Việc thay đổi con dấu công ty được tiến hành vì công ty/doanh nghiệp có nhiều lý do cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế của công ty/doanh nghiệp. CON DẤU CÔNG TY /(MỘC) là dấu hiệu đặc biệt không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Vậy, trường hợp nào sẽ thay đổi con dấu công ty, thủ tục thực hiện như thế nào, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những vấn đề trên.
Dấu tròn doanh nghiệp
Trường hợp thay đổi con dấu công ty
- Thay đổi
tên công ty; - Thay
đổi loại hình doanh nghiệp; - Thay
đổi địa chỉ công ty khác quận hoặc khác thành phố; - Thay
đổi hình thức, số lượng con dấu; - Hợp
nhất mã số THUẾ doanh nghiệp; - Cập
nhật mã số THUẾ thay thế số chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Mất
con dấu; - Con dấu
mờ, bị hỏng, mòn méo, không còn giá trị sử dụng, v.v…
>>> Xem thêm: Mẫu thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đăng
ký kinh doanh bản sao công chứng; - Giấy
chứng nhận mẫu dấu của con dấu cũ; - Chứng
minh thư người đại diện pháp luật; - Người
được cử đi làm dấu mang theo CMND, Giấy giới thiệu/Ủy quyền (nếu có); - Thông
báo mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư thành phố.
Các loại giấy tờ để thay đổi con dấu doanh nghiệp
Thủ tục thực hiện thay đổi con dấu công ty
- Doanh
nghiệp tiến hành tự khắc hoặc thuê dịch vụ khắc con dấu; - Chuẩn
bị hồ sơ theo quy định; - Nộp hồ
sơ lên Sở kế hoạch và đầu tư; - Nhận
giấy chứng nhận mẫu dấu mới tại sở kế hoạch đầu tư: Người nhận đưa giấy biên nhận
hoặc giấy hẹn của cơ sở khắc dấu cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí cấp
giấy chứng nhận mẫu dấu. Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ
phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí
và yêu cầu ký nhận, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu cho người đến nhận kết
quả.
Thời gian thực hiện làm 1 đến 2 ngày làm việc.
Thời
gian tiếp nhận, trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Lưu ý khi thực hiện thủ tục
- Trong
trường hợp bị mất con dấu thì không cần nộp lại con dấu cũ, những trường hợp
thay đổi thì cần nộp lại con dấu cũ. - Nếu
thay đổi địa chỉ công ty cùng địa chỉ quận/ huyện thì không cần thay đổi
con dấu. - Có thể
bị xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu doanh
nghiệp không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định
(Điều 12, Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Lưu ý khi thay đổi con dấu
Tùy thuộc vào thời
gian thành lập doanh nghiệp mà cần lưu ý một số vấn đề:
- Doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015: sau khi thông báo mẫu dấu mới, doanh
nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho
cơ quan công an nơi trước đây đã đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả
lại con dấu từ cơ quan công an. - Doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất
con dấu và mất giấy chứng nhận đăng ký con dấu: Thông báo mẫu dấu theo thủ tục thông thường,
nhưng đồng thời phải thông báo đến cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận
đăng ký mẫu dấu về việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. - Doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015: có thể giữ hoặc tiêu hủy con dấu cũ sau
khi đã có con dấu mới.
>>>Xem thêm bài viết: Quy định về việc sử dụng con dấu trong doanh nghiệp
Đây là bài viết tư vấn về thủ tục thay đổi con dấu công ty của chúng tôi. Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến con dấu doanh nghiệp hoặc muốn tìm hiểu về lĩnh vực doanh nghiệp, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết hơn. Xin cảm ơn.
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.44 (15 votes)
{{#error}}
{{error}}
{{/error}}
{{^error}}
Thank for your voting!
{{/error}}
Error! Please check your network and try again!