Tại sao nói theo tình tình chạy, chạy tình tình theo? – Tình yêu – Việt Giải Trí

Trong cuộc sống, đôi khi tình yêu như trò chơi cút bắt “theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”. Vì sao vậy, hãy nghe chuyên gia tâm lý phân tích và lý giải hiện tượng tâm lý này.

Tại sao nói theo tình tình chạy, chạy tình tình theo? - Hình 1 ADVERTISEMENT

Con cá mất là con cá to

Báo Gia đình & Xã hội từng đưa tin, theo ThS tâm lý Nguyễn Hồng Lê (Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và Kỹ năng cuộc sống), chuyện mình yêu một người mà người ta phụ, còn người yêu mình thì mình không thích là chuyện hết sức bình thường trong cuộc sống. Thế nhưng, trên thực tế trong tình yêu đôi khi vẫn xảy ra chuyện hết sức oái oăm, cùng là một đối tượng nhưng khi họ yêu mình thì mình không yêu, đến khi họ bỏ đi thì mình lại tiếc nuối, yêu mê đắm.

Tâm lý chung của con người thường không nhận ra những thứ quý giá mà mình đang có, hoặc ở bên cạnh mình. Cái gì không có được thì thường khao khát và đánh giá nó cao hơn giá trị thực, còn cái ở bên cạnh mình lại chẳng bao giờ biết quan tâm đúng mức. Khi có thì thấy bình thường, chỉ khi mất đi rồi mới thấy nó có giá trị. Điều này đặc biệt đúng trong tình yêu.

Tâm lý trong tình yêu cũng giống như tâm lý của một đứa trẻ ứng xử với đồ chơi của mình. Bình thường đứa trẻ đang không thiết tha gì với món đồ chơi nhưng khi một đứa trẻ khác cầm nó thì chúng sẽ chạy ra giành lấy để chơi. Trong tình yêu, khi được một người khác theo đuổi thì mình không thấy thích. Nhưng khi người đó dừng lại, không theo đuổi nữa thì lại thấy hẫng hụt, tiếc nuối, thậm chí có trường hợp quay lại yêu đơn phương người mà trước đây đã từng yêu đơn phương mình.

Nguyễn Thế Nam (37 tuổi, ở Thạch Thất, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Gia đình bố mẹ Nam khá giàu có. Bản thân Nam có nghề nghiệp và thu nhập tốt. Hình thức cũng khá điển trai. Nam đã từng trải qua nhiều mối tình nhưng đều không đi đến kết quả gì tốt đẹp. Gần đây, một cô gái tên Hương trong huyện làm nghề kế toán yêu Nam tha thiết. Hương thường là người chủ động hẹn hò với Nam. Cô cũng đã đến nhà Nam chơi nhiều lần và được bố mẹ Nam quý mến. Thế nhưng Nam thì cứ dửng dưng với Hương. Có đôi lần Hương đến nhà chơi, Nam còn mặc kệ cô ở đó, bỏ sang nhà hàng xóm chơi cờ. Biết tình cảm của Nam không dành cho mình, Hương đau khổ mất một thời gian. Cuối cùng cô cũng dần lãng quên được mối tình đơn phương đau khổ này.

ADVERTISEMENT

Cũng từ đó Hương không gọi điện, nhắn tin, hẹn hò Nam nữa. Lúc này, người thường xuyên gọi điện lại là Nam. Nam không hiểu nổi vì sao tự dưng Hương lại trở nên xa lạ với anh như vậy. Nam đau khổ vì điều đó và nhận ra rằng, mình đã yêu Hương nhưng đã muộn.

Lê Hoàng Hoa (31 tuổi, là nhân viên ngân hàng ở Hoàng Mai, Hà Nội) cũng lận đận trong đường tình duyên vì lâm vào cảnh “theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”. Hoa khá xinh đẹp, gia đình thuộc hàng gia giáo, nề nếp ở Hà Nội. Thế nhưng trong chuyện tình duyên, cô chỉ ao ước lấy được một người không cần địa vị, tiền bạc, tài giỏi. Mong ước của Hoa là tìm được một người bạn trai đồng điệu về lối sống và hiểu biết. Nhưng đau khổ là người cô yêu thì họ đã có gia đình, còn người yêu cô thì cô không có mảy may một chút tình cảm gì với họ.

Sai lầm khi đặt ra chuẩn người yêu lý tưởng

Theo ThS tâm lý Nguyễn Hồng Lê, hai trường hợp trên là hai ví dụ điển hình cho tình trạng “theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”. Trường hợp đầu tiên bị vướng kẹt vào tình trạng “theo tình tình chạy, chạy tình tình theo” là bởi tâm lý “chỉ thích thứ mình không có, thứ mình có lại xem thường”. Trường hợp thứ hai là do đuổi theo một chuẩn người yêu lý tưởng nào đó. Chị em thường thích những người điển trai, nói dẻo, hài hước. Cũng có người thích đàn ông có tài, thành đạt hoặc giàu có… Người nam lại thích chọn vợ có nhan sắc, duyên dáng, dịu dàng hoặc thông minh cá tính… Trong khi con người là tổng thể của những cá tính.

Thường mỗi người tự đặt ra một cái chuẩn lý tưởng trong tiềm thức nên cứ mải đi tìm. Ví dụ, có người đi tìm một người đàn ông tốt bụng như “bố mình”, nên khi thấy một người có nét tính cách giống bố mình vì thế cứ theo đuổi. Trong khi đó, người được cô yêu lại cũng đang đi tìm một người phụ nữ lý tưởng giống mẹ anh ta, mà cái chuẩn lý tưởng đó cô lại không có. Vì thế cả hai đều rơi vào tình trạng đau khổ vì yêu mà không được yêu. Thế nên nhân gian mới có câu “tình yêu cút bắt trò chơi” là vậy.

Quay trở lại những trường hợp trên, vì đang tìm một bạn tình đồng điệu về lối sống để tạo dựng hạnh phúc mà rơi vào hoàn cảnh bị phớt tình thì cũng đừng vì thế mà khổ đau. Chúng ta hãy nỗ lực hết mình. Nếu thực sự hai người không có duyên với nhau thì khổ đau làm gì cho mệt. Cứ sống tốt, tiếp tục tìm hiểu, tiếp tục tạo điều kiện đi lại gặp gỡ…đến một lúc nào đó sẽ lại gặp được tình yêu. Trong tình yêu, thà chậm một chút còn hơn là sai lầm.

ADVERTISEMENT

Cách để tránh không bị rơi vào tình thế “theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”, các chuyên gia khuyên, các bạn trẻ cần phải nhận thức rõ về tính tương đối trong mọi việc, kể cả trong tình yêu và hôn nhân. Chấp nhận, hài lòng với nó thì cuộc sống của chúng ta không bị vướng kẹt vào tình trạng “theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”.

Video đang HOT

Trong tình yêu, không nên quá cầu toàn. Con người chẳng có ai hoàn hảo nên phải biết hài lòng với người bạn tình hoặc người bạn đời mà mình đang gắn kết. Thay vì đặt ra một tiêu chí lý tưởng thì chỉ gặp người đó trong mơ. Sự tương đối này để hài lòng, xây dựng đời sống hôn nhân cao thượng, tình yêu cao thượng dẫn đến đời sống hôn nhân bền vững.

Lý do con người không thể chạy trốn tình yêu theo tâm lý học

Bạn là một người sợ yêu? Bạn từng thất tình và trải qua sự đau đớn tột cùng mà tình yêu mang lại? Hay chí ít trong khoảnh khắc nào đó, bạn từng không muốn tiếp tục tìm kiếm nửa kia của mình vì lo sợ phải trải qua cay đắng?

Nếu đã từng rơi vào những trường hợp như vậy, hãy ghi nhớ chân lý sau đây: Con người không thể chạy trốn tình yêu. Vì sao ư? Đó là bởi những lý do đã được các nhà khoa học chứng minh dưới đây.

Lý do 1: Vì chúng ta thích thể hiện là mình “hot”

Theo chuyên gia tâm lý Arthur Aron thuộc ĐH Stony Brook, ẩn sâu trong mỗi người đều có tâm lý muốn vượt lên bản thân, thể hiện cái tôi ra môi trường xung quanh.

Và khi yêu, nhu cầu tâm lý ấy được thỏa mãn khi bạn biết rằng có người bị hấp dẫn bởi cái tôi của bản thân. Đó cũng là lý do vì sao tình yêu thường khởi đầu với niềm vui và sự thăng hoa trong cảm xúc và tâm trạng.

Lý do 2: Vì mắt bạn muốn “yêu”

Trong một thí nghiệm khác, Arthur Aron cho các cặp đôi xa lạ trò chuyện với nhau trong vòng 90 phút. Sau đó, ông nhận được rất nhiều phản hồi về ánh mắt.

Theo đó, không ít cặp đôi không thể lý giải vì sao nhưng họ bị thu hút bởi ánh mắt của người cùng trò chuyện dù chưa từng gặp nhau. Các cặp đôi có hiện tượng này sau đó thân thiết và nhiều trong số đó đã nên duyên vợ chồng.

ADVERTISEMENT

Đó cũng chính là bằng chứng cho thấy, đôi mắt không cho phép bạn chạy trốn tình yêu.

Lý do 3: Vì mũi không thể thoát khỏi “lưới tình”

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, khứu giác con người trở nên đặc biệt nhạy cảm với tình yêu. Khi bạn gặp đối tượng tiềm năng, đó cũng là lúc mũi bị thu hút bởi pheromone đặc trưng của người ấy.

Kể từ lúc đó, những tín hiệu mũi chuyển về trung ương thần kinh được lưu lại và bạn không thể quên được hình ảnh của người mới gặp trong trái tim. Nói không ngoa khi ta cho rằng, phản ứng trên là đòi hỏi của mũi muốn bạn phải có được tình yêu.

Lý do 4: Vì đôi môi thích “tắm” trong những nụ hôn ngọt ngào

Một trong những lý do làm tình yêu trở nên lãng mạn và say đắm, đó chính là những nụ hôn cháy bỏng từ đôi môi. Dưới góc nhìn khoa học, nụ hôn chính là yếu tố quyết định tương lai của mọi mối quan hệ. Thậm chí, con người có xu hướng ghi nhớ nụ hôn đầu tiên còn rõ nét hơn cả lần đầu tiên làm “chuyện ấy”.

Các thống kê chỉ ra, 66% nữ giới và 59% nam giới chấm dứt tình yêu ngay sau nụ hôn đầu tiên. Đó là bởi khi ấy, đôi môi lên tiếng và buộc bạn phải tìm một tình yêu mới cho cuộc đời.

Lý do 5: Vì não cũng thích có “gấu”

Bộ não là cơ quan điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người. Vậy bạn nghĩ sao nếu não cũng muốn có “người yêu”? 100% bạn sẽ không thể cưỡng lại mệnh lệnh ấy.

Và sự thật là như vậy. Khi yêu, não bộ tiết ra hormone adrenaline, dopamine và serotonin với hàm lượng rất cao. Sự xuất hiện của các hormone này khiến cơ thể luôn trong trạng thái hưng phấn, vui vẻ. Nếu tình yêu mang lại nhiều tác dụng như vậy, tại sao chúng ta lại không yêu ?

Lý do 6: Vì “chuyện ấy” tốt cho sức khỏe

Trên lý thuyết, chúng ta thường biết “chuyện ấy” chính là kết quả của sự thăng hoa trong tình yêu. Vì vậy, khi “chuyện ấy” mang lại nhiều tác dụng như tăng cường hệ miễn dịch, đốt cháy nhiều calorie, cải thiện sức khỏe tim mạch… thì không có lý do gì để chúng ta ngừng yêu và ngừng thăng hoa.

ADVERTISEMENT

Lý do 7: Vì chúng ta muốn sinh con và cùng nuôi dưỡng các em bé

Theo nhà tâm lý học Martie Haselton, tình yêu là một cơ chế khuyến khích sự cam kết dài hạn giữa hai con người với nhau.

Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, chọn lọc tự nhiên đã khiến tình yêu càng ngày càng lãng mạn, tốt đẹp. Chính điều này khiến con người kết đôi và gắn bó với nhau lâu dài, vượt trội hoàn toàn so với các động vật có vú khác.

Hệ quả là trong quá trình gắn kết ấy, các cặp đôi có xu hướng muốn chăm sóc chu toàn cho con cái mình, hình thành những thế hệ tương lai phát triển hơn tổ tiên trong quá khứ.

Lý do 8: Vì tình yêu là… “thuốc phiện”

Xét về bản chất sinh học, phản ứng của con người khi yêu cũng tương tự một người nghiện ma túy. Và khi đã “nghiện” tình yêu, liệu con người có còn dứt ra được hay không?

Tuy nhiên, hãy yên tâm vì tình yêu không phá hoại cơ thể như các loại chất gây nghiện nguy hiểm khác. Ngược lại, tình yêu còn cải thiện đáng kể sức khỏe của mỗi cá nhân.

ADVERTISEMENT

Theo Phunutoday

Câu nói sau cuối của gã người yêu lý tưởng khiến gái 30 chát đắng

Thất tình rồi, Mân trách mình nhiều. Bố mẹ cũng không ngừng nhiếc móc cô: “Ba mươi rồi đấy con ạ. Nhà người ta cháu bồng, cháu bế đầy đàn rồi! Mà bố mẹ vẫn trơ trơ vì con gái ế chỏng ế chơ!”.

Câu nói sau cuối của gã người yêu lý tưởng khiến gái 30 chát đắng - Hình 1

ảnh minh họa

Mân ước chi mình mới mười tám chứ không phải là ba mươi như ngay lúc này đây – thời điểm cô vừa thất tình! Khổ đau rất nhiều, khi tuổi tác chất chồng và bao lời ra lời vào với áp lực chuyện chồng con đè nặng. Có chăng, nếu mới chỉ mười tám tuổi, Mân sẽ sẵn sàng rũ bỏ, xua tay tiễn biệt tình yêu vì bên ngoài kia biển còn bao nhiêu cá, cơ hội còn mênh mông ở đó. Chứ không phải như bây giờ!

Hùng đến với Mân cách đây 3 năm, khi cô đang ngời ngời xuân sắc, mọi thứ trong tay đều có đủ, từ tiền bạc, công danh, sự dịu dàng, đoan trang và một tuổi trẻ rực rỡ. Mân luôn tự tin vào quy chuẩn của mình: “Chỉ có một người đàn ông thật hoàn hảo mới đủ sức khiến mình đánh đổi cuộc sống độc thân thần tiên này!”. Ngay khi gặp Hùng, Mân ngỡ anh chính là người đàn ông ấy.

Hùng đẹp trai, cao ráo, tính cách lại ga-lăng, hào phóng và hài hước. Chuyện thu nhập của Hùng, Mân chẳng để ý nhiều. Chỉ biết rằng sau 6 tháng qua lại, đi chơi chung biết bao lần dưới danh nghĩa bạn bè thì Mân say Hùng từ lúc nào không hay. Cái lối nói chuyện có thể khiến người ta cười cả ngày, khiến ta tự hào về bản thân mình hơn và tin vào một tương lai chung tốt đẹp, có lẽ chỉ mình Hùng mới có.

ADVERTISEMENT

Rồi Mân tin Hùng tuyệt đối, yêu thương Hùng cuồng si đến mức mất hết cả độc lập, tự chủ. Mân dành hết tất cả những gì tốt đẹp nhất cho Hùng, không tiếc bất cứ thứ gì, miễn là đổi được một nụ cười của Hùng. Tình yêu ấy giống như kiểu một kẻ nô bộc phải phục tùng chủ nhân của mình thì đúng hơn. Nhưng khác một lẽ ấy là Mân tự nguyện.

Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu tuổi Mân không ngày một nhiều hơn. Khi Mân đã chạm mốc 30 và ngày ngày phải đối mặt với những lời giục cưới từ gia đình, họ hàng, làng xóm. Đám bạn của Mân cũng lần lượt con bồng con bế. Mân nhìn hạnh phúc của bạn bè, nghe những lời thúc giục của bố mẹ thì mỉm cười. Cô ngây thơ tin rằng ngày vui của mình và Hùng cũng sắp tới.

Ngờ đâu khi Mân nhắc đến đám cưới, Hùng bỗng thay đổi sắc mặt: “Tình cảm của chúng ta đâu đã tiến xa được đến thế! Anh cảm giác như có thứ gì đó luôn ngăn cản khiến anh không thể hết mình được với em. Anh chưa sẵn sàng. Nếu em muốn đợi, chúng ta sẽ tiếp tục. Còn không, anh sẽ buông tay để em đi tìm người khác phù hợp hơn”, Mân tròn xoe mắt trước những lời Hùng nói.

Chỉ vài ngày sau đó, Hùng bắt đầu giãn Mân ra. Mân lờ mờ hiểu chuyện, rằng hạnh phúc cô mơ đến hóa ra không phải nằm trong tay Hùng đâu. Rồi Mân để Hùng ra đi như ý muốn của anh còn riêng mình ngồi gặm nhấm nỗi đau của kẻ bị phũ tình chỉ trong chốc lát. Mân đau vô cùng khi nghĩ đến việc 3 năm qua cô đã hết mình đến thế mà vẫn chưa khiến Hùng yêu cô trọn vẹn.

Mân trách mình nhiều. Bố mẹ cũng không ngừng nhiếc móc cô: “Ba mươi rồi đấy con ạ. Nhà người ta cháu bồng, cháu bế đầy đàn rồi! Mà bố mẹ vẫn trơ trơ vì con gái ế chỏng ế chơ!”. Những ngày sau, Mân đóng cửa trong căn phòng vắng, cách ly hoàn toàn với những cuộc điện thoại hỏi thăm của mọi người. Cô sợ hãi vô cùng trước những hình ảnh hạnh phúc của bạn bè. Một mình Mân gặm nhấm nỗi đau cho đến khi có đứa bạn thân tốt bụng đến gõ cửa, mang theo tin sét đánh: “Hùng vừa lấy vợ rồi mày ạ! Nghe đâu là con gái nhà đại gia, bầu 3 tháng rồi. Có vẻ như hắn đã bắt cá hai tay…”.

Mân nhếch mép. Lúc này mới vỡ ra mọi chuyện thì có lẽ đã quá muộn rồi. Mân chẳng còn gì trong tay. Nhan sắc đang dần phai tàn, héo úa. Một cơ thể rũ rượi không còn sức sống. Công việc lâu lắm bỏ bê vì yêu đương nên cũng cứ nhàng nhàng vậy thôi. Một trái tim tan vỡ, tuyệt vọng hoàn toàn. Và vô vàn những áp lực xung quanh về chuyện tuổi tác đã nhiều mà chồng con chưa có. Vậy thì, tính sao cho những ngày tháng tiếp theo đây nhỉ?

ADVERTISEMENT

Theo Afamily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *