Tất Tần Tật Về Cách Viết CV (Sơ Yếu Lý Lịch)

>>> CV là gì?

CV là gì? Như thế nào là một CV đẹp? Học cách viết CV như thế nào?

Những câu hỏi quay cuồng trong đầu ứng viên trẻ trên con đường chinh phục nhà tuyển dụng. Dù chỉ là điểm xuất phát, nhưng nếu bạn thể hiện một cái đầu ngu ngốc, non kinh nghiệm và đầy bất cẩn vào trong bản CV cá nhân, đừng thắc mắc vì sao điểm khởi đầu cũng là nơi kết thúc.

Chuỗi bài viết “Tất tần tật về cách viết CV” của Câu lạc bộ Nguồn nhân lực hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức quý giá để thể hiện mình thật tốt trong vòng đầu ứng tuyển này.

1.     CV là gì?

Tất nhiên chúng tôi không định đưa cho các bạn một định nghĩa trên wikipedia hay từ điển Oxford. Dựa vào vốn ít ỏi kinh nghiệm trong những năm hợp tác tuyển dụng với các công ty, CLB  Nguồn nhân lực mong muốn được đưa cho các bạn một cách hiểu đúng nhất về vai trò của CV trong quá trình ứng tuyển:

CV là lá thư “chào hàng”.

Tưởng tượng bản thân bạn đang là một người bán hàng, sản phẩm bạn có gồm: kỹ năng, năng lực, học vấn, kinh nghiệm… ở một ngành nghề nhất định. Khách hàng của bạn là những nhà tuyển dụng khó tính, và những thị trường “màu mỡ” nhất chắc chắn là những nơi cạnh tranh khốc liệt nhất.

Nhiều khi, bên cạnh bạn có hàng chục, hàng trăm đối thủ, mà khách hàng thì không có nhiều thời gian để đàm phán với từng người về mẫu mã, chất lượng, giá cả… Cách gửi lời chào hàng – cách viết CV – là nghệ thuật khởi đầu để làm nổi bật bản thân và chinh phục trái tim khách hàng –nhà tuyển dụng, giúp bạn giành lấy chiếc vé cho buổi gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp.

Ghi chú số 1: Khi chưa chuẩn bị được cho mình một bản CV tươm tất, đừng bao giờ nghĩ đến buổiphỏng vấn.

CV là ấn tượng ban đầu và có thể là mãi mãi.

Nhưng nếu như cho rằng CV đơn giản chỉ là một thủ tục cho qua “vòng gửi xe”, hẳn bạn sẽ gặp sai lầm vô cùng nghiêm trọng.

Thứ nhất, CV và những thông tin bên trong của bạn sẽ chính là căn cứ để nhà tuyển dụng lựa chọn các câu hỏi cho vòng phỏng vấn. Bạn có thể hình dung, những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn sẽ là: “Trong CV em có viết…”, “Tôi đọc CV của em và thấy rằng…”, “Em có nói…”…

Thứ hai, ấn tượng đầu tiên là ấn tượng sẽ theo nhà tuyển dụng suốt những vòng sau. Rất nhiều nhà tuyển dụng thừa nhận, nhiều khi cách viết CV của ứng viên ảnh hưởng đến họ rất nhiều trong việc ra quyết định khi có sự cân nhắc giữa hàng loạt ứng viên trình độ tương đồng.

Ghi chú số 2: CV là gì? Nó không chỉ là một lá đơn xin việc. Nó là cái nhìn đầu tiên, ấn tượng đầu tiên của NTD với bạn, và góp phần không nhỏ vào sự thành bại của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn.

2.     

CV đẹp cần gì?

Một cuộc khảo sát những người làm nghề nhân sự do Eric Hilden tổ chức năm 2010 về cách viết CV, thu được kết quả về những yếu tố được nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV của ứng viên, bao gồm:

45%: Kinh nghiệm trong những công việc liên quan.

35%: Trình độ chuyên môn và kỹ năng.

25%: Dễ đọc.

16%: Thành tích.

14%: Ngữ pháp và chính tả.

9%: Học vấn.

9%: Khao khát thành công.

3%: Có mục tiêu rõ ràng.

5%: Những “từ khóa”, thông tin liên hệ, kỹ năng tin học, trải nghiệm cá nhân…

Dễ hiểu khi kinh nghiệm (experiences), kiến thức (knowledge) và kỹ năng (skills) vẫn là bộ ba yếu tố nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong CV của bạn, vượt lên hẳn so với những yếu tố như thành tích hay học vấn. Chắc bạn đã hiểu mình phải tìm cách highlight gì ở trong CV của mình rồi chứ? (Trong những phần tiếp theo của Series Cách viết CVCâu lạc bộ nguồn nhân lực sẽ mách nhỏ bạn các cách để bạn có thể xoay sở khi có quá ít hay quá nhiều kinh nghiệm nhé!)

Bất ngờ ở đây là bên cạnh nội dung, thì hai phần của hình thức là dễ đọc và ngữ pháp – chính tả chiếm vị trí rất cao. Lý do rất đơn giản, nhà tuyển dụng sẽ hiểu cái cách bạn cẩn thận với bản CV của mình cũng chính là cách bạn sẽ cẩn thẩn và tận tụy như vậy trong công việc.

Như vậy đầu tư vào nội dung của một bản CV là quan trọng, nhưng hình thức của nó cũng quyết định không nhỏ đến thành công của bạn đấy.

Ghi chú số 3: Kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng là vô cùng quan trọng trong nội dung của một bản CV. Tuy nhiên, đừng quên lựa chọn cách viết CV cho thật “bắt mắt” bạn nhé!

>>> Những CV mẫu bạn không thể bỏ qua 

Trung bình mỗi tháng có khoảng 5.400 lượt tìm kiếm từ khóa “cv mẫu”, 4.400 lượt tìm kiếm từ khóa “mẫu cv”, 800 lượt tìm kiếm từ khóa “mẫu hồ sơ xin việc”,… trên công cụ tìm kiếm Google! Tại sao CV mẫu lại được quan tâm đến như vậy? Hãy cùng câu lạc bộ Nguồn nhân lực giải đáp những thắc mắc đó và tìm một mẫu CV phù hợp cho bạn nhé!

A. CV MẪU LÀ GÌ? TẠI SAO BẠN NÊN QUAN TÂM ĐẾN CV MẪU?

Bạn đã tìm được CV mẫu cho riêng mình?

 Những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn bạn đã quá quen với những bài văn mẫu, bài giải mẫu,… giúp bạn hiểu và nắm bắt được cách làm một bài văn hay giải một bài toán. CV mẫu cũng như vậy, đó là một “tài liệu tham khảo” vô cùng hữu ích cho bạn khi viết CV. Các mẫu CV sẽ vạch sẵn ra cho bạn xem trong một CV nên có những phần nào, phần nào. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về cách viết CV thì đây sẽ là cách nhanh nhất để bạn tìm hiểu và tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng về CV. Tuy nhiên, không có một mẫu đơn xin việc chung nào dành cho tất cả mọi người, vì thành tích học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp của chúng ta không ai giống ai cả.

Để giải quyết vấn đề “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” này, câu lạc bộ Nguồn nhân lực đã tổng hợp và phân loại ra những CV mẫu (mẫu đơn xin việc) dành riêng cho một số trường hợp cụ thể của ứng viên. Hãy tìm xem đâu là mẫu CV phù hợp nhất với bạn ngay lúc này nhé!

B. NHỮNG CV MẪU (MẪU ĐƠN XIN VIỆC) BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

1. CV mẫu dành cho người thất nghiệp

Nếu bạn vẫn chưa tìm được một công việc ưng ý cho bản thân mình thì cũng đừng thất vọng hay chán nản. Hãy thử tìm cách để có một CV hoàn hảo hơn, bởi vì nhà tuyển dụng (NTD) sẽ không đánh trượt bạn chỉ vì bạn đang thất nghiệp. Quan trọng là bạn biết cách thể hiện bản thân mình sao cho NTD thấy được khả năng và giá trị của bạn. Trong trường hợp bạn có không ít những “khoảng trống nghề nghiệp”, bạn nên chủ động và thẳng thắn trình bày một cách trung thực bạn đã làm gì trong những khoảng thời gian không có việc làm. Hãy sử dụng CV mẫu (mẫu đơn xin việc) này nếu:

  • Bạn đang thất nghiệp.

  • Bạn chưa tìm thấy việc làm phù hợp trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Bạn bị mất việc làm và vẫn chưa tìm được việc làm thay thế.

  • Bạn đã thất nghiệp trong một khoảng thời gian dài.

  • Bạn nghỉ việc đã một thời gian và muốn quay trở lại làm việc.

DOWLOAD TẠI ĐÂY

 2. CV mẫu dành cho sinh viên mới tốt nghiệp

Bạn đã sẵn sàng cho một công việc trong tương lai? Bạn có tấm bằng tốt nghiệp trong tay vì thế hãy tìm kiếm và đăng kí vào một vị trí tuyển dụng mà bạn yêu thích. Tuy nhiên, hãy để chúng tôi giúp bạn chứng minh thực lực của mình với NTD qua những bằng cấp mà bạn đã dày công đạt được nhé. Hãy sử dụng CV mẫu này nếu:

  • Bạn vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng,…

  • Bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp đại học, cao đẳng…

DOWLOAD TẠI ĐÂY

 

3. CV mẫu dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp

Bạn cảm thấy môi trường học tập, nghiên cứu… không phù hợp với mình? Bạn muốn tìm một công việc để có thể trang trải cho chi phí cuộc sống ngày một đắt đỏ? Nếu bạn quyết định thôi học để đi làm, thì việc có một CV phù hợp là rất quan trọng. Hãy sử dụng CV mẫu này nếu:

  • Bạn chuẩn bị tốt nghiệp THPT.

  • Bạn không muốn học đại học, cao đẳng,…

  • Bạn đã thôi học và đang tìm việc làm.

  • Bạn không có bằng đại học, cao đẳng, không có nhiều chứng chỉ, bằng cấp.

DOWLOAD TẠI ĐÂY

 4. CV mẫu dành cho người muốn chuyển ngành nghề

Hiện nay, hiện tượng làm trái ngành, nghề diễn ra khá phổ biến, vì thế việc bạn muốn thay đổi công việc, chuyển sang hoạt động ở một ngành nghề hay lĩnh vực khác là hết sức bình thường. Tuy nhiên, việc chuyển ngành nghề sẽ khiến bạn vấp phải không ít khó khắn, đặc biệt là làm cách nào để thuyết phục NTD rằng bạn phù hợp với một vai trò, vị trí hoàn toàn mới. Hãy sử dụng CV mẫu này nếu:

  • Bạn có dự định chuyển sang làm việc ở một lĩnh vực hoàn toàn khác so với công việc hiện tại.

  • Bạn muốn tìm kiếm một công việc không thuộc ngành nghề mà bạn đang theo học.

  • Bạn muốn tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng ở một vai trò mới.

DOWLOAD TẠI ĐÂY

 5. CV mẫu dành cho người muốn nắm giữ chức vụ, vị trí cao hơn trong công việc

Bạn đã làm việc một thời gian dài mà vẫn “dậm chân tại chỗ”? Trong quá trình làm việc, chắc hẳn bạn đã tích lũy được không ít kinh nghiệm, kỹ năng và sẽ đến một lúc nào đó, bạn muốn nắm giữ một vị trí cao hơn, phù hợp với năng lực của bản thân. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, nhưng làm cách nào để bạn chứng minh cho NTD biết rằng bạn đã sẵn sàng và đủ khả năng để đảm nhận những trách nhiệm, vai trò quan trọng hơn. Hãy sử dụng CV mẫu này nếu:

  • Bạn muốn được thăng chức.

  • Bạn muốn được tín nhiệm, tham gia các công việc có trọng trách lớn hơn.

  • Bạn muốn có thêm kinh nghiệm, kỹ năng ở một vị trí mới.

DOWLOAD TẠI ĐÂY

6. CV mẫu dành cho người đã nghỉ việc một thời gian muốn trở lại làm việc

Vì một lí do nào đó mà bạn đã nghỉ việc một thời gian dài, và bây giờ bạn lại có động lực để làm việc, muốn tìm một công việc mới phù hợp cho bản thân. Hãy cho NTD biết xem bạn đã học hỏi, tích lũy được những gì trong thời gian không đi làm. Hãy sử dụng CV mẫu này nếu:

  • Bạn đã nghỉ làm một thời gian dài.

  • Bạn dự định đi làm trở lại sau khi đã giải quyết ổn thỏa các vấn đề cá nhân.

  • Bạn phải nghỉ làm để sinh con và không muốn tiếp tục làm công việc trước đây.

  • Bạn bị ốm một thời gian dài và buộc phải thôi việc trong quá trình điều trị

DOWLOAD TẠI ĐÂY

 Trên đây chỉ là những mẫu CV dành cho những trường hợp phổ biến nhất mà chúng tôi sưu tầm, tổng hợp được. Bạn đã tìm được một mẫu CV phù hợp với hoàn cảnh của bạn rồi chứ? Bạn định sử dụng mẫu CV ấy như thế nào? Hãy để câu lạc bộ Nguồn nhân lực tiếp tục đồng hành với bạn nhé!

C. SỬ DỤNG CV MẪU (MẪU ĐƠN XIN VIỆC) NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?

Kể cả khi bạn đã có một CV mẫu cho riêng mình rồi, cũng không một ai dám chắc CV của bạn khi nộp cho NTD sẽ thoát khỏi “thảm cảnh” nằm trong sọt rác. Bước tiếp theo bạn phải làm để có một CV lọt vào mắt xanh của NTD đó là hãy sử dụng mẫu CV mà chúng tôi cung cấp cho bạn một cách linh hoạt và phù hợp. Hãy đọc kĩ mẫu CV mà bạn đã chọn và quyết định xem phần nào nên “ra đi” hay “ở lại”. Hãy tìm hiểu về công ty tuyển dụng mà bạn đăng kĩ xem quy trình tuyển dụng của họ có những đặc thù riêng như thế nào. Khi “đọc vị” được NTD, công việc còn lại của bạn là hãy viết CV một cách cẩn thận và hứng thú với nó. Trình bày một cách khoa học, sạch đẹp và chắc chắn CV của bạn sẽ không “quay lưng lại” với bạn. Đừng cẩu thả hay viết CV một cách khiên cưỡng, sơ sài,… vì NTD có thể nhìn vào CV và đánh giá tính cách của bạn.

 >>> Cơ hội sống cho CV xin việc của bạn 

Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng: Nhà tuyển dụng chỉ mất khoảng 45 giây  để đọc một CV xin việc  trước khi quyết định giữ lại hay cho CV đó vào thùng rác! Vậy làm thế nào để  CV của bạn “sống sót” qua những phút giây “tử thần” đó? Hãy cùng câu lạc bộ Nguồn nhân lực tìm hiểu những lưu ý về nội dung để tăng  cơ hội sống cho CV xin việc của bạn nhé!

 

I/ Yêu cầu cụ thể

Một CV xin việc thường bao gồm 8 phần mục cơ bản, đó là:

  • Thông tin cá nhân

  • Mục tiêu nghề nghiệp

  • Trình độ học vấn

  • Kinh nghiệm làm việc

  • Hoạt động ngoại khóa

  • Ký năng

  • Sở thích

  • Người tham khảo

1.     Thông tin cá nhân

  • Họ và tên

  • Ngày sinh

  • Số điện thoại

  • E-mail

  • Địa chỉ liên hệ

=> Trong đó, số điện thoai và e-mail là cái bạn dùng thường xuyên.

=> Địa chỉ e-mail không nên quá ấn tượng, tránh việc nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn thiếu chuyên nghiệp.

        Ví dụ: [email protected], [email protected],…

=> Nếu bạn ứng tuyển một công việc quảng cáo, hãy thận trọng với thông tin của bạn!  Ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tình trạng hôn nhân, bản sao giấy khai sinh /hộ chiếu,… trong một số trường hợp là không cần thiết trong CV xin việc. Tuy nhiên đó lại là cơ hội cho một số kẻ xấu khai thác và lợi dụng, chẳng hạn mở tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng dưới tên bạn.

2.     Mục tiêu nghề nghiệp

  • Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những phần nhà tuyển dụng quan tâm  nhất của CV xin việc. Đó không đơn thuần là mục tiêu của riêng bạn mà còn phải hướng đến điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ công việc của vị trí mình đang ứng tuyển cũng như nhu cầu của nhà tuyển dụng.

  • Mục tiêu nghề nghiệp gồm: mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn (nên sắp xếp theo thứ tự tương ứng).

=> Mục tiêu được lượng hóa rõ ràng, hình dung cụ thể, chi tiết.

        Ví dụ: “trở thành trưởng phòng nhân sự trong 5 năm tới”,…

=> Mục tiêu phải phù hợp với tính chất công việc.

=> Nhà tuyển dụng rất đánh giá cao những mục tiêu nghề nghiệp táo bạo, thể hiện cá tính mạnh mẽ của ứng viên.

 3.     Trình độ học vấn

Trong mục này, các bạn nên để theo thứ tự như sau:

  • Chuyên ngành bạn theo học.

  • Điểm số và thành tích, giải thưởng gần đây bạn đạt được.

  • Chứng chỉ nghề nghiệp: Ở mục này cần ghi những chứng chỉ các bạn đã tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp một phần ở các trung tâm có uy tín.

  • Chứng chỉ về ngoại ngữ như TOEIC, TOEFL, IELTS, …

  • Chứng chỉ về kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, hùng biện,…), kỹ năng tin học,…

=> Cần cụ thể, số hóa tất cả thông tin, tránh các từ chỉ số lượng chung chung như “một vài”, “nhiều”, “một số”,…

 4.     Kinh nghiệm làm việc

  • Nêu cụ thể từng công việc mà bạn đã từng đảm nhiệm.

        Ví dụ: thay vì nói bạn đã đứng đầu một nhóm 10 người trong một dự án, hãy nêu cụ thể bạn đã sắp xếp,   tổ chức điều hành dự án đó như thế nào.

  • Điều quan trọng là bạn phải nêu bật được những kinh nghiệm học được sau công việc đó, những khó khăn bạn gặp phải, cách giải quyết của bạn, những kiến thức, kỹ năng khác… Đây sẽ là chìa khóa để nhà tuyển dụng đánh giá tinh thần học hỏi cũng như năng lực của chính bạn.

=> Các kinh nghiệm đưa ra phải liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn, tránh dài dòng, lan man.

5.     Hoạt động ngoại khóa

  • Có thể đưa vào những thành tích hoạt động xã hội, tình nguyện viên,… Điều này cho thấy bạn là một con người năng động, nhiệt tình – một trong những tiêu chí lựa chọn của nhà tuyển dụng.

=> Bạn cần nêu rõ vị trí, vai trò và công việc cụ thể của bạn trong hoạt động ngoại khóa đã tham gia.

6.     Kỹ năng

Nên sắp xếp theo thứ tự:

  • Kỹ năng chuyên môn

  • Kỹ năng tin học

  • Kỹ năng mềm

=> Những kỹ năng này phải tương thích với công việc trong tương lai của bạn.

 7.     Sở thích

  • Phần này yêu cầu ngắn gọn, tránh chiếm dung lượng các phần khác.

  • Tránh đưa những sở thích một cách “cứng nhắc”, đơn thuần như: “đọc sách, đi du lịch, xem phim,…”  Thay vào đó, có thể chi tiết hóa các hoạt động đó.

        Ví dụ: Làm phim trong câu lạc bộ Điện ảnh của trường Đại học, đi du lịch xuyên Việt bằng xe máy vào mùa hè,…

  • Nên nhấn mạnh những sở thích liên quan đến công việc sau này.

8. Tham chiếu

  • Trong mục này, các bạn cần đề tên những người có thể xác nhận các thông tin mình viết trong CV xin việc là chính xác. Những người này có thể là giáo viên, đồng nghiệp cũ, người quản lý cũ…Các bạn hãy điền thông tin chi tiết, chính xác để giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc với người tham khảo dễ dàng nhất.

 

II/ Yêu cầu chung

  • Trên đây là 8 mục cơ bản của một CV. Tuy nhiên, tùy từng yêu cầu cũng như đặc thù riêng của mỗi công việc mà bạn có thể linh hoạt trong bố cục CV của mình, tránh khuôn mẫu, gò bó.

  • Mục tiêu nghề nghiệp, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc là ba phần quan trọng nhất của một CV xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ chủ yếu vào đó để quyết định xem bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Bởi vậy, bạn nên đầu tư công sức để đạt được kết quả như mong muốn.

  • Nhìn chung, nội dung CV xin việc của bạn cần súc tích và mạch lạc. Bạn chỉ nên tập trung chủ yếu vào những thông tin quan trọng và cần thiết, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và đánh giá chính xác về bạn.

  • Hãy tự tin thể hiện bản thân và làm nổi bật những điểm mạnh của mình. Cơ hội là duy nhất nên bạn cần tận dụng nó!

  • Và bạn đừng quên tính trung thực của bản CV. Việc “tô vẽ” thêm cho CV của có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bị phát hiện là đã nói dối?

Hy vọng những lưu ý trên sẽ là những hành trang hữu ích cho bạn khi làm nội dung CV xin việc! Chúc các bạn thành công!

 

>>> Những “cái mặt không chơi được” khi trình bày CV

Méo mặt vì thành kiến

Các nhà tuyển dụng không phải là những rô bốt được lập trình tính toán chính xác tỉ mỉ- họ ít nhiều ai cũng có thành kiến về một mặt nào đó, hoặc chủ tâm, hoặc vô thức. Điều đó có thể hơi buồn cười, nhưng rất thường thấy. Có những người ghét ô tô màu đỏ hoặc ghét rèm vải đăng ten chẳng vì cái gì.Và rõ ràng ta vẫn phải chấp nhận một thực tế là các ứng viên càng bất lợi về ngoại hình sẽ càng ít có cơ hội hơn !

Điều đó thì liên quan gì đến trình bày CV? Rất liên quan đấy! Khi trình bày CV, có rất nhiều các yếu tố có thể khiến nhà tuyển dụng có thành kiến với bạn. Dưới đây là danh sách những thông tin “nhạy cảm” nhất mà bạn nên cân nhắc khi đưa nó vào CV.

  • Thân thế

  • Tuổi tác

  • Tình trạng quan hệ

  • Tầng lớp xã hội

  • Trình độ giáo dục

  • Bất lợi thể chất

Trên  đây chỉ là những trường hợp thường gặp nhất. Khi đưa một thông tin nào đó vào CV, bạn hãy tự đặt câu hỏi cho mình xem điều đó có thể tạo nên thành kiến hay không? Áp dụng lý thuyết: Tránh voi chẳng xấu mặt nào, bạn hãy bỏ đi những gì mà bạn cho là “điểm nhạy cảm” và không bắt buộc. Ví dụ, bạn không nhất thiết phải ghi vào CV rằng: Tình trạng quan hệ: Ly hôn. Như thể là đang “Lạy ông tôi ở bụi này” vậy! Thực sự không cần thiết, lại dễ khơi nên thành kiến ở nhà tuyển dụng, dù họ có thể không thực sự ý thức được rằng họ đang bất công.

Có thể vài người cảm thấy bị xúc phạm với những gì được nói trên đây. Nhưng thành kiến có thật và thường trực, dù nó bất công phũ phàng. Còn bạn, bạn chỉ có một cơ hội, một lần gặp đầu tiên, lần gặp duy nhất ! Hãy tự nhủ rằng, qua được vòng thử thách này, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội cởi mở phía sau.

Những gương mặt nhàu nhĩ

Trình bày CV quan trọng hơn nhiều việc bạn chọn trang phục cho buổi phỏng vấn. Đó là hình ảnh đại diện cho bạn, tạo những ấn tượng đầu tiên cho nhà tuyển dụng. Người ta thường để ý hình thức món ăn trước khi đụng đũa, cũng như đánh giá cách trình bày CV trước khi quyết định đọc từ tốn hay đọc ầm ào cho xong (hoặc nhanh hơn, loại ngay từ vòng gửi xe !)

Vậy nên, để họ có đừng ấn tượng không tốt với những bản CV cẩu thả, thiếu mạch lạc rõ ràng, hãy tránh những lỗi như sau:

Thao tác trên bản mềm:

  • Căn lề hẹp, ít khoảng trống cho mắt “nghỉ” (dưới 2,5 centimet mỗi bên).

  • Cỡ chữ quá nhỏ hoặc quá to (thông thường, tiêu đề được viết ở cỡ 14, đoạn văn bản ở cỡ 11 hoặc 12).

  • Lạm dụng kiểu chữ gạch chân ở các tiêu đề.

  • Dùng màu lòe loẹt, không thống nhất.

  • Dùng phông chữ hoa mỹ, kiểu cách (các nhà tuyển dụng thường chuộng phông chữ Arial, Times New Roman, Tahoma…)

  • Có quá nhiều kiểu định dạng khác nhau trên cùng một trang giấy.

  • Có quá nhiều thông tin trên cùng một trang giấy.

Thao tác trên bản cứng:

  • Bản in chất lượng tồi, nhòe màu, độ nét kém, giấy mỏng, ố vàng (nên dùng máy in laser và loại giấy chất lượng tốt nhất).

  • Ảnh dán không rõ nét, tối màu, nhòe mờ,gương mặt không sáng sủa. Có vết lem của hồ dán hoặc vết cắt ảnh nham nhở xộc xệch, thiếu chỉn chu.

  • Gập đôi bản giấy, gây vết hằn giữa bản CV.

  • Làm quăn mép, làm nhàu CV.

Hãy nhờ nhiều người có kiến thức chuyên môn đánh giá cách trình bày bản CV của bạn, ghi nhận và chắt lọc ý kiến của tất cả. Nếu không định nộp CV vào một công ty liên quan đến nghệ thuật nói chung, đừng bị mê hoặc bởi các CV mẫu lung linh và kì dị. Các nhà tuyển dụng thường ưa những kiểu trình bày chỉn chu, cân đối và sáng tạo một cách hợp lý, thể hiện rằng bạn là một con người ngăn nắp, thông minh, tác phong linh hoạt. 

>>> CV tiếng Anh, có gì khó !

Trong 2 – 3 năm trở lại đây,  không chỉ có các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty nước ngoài mà bản thân những công ty Việt Nam cũng khuyến khích ứng viên gửi CV tiếng Anh. Nếu IELTS của bạn đạt 7.0 hoặc ghi trong CV là thành thạo 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết thì chẳng có lí do gì để bạn không viết CV của mình bằng tiếng Anh cả. Đối với sinh viên kinh tế, viết CV xin việc bằng tiếng Anh lại càng quan trọng.

Trong khi viết một bản CV hoàn hảo bằng tiếng mẹ đã không phải là chuyện đơn giản thì “dịch” nó sang tiếng Anh như thế nào lại còn phức tạp hơn nhiều. Với bài viết này, CLB Nguồn nhân lực sẽ giới thiệu một số ” bí kíp” giúp bạn tự tin khi nộp CV tiếng Anh cho nhà tuyển dụng.

1/ Không đặt tiêu đề

Rất nhiều CV tiếng Anh đặt tên tiêu đề là ” Curriculum Vitae ” nhưng việc đó hoàn toàn không cần thiết bởi bản thân nó đã là sơ yếu lí lịch. Bạn nên đặt tiêu đề là tên của mình được viết to và in đậm ngay giữa trang giấy để CV gây ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng.


2/ Sử dụng tiếng Anh đơn giản

Kĩ năng viết của bạn không tốt ? Bạn không biết nhiều từ hoa mĩ ? Đừng quá lo lắng như vậy bởi trước hàng trăm đơn xin việc mỗi ngày thì giữa một CV được viết đơn giản, dễ đọc và một CV dùng toàn từ khó, bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn cái nào? Thay vì sử dụng cấu trúc danh từ hóa như “effecting the solution of” thì hãy sử dụng động từ “solving” của nó một cách đơn thuần.

 

3/ Sử dụng động từ dưới dạng V-ing

Khi liệt kê trong CV tiếng Anh, bạn nên bắt đầu bằng một động từ và phải nhất quán về dạng, cách chia tất cả các động từ đó. Và để CV trông trang trọng hơn, hãy sử dụng động từ dưới dạng V-ing. Đồng thời, cách viết như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt nhanh và chính xác những ý bạn muốn trình bày. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc CV của bạn sẽ có nhiều cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn hơn.

4/ Viết những câu ngắn

CV tiếng Anh yêu cầu phải trình bày thật ngắn gọn nhưng đầy đủ và sinh động. Bởi thế trong CV bạn không cần thiết phải viết thành những câu văn hoàn chỉnh mà có thể phân tách thành những mảng câu (fragment) hoặc có thể bỏ qua những mạo từ a, an, the

Thay vì viết:

I was involved in the creation and implementation of statistical reports for a large metropolitan hospital, which required the use of spreadsheet software for cost analysis and, in addition, the creation of a database to track patient visits.

Hãy viết:

  • Created and implemented

     

    statistical reports for large metropolitan hospital.

  • Analyzed costs with spreadsheet software.

  • Created database to track patient visits.

 

 5/ Tránh sử dụng những từ sáo rỗng

25 từ sau được cho là khá hay nhưng hãy cẩn thận khi đưa vào CV tiếng Anh của mình

1. Aggressive – Năng nổ

2. Ambitious – Tham vọng

3. Competent – Có khả năng

4. Creative – Sáng tạo

5. Detail-oriented – Chú ý đến từng chi tiết nhỏ

6. Determined – Quyết đoán

7. Efficient – Hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *