Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, cộng đồng Phật giáo mất đi một vị đạo sư mẫu mực
Trong lời phân ưu của Liên hội Phật giáo quốc tế về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thượng tọa TS. Dhammapiya từ Ấn Độ đã viết:
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào 00 giờ ngày 22/1/2022 nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu.
“Kính thưa quý anh chị em trong Phật pháp,
Chúng tôi bày tỏ lòng đau buồn sâu sắc khi nhận được hung tin tức về sự viên tịch của vị thiền sư Thích Nhất Hạnh đáng kính, Người sáng lập Làng Mai, Pháp quốc.
Trưởng lão Thích Nhất Hạnh là người bảo trợ của Liên hội Phật giáo quốc tế (IBC). Sự viên tịch của Ngài làm cho Liên hội Phật giáo quốc tế và toàn thể cộng đồng Phật giáo mất đi một vị đạo sư mẫu mực, người đã làm việc không mệt mỏi cho sự phát triển của Phật pháp.
Một lần nữa, thay mặt tất cả các thành viên của Liên hội Phật giáo quốc tế và bản thân tôi, tôi kính gửi lời chia buồn và cầu nguyện đến tất cả các thành viên của Làng Mai.
Cầu mong Trưởng lão Thích Nhất Hạnh đạt được an lạc tuyệt đối của niết-bàn.
Các hành là vô thường
Có đến thì có đi
Xuất hiện rồi biến mất
Niết-bàn là an vui”.
Lời phân ưu của Liên hội Phật giáo quốc tế về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Trong bức thư của Đức Đạt Lai Lạt Ma phân ưu về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ngày 22/1, có đoạn viết:
“Tôi rất buồn khi biết tin Thầy Thích Nhất Hạnh, người bạn, người huynh đệ trong Chánh pháp của tôi đã thâu thần viên tịch. Tôi gửi lời phân ưu đến môn đồ của Ngài ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Với công cuộc vận động hòa bình, phản đối chiến tranh tại Việt Nam, sự ủng hộ của Ngài dành cho Martin Luther King và hơn hết là sự cống hiến của Ngài trong việc truyền bá phương pháp Chánh niệm và Từ bi để không chỉ nhằm đạt được bình an nội tâm mà qua đó, mỗi cá nhân, bằng việc nuôi dưỡng an lạc trong tâm mình sẽ đóng góp cho nền hòa bình đích thực của thế giới, Thầy đã sống một cuộc đời thực sự có ý nghĩa.
Bức thư của Đức Đạt Lai Lạt Ma phân ưu về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Tôi tin chắc rằng cách tốt nhất để chúng ta thể hiện lòng tri ân của mình đối với Ngài là tiếp nối những việc làm của Ngài trong công cuộc thúc đẩy hòa bình trên thế giới”.
11 câu nói nổi tiếng hướng con người đến lối sống nhẹ nhàng, tỉnh thức, hạnh phúc…của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Cáo phó Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch, Tổ đình Từ Hiếu, đạo tràng Mai Thôn nhấn mạnh, Thiền sư Thích Nhất Hạnh – Sư ông Làng Mai – là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới.
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một sự kiện năm 2007.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Thiền sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Sư Ông đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khóa tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ…
Dưới đây, xin trích dẫn 11 câu nói nổi tiếng hướng con người đến lối sống nhẹ nhàng, tỉnh thức, hạnh phúc…của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
1. Mỗi sáng thức dậy tôi lại mỉm cười và hai mươi tư tiếng hạnh phúc sẽ ở ngay trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn ý nghĩa cho từng giây và nhìn mọi điều bằng áпh mắt nhân ái
2. Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng mặt trời. Nếu tâm trí của chúng ta luôn chứa đầy những toan tính và lo lắng thì chúng ta chẳng thể tìm được một khoảng trống cho chính mình
3. Sự giác ngộ luôn hiện hữu trong tâm trí của mỗi người. Những giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới sự giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra mình vẫn đang sống, đó cũng là lúc bạn chạm tay vào điều kì diệu của việc được sống và yêu thương mỗi ngày. Đó cũng là một loại giác ngộ.
4. Con người sẽ luôn đau khổ vì bị mắc kẹt trong những quan điểm cá nhân khác nhau. Chỉ khi nào giải phóng được những quan điểm đó thì chúng ta mới được tự do và hạnh phúc.
5. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể trao tặng cho những người xung quanh. Thấu hiểu cũng chính là tên gọi khác của sự yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu và cảm thông cho người khác bạn cũng sẽ chẳng yêu thương được chính mình.
Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể mang niềm vui và hạnh phúc tới cho người khác
6. Nếu chúng ta tin ngày mai sẽ tốt đẹp hơn thì hôm nay chúng ta sẽ sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn và đau khổ.
7. Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng chính đôi chân của mình
8. Khi một người làm bạn tổn thương, trong sâu thẳm đâu đó chính họ cũng đang bị nỗi đau khổ ngự trị. Họ không đáпg trách, họ cần sự bao dung và giúp đỡ từ bạn.
9. Hạnh phúc là khi chúng ta được sống đúng với chính mình. Bạn không cần người khác phải thừa nhận điều đó, chỉ cần bạn hiểu và hạnh phúc là đủ đầy.
10. Mỗi ngày của bạn vẫn luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn sống chậm lại, để tâm một chút bạn sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp này
11. Chúng ta luôn đau khổ là vì những thành kiến và mẫu thuẫn. Khi nhìn cuộc sống bằng áпh mắt cởi mở hơn, chúng ta sẽ được tự do, bình yên và chẳng còn khổ đau nữa.
Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể mang niềm vui và hạnh phúc tới cho người khác. Mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi suy nghĩ của chúng ta có thể mang đến sự đau khổ hay hạnh phúc cho mọi người.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi thông điệp bình tâm trong Fear – Sợ hãi