Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Những điều cần biết?

Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Ai phải đi đổi căn cước công dân gắn chip? Những điều cần biết về thẻ CCCD gắn chíp? Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip?

Căn cước công dân từ lâu đã là một loại thẻ gắn liền với đời sống mỗi người. Ngoài Giấy chứng minh nhân dân thì đây cũng là loại thẻ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho mỗi công dân để xác thực lý lịch và thuận tiện cho quá trình quản lý của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, hiện nay ít ai biết đến việc thẻ căn cước công dân gắn chip.

Luật sư tư vấn pháp luật về thẻ căn cước công dân gắn chip: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Căn cước công dân 2014;
  • Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân;
  • Thông tư 112/2020/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19;
  • Thông tư số 59/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp căn cước công dân;
  • Quyết định số: 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành về đề án thẻ công dân được gắn chip.

1. Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì?

Trước kia, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định: “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”.

Đến năm 2015 khi Luật căn cước công dân 2014 được có hiệu lực thì xuất hiện thêm một loại thẻ đó là căn cước công dân và được quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị định như sau:”Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này”.

Nhìn chung về bản chất thì CMND và CCCD giống nhau, là loại giấy tờ pháp lý chứng minh nhân thân. Tuy nhiên có những điểm khác nhau là hạn sử dụng, hạn của CMND là 15 năm. Với thẻ CCCD, sau lần cấp mới, mọi người phải đi đổi vào các năm 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau 60 tuổi công dân không cần đổi.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân gắn chip tại Quyết định 1368/QĐ-TTg và sẽ bắt đầu được thi hành từ tháng 1/2021.

Theo đó, thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là một loại thẻ có thể xem là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Mặc dù chức năng của thẻ khá nhiều, nhưng kích thước của e-ID vẫn giống như một thẻ ATM với một điểm trên thẻ là điểm kết nối kim loại để đọc dữ liệu hoặc không cần điểm tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).

Thẻ căn cước công dân gắn chip có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Ngoài ra thì thẻ cũng có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.

Thẻ căn cước công dân gắn chip tiếng Anh là: Chip – mounted Citizen identification card

Xem thêm: Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu mới nhất năm 2022

2. Ai phải đi đổi căn cước công dân gắn chip?

Nhiều người cho rằng khi ra mắt thẻ loại hình thẻ cắn cước công dân mới này thì tất cả mọi công dân dù là đang dùng CMND hay CCCD có mã vạch đều phải đồng loạt đi đổi sang CCCD có gắn chip. Tuy nhiên, không phải vậy, dưới đây là 2 trường hợp bắt buộc đổi và không bắt buộc đổi thẻ CCCD gắn chip.

Trường hợp bắt buộc đổi: Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và Căn cước công dân mã vạch hết hạn, hỏng mới nằm trong diện bắt buộc phải đổi sang CCCD mới. Từ trên xuống là Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số và Căn cước công dân hiện hành

Trường hợp không bắt buộc đổi: Những người có Chứng minh nhân dân 12 số, Căn cước công dân mã vạch còn hạn sử dụng, không bị hỏng, rách vẫn được tiếp tục sử dụng đến khi hết hạn. Ngoài ra, những người có nhu cầu đổi sang Căn cước công dân gắn chip cũng có thể làm thủ tục để đổi.

3. Những điều cần biết về thẻ CCCD gắn chíp:

Thứ nhất, lợi ích của đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip

Thẻ căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm so với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay. Cụ thể như: Tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế…

Do đó công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chip mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây… Đồng thời, cũng không còn tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.

Thẻ CCCD gắn chip tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân của công dân. Vì vậy, khi mất thẻ căn cước công dân cũng không gây bất lợi đến công dân vì mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.

Thứ hai, thời gian làm thẻ căn cước công dân gắn chip

Xem thêm: Mất chứng minh nhân dân có được làm thẻ căn cước công dân?

Quy trình làm thẻ được biết rất nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian cũng như công sức của người dân và cơ quan chức năng, thời gian có thể chưa đến 10 phút.

Lưu ý: Khi đi cần mang theo giấy tờ cung cấp đủ 2 thông tin gồm họ và tên, trình chứng minh nhân dân cũ cho cơ quan chức năng để tiến hành làm thẻ.

Thứ ba, đổi sang căn cước công dân gắn chip có cần làm lại các giấy tờ khác?

Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.

Tương tự, sau khi được cấp CCCD gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không hề có bất cứ phiền toái nào.

Thứ tư, căn cước công dân gắn chip sẽ được triển khai khi nào?

Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của mình vào chíp điện tử trong thẻ CCCD.

Các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chủ động triển khai tích hợp ứng dụng, sử dụng thông tin trên thẻ CCCD trong các lĩnh vực công tác.

Xem thêm: Để lộ ảnh hai mặt thẻ căn cước công dân có ảnh hưởng gì không?

Hiện đã có khoảng 70 quốc gia trên thế giới sử dụng thẻ căn cước có gắn chíp, trong đó có những quốc gia sử dụng từ những năm 1990.

Khi xây dựng Luật Căn cước công dân năm 2014, Bộ Công an đã tính toán đến việc gắn chíp, nhưng khi đó chi phí chip cao, ngân sách chưa đáp ứng được và trong nước chưa sử dụng được một số công nghệ liên quan đến chip.

Tuy nhiên, hiện nay với nền kinh tế phát triển hơn nước ta đã đủ khả năng để đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip giúp người dân cũng như cơ quan chức năng thực hiện tốt được chức năng quản lý của mình.

Thứ năm, hình dáng của thẻ căn cước công dân gắn chip

Thẻ Căn cước công dân hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn, chiều dài 85,6 mm, chiều rộng 53,98 mm, độ dày 0,76 mm.

Về nội dung, mặt trước thẻ căn cước công dân gồm các thông tin: Hình Quốc huy nước Việt Nam với đường kính 12mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30mm; có giá trị đến ở phía bên trái, từ trên xuống.

Tiêu ngữ, tên thẻ, biểu tượng của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử; số; tên, tuổi, quê quán, ngày sinh, giới tính, quốc tịch… sẽ nằm phía bên trái, từ trên xuống.

Mặt trước thẻ còn có phôi bảo an để chống làm giả. Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin như: Đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân ; chức danh của người có thẩm quyền cấp thẻ; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử ở phía bên trái, từ trên xuống.

Xem thêm: Trình tự, thủ tục, hồ sơ xin cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất mới nhất năm 2022

Ở phía nên phải, từ trên xuống có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái và vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ căn cước công dân.

Điểm khác biệt lớn nhất của mẫu thẻ căn cước mới là mặt sau thẻ có thêm con chíp điện tử thay cho mã vạch điện tử màu đen; thêm dòng mã ICAO (mã của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế); mã QR code (mã phản hồi nhanh hay mã vạch hai chiều). Chíp điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được cấp thẻ Căn cước công dân.

Ngoài Tiếng Việt, các thông tin trên thẻ sẽ được dịch sang Tiếng Anh kèm theo. Được biết, ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân được quy định cụ thể khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Con dấu trên thẻ Căn cước công dân màu đỏ, là con dấu có hình Quốc huy thu nhỏ của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.

Thẻ Căn cước công dân được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt.

4. Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip:

Điều 1 Thông tư 112/2020/TT-BTC quy định, từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021, Bộ Tài chính giảm lệ phí cấp Căn cước công dân (CCCD) bằng 50% mức thu lệ phí nêu tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC. Theo đó, mức tiền phải nộp khi cấp CCCD cụ thể là:

STT Loại lệ phí Mức thu từ 01/01/2021 – 30/6/2021 Mức thu từ 01/7/2021 1 Chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, 12 số sang cấp thẻ CCCD 15.000 30.000 2 Đổi thẻ CCCD khi:

Bị hư hỏng không dùng được;

Thay đổi họ, tên, chữ đệm; Đặc điểm nhận dạng;

Xác định lại giới tính, quê quán;

Có sai sót về thông tin trên thẻ;

Khi công dân yêu cầu.

25.000 50.000 3 Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam 35.000 70.000

Trong khi đó, theo ý kiến của Bộ Công an, dự kiến từ ngày 01/01/2021 tới đây sẽ cấp CCCD gắn chip. Bởi vậy, mức thu trên sẽ áp dụng cho người cấp CCCD gắn chip từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021. Sau đó, từ ngày 01/7/2021 trở đi, nếu công dân cấp CCCD gắn chip thì áp dụng theo mức thu lệ phí thông thường nêu tại Điều 4 Thông tư 59/2019.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *