Đau bụng kinh là triệu chứng nhiều chị em gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi những cơn đau bụng kinh này trở nên dữ dội và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của các chị em. Nhiều chị em còn phải tìm đến các loại thuốc giảm đau để giúp bản thân trở nên dễ chịu hơn. Vậy đâu là loại thuốc giảm đau bụng kinh được nhiều người tin dùng.
1. Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh?
Hầu hết các chị em phụ nữ đều trải qua cơn đau bụng kinh mỗi khi đến tháng, nếu ở mức độ nhẹ chị em không cần sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, có nhiều người gặp phải những cơn đau bụng kinh dữ dội và liên tục thì lúc này việc sử dụng thuốc giảm đau là điều cần thiết.
Thông thường, các loại thuốc đau bụng kinh được hoạt động theo hai cơ chế chính là giãn cơ tử cung hoặc ức chế sự tổng hợp prostaglandin nguyên nhân gây nên những cơn co thắt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc đau bụng kinh, tuy nhiên chị em không nên tự ý mua thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.
2. Các loại thuốc đau bụng kinh phổ biến hiện nay
Các loại thuốc giảm đau bụng kinh là một giải pháp tốt mà nhiều chị em lựa chọn để giải quyết các vấn đề cần gặp phải. Dưới đây là các loại thuốc giảm đau bụng kinh các chị em có thể lựa chọn để làm giảm cơn đau bụng của mình.
2.1. Viên nội tiết tố thảo dược chứa EstroG-100
Đau bụng kinh là một trong những triệu chứng khi nội tiết tố bị mất cân bằng, vì vậy muốn giảm đau bụng kinh thì cần tìm cách bổ sung estrogen. Chị em có thể sử dụng viên uống estrogen thảo dược là EstroG-100, Isoflavone và từ các thảo dược cho tác dụng bổ sung nội tiết tố nữ.
Viên uống EstroG-100 (chiết xuất từ Tục đoạn, Đương quy, Cách sơn tiêu) hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh nhờ các tiền nội tiết tố thảo dược như Pregnenolone (củ mài) để giúp kích thích cơ thể sản xuất ra Progesterone nội sinh cân bằng với Estrogen, không gây dư thừa nội tiết tố, giúp kinh nguyệt ổn định và cải thiện các triệu chứng khó chịu mỗi khi đến ngày “rụng dâu” như đau bụng kinh, cáu gắt, mệt mỏi. (Chi tiết sản phẩm xem tại đây).
2.2. Thuốc chữa đau bụng kinh Cataflam
Là một loại thuốc trị đau bụng kinh không chứa Steroid và có chứa thành phần chính là Natri của Diclofenac. Loại thuốc này được sử dụng rất phổ biến khi chị em phụ nữ đến tháng. Tuy nhiên loại thuốc này lại có tác dụng phụ nguy hiểm nếu chị em sử dụng trong thời gian kéo dài. Một số tác dụng phụ được nhận thấy như buồn nôn, tiêu chảy, men gan tăng, giảm chức năng thận, đau vùng thượng vị…
2.3. Mefenamic acid thuốc giảm đau bụng kinh
Mefenamic Acid Stada 500mg là loại thuốc không còn xa lạ gì với nhiều chị em hay bị khổ sở vật vã mỗi khi “đến ngày”. Loại thuốc giảm đau bụng kinh này được chỉ định cho các trường hợp đau bụng kinh mức độ nhẹ đến trung bình. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn chỉ định dùng trong các trường hợp đau gặp phải ở phụ nữ sau sinh, sau làm phẫu thuật, nhức đầu, đau răng, đau nhức xương khớp,…
Mefenamic Acid Stada 500mg được xếp vào nhóm thuốc kháng viêm NSAIDs. Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc còn có khả năng giảm viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục và các bộ phận khác trên cơ thể.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc như: buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, rối loạn thị giác, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,…
2.4. Thuốc Alverin trị chứng đau bụng kinh
Khi chị em gặp phải những cơn đau bụng kinh liên tục hành hạ có thể tìm đến Alverin. Đây cũng là một trong những loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn nhất được bác sĩ khuyên dùng hiện nay.
Thuốc có công dụng chính là chống lại những cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới. Do đó, ngoài đau bụng kinh các chị em cũng có thể sử dụng loại thuốc này để trị những cơn đau do bệnh co thắt ruột kết, túi thừa hay các bệnh liên quan đường ruột một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc chị em phụ nữ cần lưu ý như sau: Để trị đau bụng do kinh nguyệt, bạn sử dụng khoảng 60 – 120mg thuốc, chia làm 1 – 3 lần uống/ngày.
2.5. Thuốc đau bụng kinh Fenaflam
Bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì? Fenaflam là viên uống được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang. Đây là một loại thuốc viên nén màu hồng có thành phần chính là Diclofenac 25mg. Loại thuốc này thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp phụ nữ bị đau bụng kinh nhiều và các chứng viêm đau cấp liên quan đến sản phụ khoa, nha khoa hoặc đau xương khớp.
Tuy nhiên, Fenaflam cần thận trọng với những người bị bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay…
2.6. Viên uống chứa Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá
Trong trường hợp gặp phải chứng đau bụng kinh do các căn bệnh phụ khoa thì cần sử dụng viên uống thảo dược là sự kết hợp của các kháng sinh tự nhiên bao gồm: Hoàng bá, khổ sâm, dây ký ninh, diếp cá, trinh nữ hoàng cung và immune gamma. (Chi tiết sản phẩm ở đây)
Viên uống này có tác dụng giúp:
- Giúp tăng khả năng chống viêm và làm lành các tổn thương do viêm.
- Giúp cân bằng pH âm đạo và kiểm soát dịch tiết âm đạo.
- Tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho phụ nữ, giảm đau bụng kinh khi đến chu kỳ.
- Giúp giảm thiểu ung thư phần phụ và biến chứng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Đây là một sản phẩm được coi như thuốc giảm đau bụng kinh an toàn lành tính được các bác sĩ tư vấn sử dụng và được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn.
2.7. Thuốc tránh thai giúp đỡ đau bụng kinh
Thuốc tránh thai là thuốc bổ sung hormone sinh dục nữ, vì thế khi còn phân vân chưa biết đau bụng đến tháng uống thuốc gì thì chị em có thể cân nhắc thuốc tránh thai. Nó cũng có tác dụng giữ ổn định nội tiết tố trong cơ thể, giảm kích thích niêm mạc tử cung đột ngột và mang khả năng giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thuốc tránh thai nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần như: đau ngực, đau đầu, thay đổi tâm trạng, buồn nôn,… đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu sử dụng kéo dài.
2.8. Thuốc giảm đau đơn thuần
Thuốc giảm đau bụng kinh đơn thuần thường được sử dụng nhiều là các loại thuốc có chứa Paracetamol. Đây là loại thuốc giảm đau mang tác dụng ức chế sản xuất các chất trung gian gây nên tín hiệu đau cho não bộ. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng giúp giảm cơn đau bụng kinh bằng cách chống lại các cơn co thắt của các cơ trơn tử cung.
Thuốc giảm đau đơn thuần này thích hợp với những chị em gặp phải các cơn đau bụng kinh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Trong một vài trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ kê thêm ibuprofen để mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất.
Tuy nhiên, loại thuốc này chống chỉ định với những người bị thiếu máu, có các bệnh lý về gan thận, phổi hoặc người mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Ngoài ra, khi sử dụng người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nổi mề đay, nổi ban đỏ…
2.9. Thuốc kháng viêm NSAIDs chữa đau bụng kinh
Thuốc kháng viêm NSAIDs thường dùng để giảm đau bụng kinh gồm: Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, Acid mefenamic,… Để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất, nên uống thuốc NSAIDs chủ động trước khi hành kinh từ 1 – 2 ngày hoặc khi cơn đau đầu tiên xuất hiện.
Tuy nhiên, loại thuốc đỡ đau bụng kinh này các bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Tốt nhất là được sự chỉ định của các bác sĩ để tránh trường hợp
2.10. Thuốc giảm đau bụng kinh Nospa
Nospa là loại thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt chứa thành phần chính là Drotaverine chlorhydrate. Bên cạnh đó, loại thuốc cũng được sử dụng để điều trị các cơn đau quặn ở thận, co thắt đường tiết niệu và sinh dục như sỏi niệu quản, viêm bể thận, sỏi thận, viêm bàng quang…
Ngoài ra, Nospa cũng là thuốc giúp giãn các cơn co thắt của tử cung để giảm đau bụng trong những ngày kinh nguyệt. Hơn nữa, loại thuốc này thường ít gây ra tác dụng phụ nên được người bệnh đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, các chị em nên chú ý không dùng thuốc cho những trường hợp như: dị ứng với thuốc lá, mẫn cảm với thành phần của thuốc, rối loạn chức năng gan, tim, suy thận và bệnh porphyria, suy tim nặng.
2.11. Thuốc đau bụng kinh Mofen 400
Mofen 400 là một sản phẩm thuộc nhóm thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid. Loại thuốc này thường giảm đau nhanh những cơn đau nhẹ. Trong Mofen 400 chứa hoạt chất chính là ibuprofen..
Thuốc chống chỉ định cho những trường hợp như: bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, bị chảy máu đường tiêu hóa, suy thận, lupus ban đỏ hệ thống, loét dạ dày tá tràng, phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi.
3. Thuốc chữa đau bụng kinh có hiệu quả không và lưu ý khi sử dụng
Các loại thuốc giảm đau chữa đau bụng kinh thường mang lại hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên lại thường gây những tác dụng phụ không tốt đến sức khỏe của người sử dụng, đặc biệt là những người sử dụng trong thời gian kéo dài. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc chữa đau bụng kinh các chị em phụ nữ nên lưu ý những vấn đề như sau:
- Không được tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc giảm đau bụng kinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Không nên sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau bụng kinh, chỉ nên sử dụng đúng liều chỉ định và không nên lạm dụng.
- Nếu nhận thấy bất kỳ một tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng cần ngưng thuốc và nhờ đến sự tư vấn của các y bác sĩ.
- Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh hãy cân nhắc thực hiện các biện pháp giảm đau bên ngoài như chườm nóng bụng hoặc sử dụng trà gừng ấm mỗi khi xuất hiện cơn đau bụng kinh.
- Trong những ngày hành kinh, nên tránh các thực phẩm cay nóng hoặc các loại thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia thuốc lá… Ngoài ra cũng không nên ăn đồ ăn lạnh khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Hãy uống đủ lượng nước trong ngày kèm theo các vận động nhẹ nhàng để tránh lo lắng và căng thẳng trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Khi đến kỳ, chị em hãy tắm nước ấm, hạn chế làm việc nặng hoặc mang vác quá sức.
Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt thường khiến phụ nữ mất đi một lượng máu lớn. Chị em có thể bổ sung viên uống sắt để giúp lượng máu được cải thiện. Nên lựa chọn viên uống chứa sắt acid folic, dầu mè đen… sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón.
Trên đây là những loại thuốc giảm đau bụng kinh được nhiều người lựa chọn. Bài viết này chia sẻ với các bạn công dụng, cách dùng cũng như hiệu quả mang lại của các loại thuốc trị đau bụng kinh. Tuy nhiên, các bạn không nên tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt mà cần được sự đồng ý của các y bác sĩ trước khi sử dụng.