Nếu không đọc bài viết này thì chắc chắn 99% các bạn sẽ mắc sai lầm lớn nhất trong việc nhận biết thanh mẫu , vẫn mẫu để phát âm chuẩn. Phát âm chuẩn là vấn đề cực kì quan trọng nếu phát âm không chuẩn từ đầu, sẽ dẫn đến việc sau này bạn dù có cố gắng chăm chỉ học như thế nào vẫn không thể giao tiếp với người Trung Quốc.
Đừng lo lắng vì ngay sau đây bài viết “Thanh mẫu | Vận mẫu trong tiếng Trung ⇒ Cách phát âm chuẩn” của Chinese sẽ giúp các bạn học chuẩn ngay từ đầu mà không tốn kém một chi phí nào.
Thanh Mẫu trong tiếng Trung và cách phát âm chuẩn
Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu thanh mẫu bản chất là gì và có bao nhiêu thanh mẫu trong tiếng trung nhé. Dưới đây là bảng thanh mẫu trong tiếng Trung.
Thanh mẫu trong tiếng Trung giống phụ âm trong tiếng Việt. Ví dụ: “cơm” – trong từ này “c”là phụ âm đầu của từ “cơm”. Tương tự như vậy tiếng Trung có phiên âm là ” bǎ” – và “b” trong phiên âm này được gọi là thanh mẫu.
Thanh mẫu trong tiếng Trung gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đừng đầu câu ( xem kỹ về 2 phụ âm này phần chú ý cuối bài). Cũng có thể coi là có 23 phụ âm là vì vậy. 23 phụ âm này dựa theo cách phát âm mà được chia ra làm 6 nhóm. Để đọc chuẩn các nhóm thanh mẫu này, các bạn chú ý xem phần hướng dẫn đọc mẫu dưới đây.
#Nhóm âm môi và răng môi
Để phát âm nhóm thanh mẫu này bạn dùng 2 môi hoặc răng và môi tác động vào nhau để bật ra âm tiết.
b
Tên âm tiết là “pua” . Bản chất là âm “p” (trong tiếng Việt) nhưng không bật hơi.
– Ví dụ: từ bố trong tiếng Trung có phiên âm là “ba” ;
-Ta thấy “b” ghép với “a” là “ba”-> đánh vần là “p”+”a”-> đọc là “pa”.
p
Tên âm tiết là “p’ua” . Bản chất là âm “pua”, nhưng bật hơi mạnh.
– Ví dụ: từ “pa” là “p” ghép với “ao” -> đánh vần là “p”+”ao”-> đọc là “pao”.
m
Tên âm tiết là “mua” . Bản chất đọc là “m” trong tiếng Việt
– Ví dụ: từ “ma” là “m” ghép với “a” -> đánh vần là “m”+”a”-> đọc là “ma”.
f
Tên âm tiết là “fua” . Bản chất đọc như “ph” trong tiếng Việt
– Ví dụ: từ “fa” là “f” ghép với “a” -> đánh vần là “ph”+”a”-> đọc là “pha”.
#Nhóm âm Nhóm âm đầu lưỡi
d
Tên âm tiết là “mua” . Bản chất đọc là “t” trong tiếng Việt
– Ví dụ: từ “da” là “d” ghép với “a” -> đánh vần là “t”+”a”-> đọc là “ta”.
t
Tên âm tiết là “mua” . Bản chất đọc là “th” trong tiếng Việt, hơi bật ra mạnh hơn chút
– Ví dụ: từ “ta” là “t” ghép với “a” -> đánh vần là “th”+”a”-> đọc là “a”.
l
Tên âm tiết là “mua” . Bản chất đọc là “n” trong tiếng Việt
– Ví dụ: từ “na” là “n” ghép với “a” -> đánh vần là “n”+”a”-> đọc là “a”.
n
Tên âm tiết là “mua” . Bản chất đọc là “L” trong tiếng Việt
– Ví dụ: từ “la” là “l” ghép với “a” -> đánh vần là “L”+”a”-> đọc là “La”.
#Nhóm âm mặt lưỡi
j
Tên âm tiết là “chi” . Bản chất đọc là “ch” trong tiếng Việt, đầu lưỡi chạm vào chân răng hàm dưới
– Ví dụ: từ “jin” là “j” ghép với “in” -> đánh vần là “ch”+”in”-> đọc là “chin”.
q
Tên âm tiết là “ch’i” . Bản chất đọc là “ch” nhưng bật hơi, mặt lưỡi không tiếp xúc với hàm ếch để bật luồng hơi ra
– Ví dụ: từ “qin” là “q” ghép với “in” -> đánh vần là “ch’ “+”in”-> đọc là “ch’in”.
x
Tên âm tiết là “si” . Bản chất đọc là “s” trong tiếng Việt
– Ví dụ: từ “xin” là “x” ghép với “in” -> đánh vần là “s”+”in”-> đọc là “sin”.
#Nhóm âm gốc lưỡi
g
Tên âm tiết là “cưa” . Bản chất đọc là “c” trong tiếng Việt
– Ví dụ: từ “ga” là “g” ghép với “a” -> đánh vần là “c”+”a”-> đọc là “ca”.
k
Tên âm tiết là “si” . Bản chất đọc là “kh” nhưng tắc và bật hơi mạnh ở cuống họng ( đọc giữa – tức vừa đọc “c” và “kh” là được)
– Ví dụ: từ “kai” là “k” ghép với “ai” -> đánh vần là “kh”+”ai”-> đọc là “c-kh-ai”.
h
Tên âm tiết là “si” . Bản chất đọc là “h” trong tiếng Việt, nhưng hơi có chữ”kh” sát ở cuống họng, giống như âm giữa “h” và “kh”.
– Ví dụ: từ “hai” là “h” ghép với “ai” -> đánh vần là “h”+”ai”-> đọc là “h-kh-ai”.
#Nhóm âm đầu lưỡi trước
z
Phát âm như “ch” trong tiếng Việt, âm tắc sát không bật hơi,đầu lưỡi thẳng
tiếp xúc giữa hai hàm răng trên và dưới.
c
Gần giống âm giữa “tr và x” (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng bật hơi. Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước nhưng bị chặn lại bởi chân răng và bật hơi (lưỡi thẳng).
s
Phát âm như “x” trong tiếng Việt, lưỡi sau chân răng
r
Gần giống âm “r”. Cách phát âm: Lưỡi hơi uống thành vòm, thanh quản hơi rung.
#Nhóm âm phụ kép
zh
Phát âm như “ch” trong tiếng Việt tròn môi, uốn lưỡi
ch
Phát âm như “ch” nhưng bật hơi, tròn môi, uốn lưỡi
sh
Phát âm nặng hơn “s” trong tiếng Việt, môi tròn, uốn lưỡi, bật gió nặng hơn âm “x”nhé
Vận Mẫu trong tiếng Trung và cách phát âm chuẩn
Vận mẫu trong tiếng Trung chính là phần vần trong 1 từ tiếng Việt.Ví dụ ta có phiên âm “piao” thì “p” chính là thanh mẫu còn “iao” chính là phần vận mẫu. Có tổng 35 vận mẫu được tổ hợp từ những chữ cái đơn lẻ. Tiêng Trung Pinyin đầy đủ được phân loại thành các loại như sau:
– Vận mẫu đơn: Chính là 6 nguyên âm gốc ban đầu a, o, e, i, u và ü
– Vận mẫu kép: Chính là các nguyên âm đơn ghép với các nguyên âm đơn khác, hoặc các vận mẫu đơn ghép với các thanh mẫu khác.
#Nhóm vận mẫu đơn
a
Gần giống “a”. Mồm há to, lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi
o
Gần giống “ô” (trong tiếng Việt). Lưỡi rút về sau, tròn môi.
e
Nằm giữa “ơ” và “ưa”. Lưỡi rút về sau, mồm há vừa. Là nguyên âm dài, không tròn môi.
i
Gần giống “i”. Đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi giẹp (kéo dài khóe môi).
u
Gần giống “u”. Lưỡi rút về sau. Là nguyên âm dài, tròn môi nhưng không há.
