TOP 10 câu nói hay của Gia Cát Lượng – Gì Cũng Biết

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh, và là vị quân sư lỗi lạc nổi bật dưới trướng Lưu Bị. Gia Cát Lượng là người nắm giữ rất nhiều trọng trách quan trọng trong “điều binh khiển tướng”, và ảnh hưởng lớn đến cục diện Tam Quốc thời Thục Hán. Đặc biệt, dưới ngòi bút của La Quán Trung trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, hình tượng Gia Cát Lượng trở nên huyền diệu với cả khả năng “hô mưa gọi gió”.

Gì Cũng Biết giới thiệu “TOP 10 câu nói hay của Gia Cát Lượng”. Có thể nói rằng với tài năng hơn người, thì mỗi câu nói của ông đều thấm đẫm triết lý sâu sắc, và chúng ta chỉ cần nắm rõ vài câu cũng có thể thay đổi tích cực cuộc sống.

1. Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên

Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên

Gia Cát Lượng là người tài năng hơn người, và cả khả năng bói toán, xem phong thủy. Do đó dù ông có thể chiến thắng vạn trận binh, vượt hơn ngàn người nhưng vẫn chấp nhận “bại” trước số mệnh. Bởi Gia Cát Lượng cho rằng “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”. Do vậy, chúng ta nếu cố gắng hết mức mà vẫn chưa đạt thành công thì đừng vội tiêu cực, mà hãy biết chấp nhận để thay đổi sang hướng phù hợp hơn.

2. Gặp khó hãy tự thân đi đầu. Có công hãy tự thân lùi lại

Gặp khó hãy tự thân đi đầu. Có công hãy tự thân lùi lại

Gia Cát Lượng là người “tài đức song toàn”, do đó tính tình của ông cũng khẳng khái như tài năng của mình. Gia Cát Lượng cho rằng “gặp khó hãy tự thân đi đầu, có công hãy tự thân lùi lại” ý nói rằng: việc khó không ai làm thì mãi chẳng thể tiến bộ, do vậy bạn phải biết “tiên phong” hành sự; tuy nhiên nếu có công thì hãy biết khiêm tốn để không bị tính tự phụ lấn át. Câu nói này còn để ca ngợi Triệu Vân- tướng lĩnh tài ba thời Tam Quốc dưới trướng Lưu Bị khi Triệu Vân lập được nhiều chiến công hiển hách.

3. Phụ nữ đẹp như rượu, phụ nữ thông minh như trà

Phụ nữ đẹp như rượu, phụ nữ thông minh như trà

Có câu cổ nhân: “Người đẹp khó qua ải mỹ nhân”. Do vậy, nữ giới luôn là mối muộn phiền của tướng tài ngày xưa. Người gái đẹp thì hấp dẫn và dễ làm mất tự chủ như rượu, còn phụ nữ thông minh lại sâu lắng và “tịnh” như trà. Vợ Gia Cát Lượng được tương truyền rằng dung mạo xấu xí, nhưng tư chất hơn người. Do vậy, bạn nên chọn trà để “sống chung”, còn chọn rượu để “chia vui”.

4. Cao quý nhưng không kiêu, lập công không tự mãn, khiêm hạ giữ lễ, bao dung nhẫn nại

Cao quý nhưng không kiêu, lập công không tự mãn, khiêm hạ giữ lễ, bao dung nhẫn nại

Gia Cát Lượng là người vô cùng khiêm tốn, và biết suy nghĩ trước sau chu toàn cẩn thận. Ông cho rằng sống ở đời nên theo kiểu “Cao quý nhưng không kiêu, lập công không tự mãn, khiêm hạ giữ lễ, bao dung nhẫn nại”. Vì nếu sống và làm việc như thế thì mới có thể tiến xa không “ngủ quên trên chiến thắng”, và được lòng yêu mến của mọi người. Ngoài ra, câu nói này “ẩn dụ” về yếu huyệt kiêu ngạo và quá tự mãn của vị tướng tài Quan Vân Trường.

5. Ít nói ít họa, ít ăn ít bệnh, ít muốn ít lo, ít sự ít khổ

Ít nói ít họa, ít ăn ít bệnh, ít muốn ít lo, ít sự ít khổ

Gia Cát Lượng cho rằng cuộc đời không nên “tham” quá nhiều thứ. Bởi nếu bạn biết quá nhiều, thì điều đó cũng chỉ làm khổ thêm bản thân. Cũng giống như thuyết “trung du” của nho giáo thì mọi thứ nên ở mức giữa vừa phải là tốt nhất. Giống như câu: “Ít nói ít họa, ít ăn ít bệnh, ít muốn ít lo, ít sự ít khổ”.

6. Dồn người vào thế bí để xem phản ứng thực hư

Dồn người vào thế bí để xem phản ứng thực hư

Con người ở tình trạng thoải mái, và không bị dồn ép thì thường hay đưa lời điêu ngoa, hành động thiếu nhất quán và quyết liệt. Do vậy theo ý Gia Cát Lượng thì khi đối diện với ai để xem tâm tính thì phải cố mà dồn ép đối phương dồn dập không kịp trở tay. Vì chỉ khi “dồn người vào thế bí mới có thể xem phản ứng thực hư”.

7. Đứng trước món lợi lớn, bộ mặt thật được hiện ra

Đứng trước món lợi lớn, bộ mặt thật được hiện ra

Con người không ai tránh khỏi “tham sân si”, mà “cái tham” chính là một trong những cội nguồn của tội ác. Do vậy, Gia Cát Lượng cho rằng để thử tâm tính của một người nào đó chỉ cần ban phát cho họ chút lợi lộc, thậm chí nếu là món lợi lớn, thì bộ mặt thật được hiện ra. Người liêm khiết thì sẽ biết tự trọng mà chọn phần vừa, kẻ xấu thì sẽ dần lộ hẳn tính tính tham lam.

8. Người nói suông không việc thực thì không đáng tin

Người nói suông không việc thực thì không đáng tin

Có câu “một lần bất tín, vạn lần bất tin”, nên Gia Cát Lượng rất đề cao chữ nghĩa tín. Ông cho rằng người ngay thẳng thì không bao giờ nói suông, mà thường hành động để thể hiện ý chí. Do vậy, chúng ta cũng không nên quá tin vào lời nói một phía của đối phương, mà hãy nhìn vào hành động hoặc kết quả để xác thực “chữ tín”.

9. Dùng rượu ép đối phương nói lời thực lòng

Dùng rượu ép đối phương nói lời thực lòng

Rượu làm người ta say, mà khi say dễ mất tự chủ. Do vậy, Gia Cát Lượng cho rằng việc dùng rượu có thể khiến đối phương đánh mất phòng thủ tinh thần, từ đây dễ khai thác thông tin qua lời nói thật. Điều này cũng giống như thực tế rằng người Việt khi “nhậu say” thường hay kiểu “rượu vào lời ra” dễ chia sẻ chuyện thầm kín.

10. Chí đặt nơi xa mới mong có nghiệp lớn

Chí đặt nơi xa mới mong có nghiệp lớn

Trong bức thư “Giới ngoại sanh thư”, Gia Cát Lượng giải thích tường tận chi tiết về tầm quan trọng của việc “Lập chí” với nam nhi thời xưa, và điều này vẫn còn ý nghĩa đến tận ngày nay. Gia Cát Lượng đặc biệt coi trọng những người xác lập được chí hướng. Vì nếu họ xác lập được chí hướng “cao xa” mới có đủ sức mạnh và nghị lực đương đầu mọi khó khăn và thử thách để hướng tới thành công sau cùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *