Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì không bị hỏng, mất chất?

Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì không bị hỏng, mất chất?

Thứ Năm ngày 04/08/2022

Mẹ bỉm thường hút sữa để dự trữ cho con dùng sau khi sữa mẹ nhiều. Tuy nhiên, sữa để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ bị mất chất và bị hỏng. Vậy sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu sau khi hút ra mà không bị hỏng, cách bảo quản sữa đã hút như thế nào thì an toàn cho bé sử dụng?

Nếu không biết cách bảo quản sữa mẹ sau khi đã được hút ra, sữa có thể bị mất chất, bị hỏng, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và có thể gây tiêu chảy. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu xem sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu, các cách bảo quản sữa mẹ và sử dụng sữa mẹ đúng cách.

Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu?

Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì không bị hỏng, mất chất? 1 Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì an toàn khi dùng cho bé?

Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì an toàn khi dùng cho bé?

Trong sữa mẹ chứa nhiều đường, dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường. Đạm cũng là thành phần chứa nhiều trong sữa mẹ, dễ hấp thụ với cơ thể trẻ, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. 

Nếu cách bảo quản chưa đúng thì sữa mẹ có thể sẽ bị hỏng. Để phân biệt sữa còn dùng được và sữa hỏng, bạn cần chú ý những dấu hiệu sau:

Sữa còn dùng được sẽ có mùi như xà phòng hoặc kim loại do sự phân tán của chất béo và sữa bị tách ra từng lớp riêng biệt. Sữa bị hư có mùi chua khó chịu, mùi lên men và bị vón cục. Vì thế sữa mẹ khi để ở môi trường bên ngoài cần được bảo quản đúng cách mới không bị hư, biến chất.

Vậy sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì không hỏng? Theo khuyến cáo của các tổ chức uy tín như UNICEF, WHO, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam thì thời gian bảo quản lý tưởng của sữa mẹ ở môi trường bên ngoài được xác định như sau:

  • Sau khi vắt sữa, sữa mẹ có thể để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C và giữ được 6 giờ đến 8 giờ.
  • Với điều kiện để ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 4 độ C, sữa mẹ giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng. 
  • Với điều kiện lưu trữ trong tủ đông chuyên biệt < -18 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản đến tận 6 tháng. 

Để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ, bạn cần kiểm tra kĩ mùi vị, trạng thái của sữa trước khi cho bé sử dụng vì sữa hỏng sẽ gây các bệnh về hệ tiêu hóa và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Cách bảo quản sữa mẹ không bị hỏng, mất chất

Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa

Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì không bị hỏng, mất chất? 2 Mẹ cần vệ sinh sạch dụng cụ hút sữa trước mỗi lần hút sữa

Mẹ cần vệ sinh sạch dụng cụ hút sữa trước mỗi lần hút sữa

Trước mỗi lần hút sữa, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn bình đựng sữa theo cách như sau:

  • Vệ sinh sạch bằng cách dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng.
  • Rửa bằng nước lạnh dụng cụ hút sữa và đựng sữa. 
  • Lau chùi kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.
  • Để khô ráo tự nhiên.
  • Tiệt trùng lại bằng nước sôi.

Lưu ý khi hút sữa mẹ

Khi bắt đầu hút sữa, mẹ cần rửa sạch tay và bầu vú.

Để tránh lãng phí sữa, bạn nên chia sữa và đổ vào các chai hay túi trữ nhỏ có mức dung tích từ 60 – 120 ml để vừa đủ cho mỗi lần trẻ bú.

Để tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn ở môi trường bên ngoài cần bảo quản lạnh sữa mẹ ngay sau khi hút ra. 

Người mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi nhiều và tránh ép sữa để giữ an toàn cho sức khỏe và tạo được chất lượng sữa tự nhiên tốt nhất cho bé.

Sữa mẹ hút ra bảo quản như thế nào?

Cách dự trữ sữa 

Để chuẩn bị túi chứa sữa, bạn chọn các túi lưu trữ chuyên dụng, bình thủy tinh hoặc bình nhựa không chứa BPA.

Cần đảm bảo các bình chứa, túi chứa đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi đổ sữa vào.

Cần dán nhãn, ghi chú cụ thể vào bình hoặc túi chứa dung tích về thời gian hút sữa.

Để sữa tránh tồn lại sữa cũ gây lãng phí, hãy sắp xếp bình, túi sữa hợp lý.

Bảo quản sữa mẹ thế nào để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé

Sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu thì không bị hỏng, mất chất? 3 Sữa hút ra nên đặt ngày vào ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá

Sữa hút ra nên đặt ngày vào ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá

Các mẹ không chỉ thắc mắc sữa mẹ để ở ngoài được bao lâu mà còn muốn biết sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu.

Sữa hút ra nên lưu trữ ngay vào ngăn mát trước rồi mới chuyển lên ngăn đá.

Trước khi hâm nóng và cho bé sử dụng, mẹ đem sữa được bảo quản ở ngăn đá chuyển xuống ngăn mát trước 12 – 24 giờ.

Để giữ vệ sinh, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo khi di chuyển sữa từ nơi này đến nơi khác, mẹ cần bọc ngoài các túi dự trữ sữa.

Sữa sau khi được bảo quản đông lạnh có thể tăng dung tích dễ bị trào sữa ra ngoài, nên mẹ cần chừa một khoảng trống nhỏ trên miệng bình, tránh làm đổ hay trào sữa gây mất vệ sinh.

Cách làm ấm, rã đông sữa

Đối với sữa được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh, để rã đông sữa bạn chỉ cần để ở ngoài để làm tăng nhiệt độ hoặc ngâm trong nước ấm là có thể cho bé uống sữa.

Đối với sữa được trữ đông ở ngăn đá của tủ lạnh, bạn cần rã đông ở ngăn mát của tủ lạnh trước, sau đó ngâm ở nước ấm hay hâm nóng ở nhiệt độ là 40 độ C bằng máy hâm nóng sữa.

Không nên sử dụng nước quá nóng khi làm ấm sữa, không tăng nhiệt độ máy hâm sữa quá cao hoặc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa vì khi nhiệt độ tăng quá đột ngột có thể gây phá hủy một số chất trong sữa, khiến sữa bị mất chất.

Trước khi cho bé sử dụng, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của sữa sau khi hâm nóng để tránh tình trạng nhiệt độ quá cao gây bỏng cho bé.

Để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng sữa cho trẻ, tuyệt đối không bảo quản lại lượng sữa mà trẻ bú dư hoặc hòa chung lượng sữa dư ấy vào sữa mới hút.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *