THAM KHẢO MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH CHUẨN CHO DOANH NGHIỆP

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, dù bạn có đang hoạt động kinh doanh một mình thì đều cần có một bản kế hoạch kinh doanh thể hiện đầy đủ: mục tiêu thực hiện, dự trù chi phí, tính toán ngân sách, kêu gọi đầu tư, vay vốn,… Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết cho doanh nghiệp là tiền đề để triển khai, đánh giá tính khả thi và quyết định sự thành công của các dự án kinh doanh.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Acabiz đưa ra những lưu ý quan trọng giúp bạn xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và tham khảo một vài mẫu kế hoạch kinh doanh mới nhất.

6 lưu ý để viết một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

1. Phác thảo ý tưởng kinh doanh cơ bản

Trước khi xây dựng một mẫu kế hoạch kinh doanh cực kỳ chi tiết thì bạn nê bắt đầu từ bước phác thảo những ý tưởng kinh doanh mà mình đặt ra. Để phác thảo chính xác, hãy thu thập các số liệu liên quan đến lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang quan tâm để có thể đánh giá tổng quan tính khả thi và chi tiết của ý tưởng đó. Tập trung nghiên cứu, chọn lọc ra những ý tưởng phù hợp dựa trên các số liệu đã thu thâp được và đồng thời phác thảo mô hình kinh doanh bạn mong muốn. Đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào? sẽ giúp cho bạn xác định rõ các bước phác thảo cho bản kế hoạch kinh doanh của mình. Đồng thời đó còn có thể là một công cụ hiệu quả giúp bạn dễ dàng làm việc với nhà đầu tư.

2. Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể

Một sai lầm mà nhiều doanh nghiệp hiện nay hay gặp phải khi xây dựng chiến lược kinh doanh đó chính là lựa chọn không đúng lĩnh vực kinh doanh để bắt đầu. Và nếu như bạn đã muốn theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh nào đó thì bạn phải chắc chắn rằng mình có kinh nghiệm chuyên môn, đam mê để theo đuổi tới cùng. Các tốt nhất để bạn trau dồi kinh nghiệm đó có chính là dành thời gian làm việc cho những người đang làm trong ngành trước khi quyết định kinh doanh độc lập. Mặc dù một ý tưởng kinh doanh hay ho sẽ khác xa rất nhiều so với thực tiễn triển khai cùng vô vàn thử thách, nhưng nếu đã có một ý tưởng kinh doanh tốt, xây dựng được một mẫu kế hoạch kinh doanh khả thi thì bạn chắc chắn đã thành công được một nửa.

3. Triển khai nghiên cứu thị trường

Triển khai nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng trong quy trình xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Hãy bắt đầu từ việc thực hiện các cuộc khảo sát để kiểm tra xem sản phẩm, dich vụ của mình có đang phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại và có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không trước khi bắt đầu triển khai kinh doanh. Sự thành công trong kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào ý tưởng thú vị mà còn được quyết định bởi nhu cầu của thị trường.

4. Tìm người có năng lực giỏi để hỗ trợ

Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chuẩn xác bạn không thể tự làm một mình mà cần phải có sự hỗ trợ đắc lực từ các công sự có trách nhiệm, chuyên môn cao về kinh doanh. Đó phải là người có năng lực chuyên môn khá, có kỹ năng lên kế hoạch và có một giá trị đạo đức tốt đến đôi bên có thể bổ trợ lẫn nhau. Hoặc bạn có thể lựa chọn những cộng sự có thể giúp bạn thực hiện những công việc không phải điểm mạnh của bạn, và hơn nữa là giúp cho bạn rèn luyện thêm, biến điểm yếu thành điểm mạnh.

>> Phương pháp phát triển kỹ năng làm việc nhóm

>> Tiếp cận hoàn hảo chuỗi giá trị của doanh nghiệp

5. Kiểm soát tài chính vững vàng

Có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán là yếu tố quan trọng để bạn có thể xây dựng cho doanh nghiệp mình một mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Việc nắm vững các kỹ năng kế toán, sử dụng thành thạo phần mềm máy tính, kiểm soát dữ liệu, ngân sách,….sẽ giúp cho doanh nghiệp có những tính toán, dự trù chi phí thích hợp nhằm nâng cao tính khả thi của dự án kinh doanh.

6. Tập trung vào hoạt động kinh doanh

Nếu bạn đã quyết định đầu tư kinh doanh vào một sản phẩm, dịch vụ nào đó có tính đặc thù , bạn có thể thấy rõ rằng khi có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó thì bạn sẽ làm tốt hơn rất nhiều so với những người không biết gì. Chính vì vậy, tìm ra điểm mạnh của mình và tập trung làm nổi bật nó trong các dự án kinh doanh mà bạn lên ý tưởng, điều này sẽ giúp cho bạn có một vũ khí mạnh mẽ để sẵn sàng cạnh tranh với những đối thủ khác ngoài thị trường. 

Mục tiêu lớn nhất của một mẫu kế hoạch kinh doanh được xây dựng lên đó là giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tính khả thi của dự án kinh doanh cũng như xác định được tiềm lực kinh tế và cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Sau đây là một số mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh để doanh nghiệp tham khảo, hy vọng rằng những mẫu kế hoạch này có thể giúp ích cho bạn trong việc lập kế hoạch kinh doanh dễ dàng và hiệu quả.

Các mẫu kế hoạch kinh doanh tham khảo cho doanh nghiệp

Mẫu kế hoạch kinh doanh 1

Mẫu kế hoạch kinh doanh 2

Mẫu kế hoạch kinh doanh 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *