Thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày Tết – Ẩm thực Việt

Trình bày về cách làm bánh chưng cổ truyền của dân tộc bằng một bài văn thuyết minh tự làm. Loigiaihay Net đã có sưu tầm hướng dẫn giúp các em thực hiện bài tập làm văn đạt điểm khá, giỏi.

Thuyết minh về <strong>cách làm bánh chưng</strong>

Bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng

Dàn ý

I. MỞ BÀI

Giới thiệu chung về bánh chưng.

Ví dụ: bánh chưng là loại bánh cổ truyền, quan trọng trong ẩm thực nước ta, loại bánh không thiếu trong Tết cổ truyền…

II. THÂN BÀI

Nguồn gốc bánh chưng

– Chiếc bánh chưng ra đời gắn với Lang Liêu, vị hoàng từ thời vua Hùng Vương thứ 6.

– Bắt đầu từ đây, bánh chưng được gìn giữ và lưu truyền trong dân gian đến ngày nay.

Đặc điểm bánh chưng

– Bánh chưng có hình vuông.

– Bọc bên ngoài bằng lá màu xanh.

– Đường lạt màu trắng.

Nguyên liệu

– Gói bên ngoài: lá dong, lạt buộc thường là lạt giang.

– Vỏ bánh: gạo nếp, (nếp cái hoa vàng, nếp nương).

– Nhân bánh: đỗ (đậu) xanh, thịt lợn.

– Gia vị: muối, hạt tiêu, thảo quả.

– Phụ gia tạo màu.

Quy trình làm bánh chưng

Có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không và gói bằng khuôn hình vuông.

– Rải lạt xuống mâm hình chữ thập.

– Xúc gạo nếp vào giữa khuôn lá, dùng tay hoặc dụng cụ gạt đều theo hình vuông khuôn.

– Rải đều đậu xanh lên phía trên lớp gạo nếp.

– Đặt thịt lớn được thái nhỏ vào chính giữa làm nhân bánh.

– Bọc lá lại và buộc lạt phía ngoài để cố định bánh.

– Luộc bánh cùng với nồi to, dày dung tích nước trên 100 lít. Luộc bánh và giữ nước sôi trong nồi từ 8 đến 10 giờ liên tục.

Bảo quản

– Sau khi luộc, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh. Xếp bánh dùng vật nặng đè lên bánh để ép nước ra. Sau khi ép bánh, hãy treo lên chỗ khô ráo, tránh ẩm ướt.

– Nếu bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát bánh có thể giữ trong nhiều tuần.

Ý nghĩa

– Bánh chưng là loại bánh truyền thống ngày Tết người Việt.

– Bánh chưng là một phần ẩm thực Việt từ xưa đến nay, tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển của vạn vật.

– Ca ngợi giá trị của hạt gạo và nền văn minh lúa nước.

III. KẾT BÀI

Nêu lên giá trị, vai trò và sự quan trọng của bánh chưng trong ẩm thực Việt và nền văn minh lúa nước.

Từ dàn ý về cách làm bánh chưng, các em học sinh hãy triển khai thành tập làm văn thuyết minh hoàn chỉnh. Dưới đây là bài văn mẫu để các em tham khảo.

 

Văn mẫu thuyết minh về cách làm bánh chưng

Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.

Theo lịch sử ghi chép lại bánh chưng ra đời thời vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh dẹp giặc ngoại xâm nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Lang Liêu trăn trở chưa tìm được thứ gì quý giá dâng lên vua, khi nằm mơ chàng thấy vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân, quả thực thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng bánh dày ra đời từ đó và được lưu truyền đến ngày nay.

Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ.  Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng.  Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.

Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.

Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.

Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới.  Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Một số đoạn văn thuyết minh về bánh chưng

Đoạn văn thuyết minh về cảnh gói bánh chưng

Bánh chưng nếu mỗi ai ăn thì không thể quên hương vị của nó, bởi vị đặc trưng của nó. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng để làm ra được một chiếc bánh chưng vuông vắn và thơm ngon thì người làm cũng tốn biết bao công sức. Tất cả từ khâu chọn nguyên liệu đến luộc bánh và vớt, bảo quản bánh cũng phải làm kĩ lưỡng. Không kể đến công nghiệp gói bánh chưng ngày nay, thì đối với mỗi tuổi thơ của chúng ta không thể nào quên hình ảnh cả gia đình quây quần gói bánh ngày Tết. Hình ảnh đó thật ấm cúng làm sao. Các bà, các mẹ sẽ đi chợ từ sớm để mua những bó lá dong. Cách chọn lá dong gói bánh là những lá to, mịn, xanh mướt và không rách. Sau đó sẽ rửa sạch với nước và cắt tỉa phù hợp để gói bánh. Nguyên liệu gói bao gồm gạo nếp, thịt lợn, nhân đậu xanh, hạt tiêu, hành…Sau khi chuẩn bị xong đến công đoạn gói bánh. Thường người ta sẽ dùng khuôn gỗ sẵn cho chiếc bánh được vuông vắn, đẹp đẽ. Xếp lá vào khuôn xong đổ một bát gạo, xếp hai miếng thịt, tiếp đến là nửa bát đỗ và thêm một bát gạo nữa. Như vậy là xong một chiếc bánh, người gói bắt đầu buộc lạt để hoàn thành nốt. Cứ tiếp như vậy những chiếc bánh vuông vắn dần được hoàn thành chờ xếp vào nồi để luộc. Để luộc bánh, người ta xếp những lá cắt dở và hỏng xuống đáy nồi rồi mới xếp bánh vào, đổ nước và bắt đầu luộc. Luộc bánh phải dùng bếp củi và thường xuyên đổ nước để không bị cháy, bánh mới ngon. Khi vớt, dùng mâm hoặc rổ vớt bánh để ráo nước và nguội mới được bỏ tủ lạnh.

Đoạn văn về ý nghĩa của bánh chưng

Bánh chưng là một loại bánh quen thuộc của người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết cổ truyền. Nó mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Theo Truyền thuyết vua Hùng thì đó là của “ngọc thực” mà Lang Liêu dâng tiến vua. Cho đến ngày nay, nó mãi là món ăn cúng giỗ ông bà vào mỗi dịp Tết. Nó đã đi vào đời sống tâm linh và ẩm thực Việt một cách tự nhiên nhất. Cho đến ngày nay, sự thay đổi của cuộc sống có quá nhiều đồ ăn vật lạ. Nhưng dường như chiếc bánh chưng giản dị ấy vẫn là thứ của ăn ngon lành và không thể thiếu của mỗi chúng ta. Vào chiều 30 Tết, nhà nhà đều quây quần để tự gói những chiếc bánh đẹp đẽ và ngon lành để dâng lên cúng ông bà tổ tiên, như minh chứng cho lòng thành vậy. Và nét đẹp sẽ mãi được lưu giữ cho đến mai sau.

» Thuyết minh về cách làm diều

»  Thuyết minh về bánh chưng.

Từ khóa tìm kiếm:

  • dàn ý thuyết minh về cách làm bánh chưng
  • thuyết minh về cách làm bánh chưng ngắn gọn
  • giới thiệu về bánh chưng

Thuyết Minh –

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *