Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng

Home » Mẹ và bé »

Mẹ và bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng 

56 Views

Save

Saved

Removed

0

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của bé. Rất nhiều mẹ còn bối rối và lo lắng về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của Blog Nấu Ăn để hiểu rõ thêm nhé!

I. Tại sao 6 tháng là mốc quan trọng cho giai đoạn ăn dặm của bé? 

Rất nhiều bà mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ ăn dặm sớm sẽ không bị đói, ít quấy khóc và bụ bẫm cứng cáp hơn. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ chỉ cần bú mẹ hoàn toàn là đã được bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để phát triển.

Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn non nớt, chỉ thích hợp với việc tiêu hóa thức ăn lỏng như sữa mẹ. Việc cho con ăn dặm sớm khi con mới chỉ 3 – 4 tháng hay 5 tháng sẽ khiến con bỏ lỡ một số dinh dưỡng thiết yếu, vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ, con có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, thậm chí suy dinh dưỡng.

Khi trẻ 6 tháng thì hệ tiêu hóa đã được phát triển khá hoàn chỉnh. Lúc này con có thể tiêu hóa thức ăn đặc và nhu cầu dinh dưỡng cao hơn để phát triển toàn diện cả thể chất. Ăn dặm quá muộn có thể khiến con chậm lớn, miễn dịch yếu, ốm yếu, suy dinh dưỡng.

II. Dấu hiệu con sẵn sàng ăn dặm

Mẹ nên cho con ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách, khoa học và phù hợp với sự phát triển của con. Một số dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm đó là:

  • Cân nặng của con tại thời điểm hiện tại đã tăng gấp đôi so với lúc mới chào đời.
  • Con đã có thể tự giữ thẳng đầu, tự ngồi ổn định để mẹ có thể đút thức ăn mà không cần sự trợ giúp.
  • Con đã biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn được mẹ đút từ thìa hoặc muỗng.
  • Con đã biết lựa chọn món ăn mình thích, hợp khẩu vị, ngoảnh đầu đi nếu con không thích món ăn nào đó.
  • Lưỡi của con đã không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.
  • Con tỏ ra thích thú khi được cho đồ ăn.
  • Trường hợp con mút tay hoặc đòi ăn thêm sữa hoặc thức dậy vào ban đêm không phải là dấu hiệu con đã sẵn sàng ăn dặm. Mẹ tránh hiểu nhầm mong muốn của con mà cho con ăn dặm sớm khi con chưa thực sự sẵn sàng.

III. Có những phương pháp ăn dặm nào? 

Có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay với nhiều ưu và nhược điểm khác nhau là:

  • Phương pháp truyền thống: Bé ăn bột xay với các thực phẩm khác nhau. Ưu điểm của phương pháp này là con dễ tiêu hóa, công thức đơn giản dễ thực hiện. Nhược điểm là con khó có thể cảm nhận được mùi vị của từng loại thức ăn, mẹ khó phát hiện loại thực phẩm nào con không thích hoặc bị dị ứng, ảnh hưởng đến khả năng ăn thô và nhai của con.
  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Bé ăn dặm với cháo dây tỉ lệ 1:10 kết hợp cùng các thực phẩm khác giữ nguyên hương vị và độ thô tăng dần, thức ăn riêng rẽ không trộn lẫn. Ưu điểm là con được tập nhai, kỹ năng ăn thô và nuốt tốt, con thích thú khám phá hương vị từng món ăn, tập thói quen ngồi ăn, ăn có kỷ luật. Nhược điểm là mẹ tốn nhiều thời gian chuẩn bị và dọn dẹp, mất nhiều công sức dạy con ngồi ăn và sử dụng thìa, nĩa, muỗng.
  • Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy ( Baby Led Weaning – BLW): Bố mẹ dọn đồ ăn và con sẽ là người quyết định món ăn và khẩu phần ăn thích hợp trong 1 bữa ăn. Ưu điểm của phương pháp này là giúp con làm quen với các loại thực phẩm, phát triển kỹ năng ăn thô, rèn thói quen ăn độc lập. Tuy nhiên, nhược điểm là không kiểm soát được lượng dinh dưỡng con hấp thu và con có thể bị hóc đồ ăn.

IV. Những vật dụng không thể thiếu khi cho con ăn dặm

Để cho quá trình ăn dặm của con diễn ra hiệu quả nhất, mẹ cần tham khảo và chuẩn bị sẵn một số đồ dùng thiếu yếu khi con bước vào giai đoạn ăn dặm như sau:

  • Ghế ăn dặm cho bé.
  • Yếm, máng ăn dặm.
  • Bát, thìa, nĩa ( nên dùng bằng chất liệu silicon cao cấp, có báo chống nóng).
  • Nồi nấu đồ ăn dặm riêng cho con.
  • Máy xay và các dụng cụ nghiền thức ăn.
  • Hộp và khay trữ đồ ăn.

V. Thực đơn ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nên được kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp toàn diện chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin D, axit béo Omega-3… Đặc biệt lưu ý, trẻ dưới 1 tuổi, trong khẩu phần ăn dặm không nên sử dụng các loại gia vị như mắm, muối, bột ngọt…

Có những phương pháp ăn dặm nào?

Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tham khảo từ Viện Dinh Dưỡng:

  • Ngày 3 cữ sữa ( sữa mẹ hoặc sữa công thức), mỗi cữ 150ml vào sáng, trưa, tối ( ví dụ 6h – 11h và 18h).
  • 2 bữa bột hoặc cháo dây với thịt lợn, thịt gà, trứng… ( có thể vào 9h sáng và 14h chiều).
  • 2 bữa phụ, hoa quả nghiền, nước hoa quả, sữa chua… vào 10h và 16h.

Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo phương pháp bé chỉ huy:

  • Rau, củ quả cắt khúc nhỏ luộc hoặc hấp đến khi chín nhừ, có thể là cà rốt, su su, khoai lang…
  • Thịt gà, thịt lợn, thịt bò hấp thật nhừ, xé nhỏ.
  • Hoa quả: bơ, chuối, việt quất, táo, dâu…
  • Trứng chiên hoặc luộc.

Xem thêm: Bột ăn dặm cho bé nào tốt nhất

Trên đây là tổng hợp kiến thức các mẹ cần nắm cho con yêu bước vào giai đoạn ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng được Blognauan.vn gợi ý và biến tấu đa dạng hơn để kích thích tiêu hóa, giúp con hấp thu đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu.

Xin chào, mình là Hường, đam mê ẩm thực và thích ấu ăn. Có nhiều năm kinh nghiệm làm trong nhà hàng, lĩnh vực ẩm thực. Vì thế mình thường xuyên chia sẻ các công thức nấu ăn ngon mỗi ngày tại Blog Nấu Ăn. Đừng quên cập nhật bài viết mới tại đây nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *