Đau dạ dày (đau bao tử) là bệnh lý phổ biến hiện nay, bao gồm có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi… Điều đó gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, bị đau bao tử nên làm gì? Chữa đau dạ dày tại nhà bằng cách nào hiệu quả nhất? Cách trị đau bao tử bằng thuốc Tây y hay Đông y hiệu quả hơn? Có cách nào trị dứt điểm đau dạ dày không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được đáp án chi tiết.
1. Đau dạ dày – Nguyên nhân và dấu hiệu
1.1 Nguyên nhân đau dạ dày
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân này có liên quan đến vi sinh vật, chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi của người bệnh:
-
Vi khuẩn HP
:
Vi khuẩn HP là những tác nhân gây nên tình trạng viêm loét, đau, xuất huyết dạ dày,… Đặc biệt, vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại men để loại bỏ lớp nhầy mucin bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm cho acid dạ dày có thể xâm nhập dễ dàng vào lớp niêm mạc gây tổn thương.
- Bệnh lý đường tiêu hóa
: Viêm ruột, viêm/ung thư tuyến tụy, hội chứng ruột kích thích,… là những bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây đau dạ dày còn do các bệnh lý tại tuyến giáp bởi tuyến này có thể điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt
: Ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày, cụ thể: ăn nhiều đồ chua, cay, nóng; ăn uống không đúng giờ, ăn quá khuya; ăn no, bỏ bữa; vừa ăn vừa xem phim, đọc sách, chơi game; tiêu thụ nhiều sản phẩm đông lạnh, không đảm bảo chất lượng; lạm dụng rượu, bia, thuốc lá…
- Sử dụng thuốc
: Các loại thuốc kháng sinh liều cao, thuốc không chứa steroid có thể kích thích hệ vi sinh vật có hại trong dạ dày, dẫn đến những hệ lụy không mong muốn như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,…
- Tâm lý
: Những người bị áp lực tâm lý quá mức có nguy cơ cao bị đau dạ dày. Bởi vì, áp lực, căng thẳng khiến dạ dày co bóp mạnh, tiết nhiều dịch vị, mất cân bằng và tự bào mòn niêm mạc gây nên tình trạng viêm loét.
1.2 Dấu hiệu đau dạ dày
Khi có những dấu hiệu điển hình của đau dạ dày, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm. Đau dạ dày có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
- Đau thượng vị
: Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình và phổ biến ở người bệnh. Người bệnh sẽ bị đau rát thượng vị, tức ngực, đau bụng giữa hoặc bên trái.
- Buồn nôn, nôn
: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn mửa và khó chịu.
- Ợ chua
: Ợ chua cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày. Hiện tượng này xuất hiện do các chất dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng gây cảm giác chua miệng.
- Ăn không ngon miệng
: Dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ khiến người bệnh cảm thấy ăn không ngon miệng, cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, suy nhược và mệt mỏi.
- Xuất huyết dạ dày
: Trường hợp đau dạ dày nặng có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết. Biểu hiện là người bệnh sẽ bị nôn ra máu, đi ngoài phân có màu nâu sẫm,… Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của bệnh mà bạn không nên xem thường.
2. Top 4 cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất
2.1 Cách trị đau dạ dày bằng thuốc Tây
Đau dạ dày phải làm sao? Nhiều người sử dụng thuốc Tây để giảm đau khẩn cấp. Đau dạ dày xuất hiện có thể do một số bệnh lý như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison,… Trong những trường hợp đó, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây để trị đau dạ dày:
-
Thuốc kháng acid:
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm acid dư thừa và bảo vệ niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Thuốc có thể sử dụng cho các trường hợp viêm dạ dày cấp, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng,… Thuốc kháng acid được bào chế dưới dạng viên gồm Maalox, Kremil S và được bào chế dưới dạng gel gồm Pepsane, Yumangel, Varogel, Grangel, Phosphalugel,…
- Thuốc giảm đau chống co thắt
: Nhóm thuốc này được dùng để chữa đau dạ dày khẩn cấp, giảm triệu chứng phát sinh do đau dạ dày co thắt quá mức. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chống co thắt được khuyến cáo không sử dụng cho người mắc bệnh tim, thận, gan; phụ nữ mang thai, cho con bú… Thuốc giảm đau chống co thắt thường được sử dụng là Alverin, Drotaverin.
- Thuốc ức chế bơm Proton
: Cấc bác sĩ thường sử dụng nhóm thuốc này để
trị đau bao tử. Nhóm thuốc này
có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch vị ở dạ dày. Cơ chế của thuốc là ức chế enzym hydro – kali adenosine triphosphate. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng tương tự nhóm kháng H2, tuy nhiên, tác dụng nhanh và kéo dài hơn. Thuốc ức chế bơm Proton được sử dụng phổ biến để
điều trị đau dạ dày
là Pantoprazole, Lansoprazol, Rabeprazole, Omeprazol,…
- Thuốc kháng Histamin H2
: Những loại thuốc này có khả năng ức chế chọn lọc thụ thể H2 để hạn chế quá trình bài tiết dịch vị khi có tác nhân kích thích. Nhóm này được chỉ định cho các trường hợp đau dạ dày do hội chứng Zollinger – Ellison, đa u tuyến nội tiết, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên, bệnh nhân suy gan, suy thận và người có nguy cơ cao ung thư dạ dày nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Thuốc kháng Histamin H2 được dùng phổ biến để chữa đau dạ dày gồm: Ranitidin, Cimetidin, Nizatidine, Famotidine.
- Thuốc kháng sinh
: Trong các loại thuốc trị đau dày không thể không nhắc đến thuốc kháng sinh. Nhóm này thường được chỉ định trong các trường hợp đau dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP. Theo đó, kháng sinh sẽ tấn công và tiêu diệt vi khuẩn trong dạ dày nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết dịch vị. Thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ kết hợp với thuốc kháng Histamin H2 hay ức chế bơm Proton để chữa đau dạ dày.
>> Tìm hiểu thêm:
2.2 Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Không ít người bệnh đã áp dụng các bài thuốc dân gian để trị đau dạ dày. Đây là những thảo dược dễ tìm, khá an toàn và tiết kiệm chi phí. Sau đây là những bài thuốc dân gian điều trị đau dạ dày phổ biến nhất.
2.2.1 Mẹo trị đau dạ dày từ lá mơ
Trong dân gian, người ta thường sử dụng lá mơ để chữa bệnh đau dạ dày tại nhà. Lá mơ thường được dùng kèm với các món ăn dân giã như lá mơ cuốn cá rô đồng, heo tộc nướng, thịt chó,… Bên cạnh đó, lá mơ lông còn được nhân dân sử dụng để điều trị các chứng bệnh ở đường tiêu hóa như đau bụng, kiết lỵ và đau dạ dày. Theo y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Cách 1: Mẹo trị đau dạ dày bằng nước lá mơ
-
Hái 1 nắm lá mơ lông, rửa sạch, để ráo nước
-
Cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc (có thể thêm chút đường)
-
Lọc lấy nước cốt, bỏ bã
-
Chia làm 2 lần, uống trước khi ăn sáng và ăn tối
Cách 2: Cách chữa đau bao tử bằng trứng gà + lá mơ
-
Hái 1 nắm lá mơ, rửa sạch, để ráo nước
-
Thái nhỏ lá mơ
-
Đập khoảng 3 quả trứng gà ta vào
-
Thêm gia vị cho vừa miệng
-
Cho lên chảo, thêm dầu, rán vàng hai mặt
2.2.2 Cách chữa đau bao tử từ nghệ hiệu quả tại nhà
Nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền hàng ngàn năm như một phương thuốc chữa các bệnh về dạ dày và gan, cũng như thường dùng để chữa lành các vết loét, do những tính chất kháng khuẩn cơ bản của nó. Hợp chất hoạt động curcumin được cho là có một loạt các hiệu ứng sinh học bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, hóa trị liệu, kháng sinh, kháng virus và các hoạt động của virus, cho thấy tiềm năng trong y học lâm sàng
Cách 1: Uống nước cốt nghệ tươi trị đau dạ dày hiệu quả
-
Lấy 1 củ nghệ tươi, gọt vỏ, rửa sạch
-
Sử dụng máy xay sinh tố, xay nhuyễn
-
Lọc lấy nước cốt, bỏ bã
-
Uống nước cốt nghệ tươi đều đặn 2 lần/ngày
Cách 2: Điều trị bệnh đau dạ dày bằng tinh bột nghệ và mật ong
-
Chuẩn bị 2 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa mật ong, 250ml nước ấm
-
Cho tinh bột nghệ đã chuẩn bị vào cốc nước ấm, cho thêm mật ong và khuấy đều
-
Duy trì mỗi ngày 1 – 2 cốc tinh bột nghệ và mật ong để có kết quả tốt
2.2.3 Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà bằng cây lược vàng
Làm sao để đỡ đau dạ dày? Đừng bỏ qua cây lược vàng nhé! Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài. Vì đây là cách chữa đau bao tử khá hiệu quả đấy. Lá cây này chứa flavonoid có hoạt tính sinh học, glycol-và phospholipids trung tính và các thành phần axit béo của chúng. C. Fragrans được xem như một loại thuốc chống virus và kháng khuẩn. Dịch ép từ cây lược vàng có khả năng giúp làm lành vết thương, viêm loét dạ dày, giảm đau,…
-
Hái vài lá lược vàng, rửa sạch
-
Ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút
-
Vớt ra, để ráo nước, thái nhỏ
-
Nhai, nuốt nước cốt, nhả bã (trước bữa ăn)
-
Duy trì mỗi ngày 2 – 3 lần để có kết quả
2.3 Dùng TPCN hỗ trợ điều trị nhanh đau dạ dày
Các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày thường có tác dụng chậm, nếu muốn có kết quả phải kiên trì trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, các bài thuốc dân gian chỉ có khả năng làm giảm một số triệu chứng của bệnh dạ dày. Thêm nữa, nếu không uống đúng cách, người bệnh có khả năng phải gánh chịu hàng loạt tác dụng phụ, tốn thời gian, công sức mà tình trạng bệnh không được cải thiện.
Sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày có ưu điểm là hiệu quả nhanh và tiện dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, không nên sử dụng thuốc Tây chữa đau dạ dày trong thời gian dài. Một nhược điểm nữa của thuốc Tây là có thể gây nên hàng loạt tác dụng phụ: chóng mặt, đau đầu, ăn không ngon miệng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp,… Khắc phục những nhược điểm của thuốc Tây và các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày, sản phẩm CumarGold ra đời.
CumarGold là sản phẩm đi đầu trong ứng dụng Nano Curcumin, được bào chế dưới dạng viên nang mêm. Sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và sản xuất tại nhà máy Dược phẩm công nghệ cao CVI Pharma. Năm 2016, Cumargold đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Gần 7 năm có mặt trên thị trường, Cumargold đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi tình trạng viêm loét dạ dày, giảm bệnh lý dạ dày mạn tính, cải thiện sức khỏe. Đặc biệt, những người có dấu hiệu biến chứng viêm teo, loạn sản, sau khi sử dụng Cumargold cũng có dấu hiệu tiến triển, niêm mạc dạ dày trở về bình thường.
CumarGold có khả năng làm lành tổn thương nhanh chóng, tăng tiết chất nhầy mucin bảo vệ dạ dày, giảm thiểu tác nhân gây oxy hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm độc tính hóa xạ trị. Đặc biệt, sự ra đời của sản phẩm CumarGold New dựa trên sự kết hợp công thức cũ và chiết xuất gừng chuẩn hóa, nhập khẩu từ Naturex (Pháp) giúp giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao miễn dịch.
2.4 Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tâm lý khi điều trị đau dạ dày
2.4.1 Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến kết quả chữa đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể, người bệnh nên ăn đúng giờ, có định lượng, ăn đủ bữa, ăn chậm, nhai kỹ. Người bị đau dạ dày nên bổ sung nhiều rau xanh, súp, cháo, trái cây, sữa chua,…
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung nước đúng cách. Thời điểm uống nước tốt nhất là sáng sớm và trước khi ăn. Không nên ăn thực phẩm có vị chua, cay, nóng; thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ; tiêu, ớt, tỏi; không uống rượu, bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá…
2.4.2 Tâm lý
Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra các Hormone cung cấp năng lượng cho các cơ, tăng nhịp tim, thở gấp. Căng thẳng diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể, gây đau đầu, đau dạ dày, mất ngủ,… Căng thẳng làm cho cơ thể tiết ra nhiều acid HCl, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, nặng hơn là viêm loét dạ dày – tá tràng và xuất hiện các cơn đau dạ dày. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày cần giữ cho tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng kéo dài.
Trên đây là thông tin chi tiết về các cách chữa đau dạ dày. Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe mà cụ thể là bệnh lý dạ dày, đừng ngại cho chúng tôi biết. Bạn chỉ cần comment bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài 18001796 để được tư vấn miễn phí. Truy cập cumargold.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày và sản phẩm tốt nhé!
“Các bài viết của CumarGold và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.
>> Tìm hiểu thêm: