về thành phẩm
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết
1.Mở bài
Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng ngày tết.
2.Thân bài
a. Khái quát chung
Bánh chưng theo dân gian ta có xuất phát từ câu truyện cổ tích “Bánh chưng bánh giầy”, người phát minh là Lang Liêu, con vị vua Hùng thứ 6. Nhờ 2 món bánh này mà chàng đã trở thành vua, từ đó bánh chưng trở thành một món ăn không thể thiếu vào dịp lễ tết.
b. Thuyết minh chi tiết
Bánh chưng có hình vuông, được gói từ lá dong xanh và buộc bằng lá giang hoặc dây lạt.
Nguyên liệu làm bánh chưng: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn (thịt ba chỉ), lá dong, lạt buộc và một số gia vị (muối, tiêu,…).
Chuẩn bị: lá dong rửa sạch, cắt bỏ cuống cho vuông vắn bằng nhau, gạo nếp sau khi ngâm thì rửa sạch, đậu xanh bỏ vỏ, đồ nhuyễn, thịt lợn cắt miếng khoảng hai đột ngón tay, lạt giang chẻ nhỏ.
Quy trình gói bánh: lấy chiếc khuôn hình vuông sau đó xếp lá theo 4 góc vuông của khuôn, đổ lần lượt gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, đậu xanh, gạo nếp vào trong khuôn đã xếp lá cho thật vuông vắn sau đó gấp phần lá còn lại cho chê hết được nguyên liệu bên trong rồi dùng lạt buộc chặt bánh lại.
Để nấu bánh chưng, người ta chuẩn bị một chiếc nồi bên dưới phủ lá dong còn thừa rồi xếp bánh ngay ngắn, đổ nước ngập bánh rồi bắc lên bếp đun trong khoảng 8-12 tiếng tùy kích cỡ to nhỏ của bánh. Trong quá trình đun, cần phải thường xuyên xem nước trong nồi đã cạn chưa và đổ thêm nước để tránh tình trạng bánh bị cháy.
Sau khi bánh chín, vớt ra để ráo rồi lấy khăn lau sạch bề mặt bánh, chỉnh lại dây lạt cho bánh đẹp nhất có thể, để cho bánh nguội là có thể sắp lên bàn thờ, mang đi biếu hoặc ăn luôn.
c. Ý nghĩa của bánh chưng ngày tết
Bánh chưng là nét đẹp văn hóa, là một trong những biểu tượng của ngày tết cổ truyền Việt Nam. Nó không chỉ là món ăn mà còn là tinh thần được lưu truyền bao năm tháng.
3.Kết bài
Khái quát lại những giá trị, ý nghĩa của bánh chưng ngày tết và nêu lên trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nét đẹp này.
Thuyết minh về món thịt kho tàu
1.Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: món thịt kho tàu.
2.Thân bài
a. Cách nấu món thịt kho tàu
Nguyên liệu để làm món thịt kho tàu rất đơn giản: Chỉ gồm có thịt ba rọi, trứng vịt, hành, tỏi và nước dừa xiêm cùng với các gia vị thông dụng. .
Muốn nấu món thịt kho tàu ngon thì nên lựa thịt ba rọi có 3 phần mỡ, 7 phần nạc và chọn thịt nạc thăn. Theo quan niệm, trứng trong món thịt kho tàu phải tròn, hông bị nứt nẻ thì công việc làm ăn mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Đầu tiên, thịt sau khi mua về thì cạo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt khúc, vuông khoảng 4-5cm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để hai giờ cho thịt thấm đều. Sau đó, Phi hành, tỏi rồi xào thịt cho săn lại.
Trứng vịt đem đi luộc chín, bóc vỏ, lấy tăm đâm vào trứng rồi đem đi chiên qua dầu để có màu vàng đẹp, thoát hơi tốt. Ngoài ra, ta còn có thể thay thế trứng vịt bằng trứng cút.
Thịt sau khi xào thăn, cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Nấu cho đến khi sôi lên thì đổ nước dừa xiêm vào ngang mặt thịt. Cuối cùng cho trứng vịt đã chiên vàng vào khi nước sôi và nấu cho sôi 2-3 lần.
b. Ý nghĩa của món thịt kho tàu
Thịt kho Tàu là món ăn thân quen đối với người miền Nam ta đặc biệt là dịp Tết, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy. Đó cũng là dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.
Nó trở thành một món ăn truyền thống, một nét đẹp văn hóa của dân tộc và đóng góp vào kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam.
3.Kết bài
Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của món thịt kho tàu đối với con người.
Trên đây là nội dung bài viết Thuyết minh về một phương pháp cách làm, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.