ü
Gần giống “uy”. Đầu lưỡi dính với răng dưới. Là nguyên âm dài.
#Nhóm vận mẫu kép
ai
Gần giống âm “ai” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang i
ei
Gần giống âm “ây”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang i
ui
Gần giống âm “uây”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “ei”.
ao
Gần giống âm “ao”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o”
ou
Gần giống âm “âu”. Đọc hơi kéo dài âm “o” rồi chuyển sang âm “u”
iu
Gần giống âm “i + êu (hơi giống yêu)”. Đọc kéo dài âm “i” rồi chuyển sang âm “u”
üe
Gần giống âm “uê”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang âm “ê”
er
Gần giống âm “ơ”. Đọc uống lưỡi thật mạnh (thanh quản rung mạnh hơn chút).
an
Gần giống âm “an”. Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm “n”
en
Gần giống âm “ân”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang phụ âm “n”
in
Gần giống âm “in”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang phụ âm “n”.
un
Gần giống âm “uân”. Đọc hơi kéo dài âm “u” rồi chuyển sang âm “en”.
ün
Gần giống âm “uyn”. Đọc nguyên âm “ü” (uy) rồi chuyển sang phụ âm “n”
ang
Gần giống âm “ang” (trong tiếng Việt). Đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “ng”
eng
Gần giống âm “âng”. Đọc hơi kéo dài âm “e” rồi chuyển sang âm “ng”
ing
Gần giống âm “inh”. Đọc hơi kéo dài nguyên âm “i” rồi chuyển sang âm “ng”
ong
Gần giống âm “ung”. Đọc hơi kéo dài âm “o” (u) rồi chuyển sang âm “ng”
Chú ý khi ghép thanh mẫu và vận mẫu thành một âm tiết
Giống như tiếng Việt, trong tiếng Trung cũng có các thanh mẫu không bao giờ đi với 1 số các vận mẫu cụ thể,hoặc các lưu ý ghép chung đặc biệt quan trọng khác bạn chắc chắn phải nắm vững mới có thể không đọc sai. Theo dõi các lưu ý dưới đây:
– Vận mẫu đi kèm với “ j,q,x” và “z,c,s” , ” zh, ch, sh,r” sẽ khác nhau hoàn toàn.
“ j,q,x” chỉ kết hợp với vận mẫu bắt đầu bằng “i” hoặc “ü”. Ví dụ : xian , qiu, jing. Chú ý: “ j,q,x” + “ü, “üe”,”üan”,”ün” sẽ mất dấu hai chấm trên “ü” nhưng cách đọc giữ nguyên.
Ví dụ : ju, xuan.
“z,c,s” và ” zh, ch, sh,r” sẽ không kết hợp được với vận mẫu bắt đầu bằng “i” hoặc “ü”.
Ví dụ: Trong phiên âm tiếng Trung sẽ không có : zian, zhing
Có duy nhất “i” có thể ghép được với “z,c,s” và ” ” zh, ch, sh,r” nhưng “i” lúc này đọc là ư.
Ví dụ : shi .
– Về 2 phụ âm không chính thức là y và w. Thực chất nguyên nhân dẫn đến phụ âm này không chính thức đó là bởi vì nguyên âm”u” và nguyên âm “i” là 2 âm tiết duy nhất có thể tự tạo thành 1 âm tiết khi đứng một mình và khi chúng đứng 1 mình người ta phiên âm chúng kèm “y” và “w”.
Ví dụ: “yi” ->nghĩa là số 1 ->đọc là “i”
“wu”-> nghĩalaf số 5 -> đọc là “u”. ( “y”,”w” coi như âm câm,không ảnh hưởng đến cách đọc của từ).
Trên đây là bài viết “Thanh mẫu | Vận mẫu trong tiếng Trung⇒ Cách phát âm chuẩn”. Chúc các bạn phát âm thật chuẩn qua bài viết này nhé.