Mẫu thượng ngàn
Chào các bạn.
Tín ngưỡng thờ mẫu đã có từ rất lâu đời, hiện nay đã ăn sâu trở thành một nét đẹp văn hóa phi vật thể của người việt. Nhắc đến thờ mẫu chúng ta thấy có rất nhiều các vị thánh thần. Hôm nay mình cùng tìm hiểu về vị thánh Mẫu đệ nhị thượng ngàn trong đạo mẫu. Mẫu đệ nhị là ai? Có thánh tích thế nào nhé
Mẫu thượng ngàn là ai?
Mẫu thượng ngàn hay có tên gọi khác là mẫu đệ nhị hay mẫu đệ nhị thượng ngàn là thánh mẫu đứng thứ 2 trong hàng tam tòa thánh mẫu, đứng sau mẫu đệ nhất và đứng trước mẫu thoải
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Mẫu đệ nhị là vị thánh mẫu quyền năng thuộc hệ thống Tam Tòa Thánh mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Là thánh mẫu cai quản núi rừng, thần thoại mẫu gắn liền với đời sống nhân dân các bản làng.
Thánh mẫu có nhiều tên gọi khác nhau như “Lâm cung thánh mẫu”, “Bà chúa thượng ngàn”, “Mẫu thượng ngàn”, “Sơn lâm công chúa”, “Lê mai đại vương”,…
Sự tích thánh Mẫu Thượng Ngàn
Thần tích về Mẫu thượng ngàn có khá nhiều, tuy nhiên đại đa số thường không rõ ràng. Tổng hợp lại có 2 thần tích rõ hơn cả, chúng ta hãy cùng nghiên cứu nhé
-
Thần tích thánh mẫu thượng ngàn là con gái của thần núi Tản Viên Sơn thánh và công chúa Mỵ Nương
Cha mẹ đặt tên thánh mẫu là La Bình, từ nhỏ bà đã tỏ ra rất thông minh, nhanh nhẹn thường được cùng cha là Tản viên sơn thánh đi khắp núi rừng. Bà đã sớm học được rất nhiều cách cai quản nong sông rừng núi của cha, các kỹ năng của các già làng trưởng Bản. Nên Bà thường xuyên đến nơi dân cần để chỉ bảo, Dạy dân săn bắn, chăn nuôi gia cầm, gia xúc, đắp bờ làm ruộng bậc thang cấy lúa, trồng cây ăn quả,…
Càng lớn lên thánh mẫu ngày càng trở nên đức hạnh, xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn. Và một ngày, được lệnh của Ngọc Hoàng Vua Cha, Tản Viên Sơn Thánh cùng vợ là Mỵ Nương về trời được ban là tước vị thánh Tứ bất tử, Bà được giao cho quản lý tám mốt cửa rừng, các núi non bờ cõi thay cha. Bà được phong là Công Chúa Thượng Ngàn.
Đảm nhận công việc thay cha, Thánh mẫu vẫn luôn hết lòng với dân. Không ngừng giúp dân chúng khó khăn mà còn nghĩ ra cách cải tiến như dẫn nước suối vào ruộng, giúp dân đốn gỗ dựng nhà, hòa hợp vơi thiên nhiên, làm cho dân chúng ngày càng ấm no.
Bên cạnh đó, Thánh mẫu còn phù trợ nhân dân trong các lần đánh giặc ngoại xâm. Tương truyền trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, để tránh sự bao vây của quân Minh, Lê Lợi dẫn quân đi qua rừng, vì trời tối không nhìn thấy đường, thánh mẫu đã hóa thân thành ngọn đuốc dẫn đường, soi sáng đường cho nghĩa quân đi trong rừng tối. Nhờ vậy, quân Minh bị bất ngờ và sau thua trận. Hòa bình được lặp lại, Lê Lơi lên làm vua đã sắc phong bà là “Lê mai đại vương”
-
Thần tích thánh mẫu thượng ngàn làm con của một vị vua thời hùng vương.
Tương truyền, vua hùng cùng hoàng hậu có thai qua kỳ đã lâu mà chưa sinh nở. Đến năm thứ 3, vào một hôm Hoàng hậu đi vào rừng chơi thì bất ngờ đau đẻ, hạ sinh một bé gái, nhưng vì kiệt sức nên đã qua đời. Vua Hùng đau lòng thương tiếc vợ
Vua đặt tên con là Mỵ Nương Quế Hoa. Quế Hoa lớn lên ngày càng xinh đẹp, rồi đến tuổi cập kê vì thương nhớ mẫu hậu, bà đã quyết đi vào rừng để tìm dấu vết của mẹ.
Trên đường đi bà đã chứng kiên cảnh dân chúng đói khổ cùng cực. Những lúc như vậy, bà ra tay cho tiền cứu giúp. Vào một đêm, khi đang nằm nhớ về mẹ, một ông tiên hiện lên ban cho bà sách tiên. Nhận được sách, bà cùng thị nữ ra sức học tập. Không lâu sau bà đã học được phép tiên dời núi, lấp sông.
Có phép thuật, bà dẫn nước sông về cho dân làng tưới tiêu trồng trọt, dạy dân cấy lúa, trồng cây ăn trái, nuôi gia cầm, gia xúc,… kể từ đó đời sông dân làng ngày càng ấm no, bản làng ngày một trù phú hơn. Vào một ngày, đám mây ngũ sắc đón bà về trời
Sau khi về trời, vì tỏ lòng thành kính biết ơn, nhân dân đã lập đền thờ bà ở nhiều nơi trên khắp núi rừng.
Đền thờ chính Mẫu Thượng Ngàn
Mẫu đệ nhị thượng ngàn được thờ rất nhiều tại các đền to, phủ lớn, tới các điện thờ tư gia, hay các nhà mẫu trong chùa,… đền thờ mẫu cũng được lập nhiều trên các núi rừng nước ta
Nhưng Đền thờ chính thánh mẫu đệ nhị phải kể đến:
“Đền Suối Mỡ” tại Bắc Giang
“Đền Bắc Lệ” tại Lạng sơn
“Đền Đông Cuông” tại Yên Bái
Ngày tiệc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
mẫu thượng ngàn có nhiều thần tích khác nhau nhưng chung quy có 2 ngày tiệc chính là
Ngày 1/2 AL Hàng năm được coi là ngày tiệc chính của mẫu đệ nhị thượng ngàn “Mẫu Đông Cuông”
Ngoài ra, Ngày 20/2 AL hàng năm cũng được coi là ngày tiệc chính cảu mẫu đệ nhị theo thuyết của mẫu “Lê Mai Đại Vương”
Cách bài trí tượng mẫu đệ nhị thượng ngàn tại đền thờ
Mẫu đệ nhị mặc áo màu xanh lá cây (màu của núi rừng) được xếp đặt bên trái cạnh Mẫu đệ nhất thượng thiên, trên ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu tại các đền thờ
Văn khấn mẫu thượng ngàn
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hương tử chúng con dốc lòng kính lạy Đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương Ngọc Điện Hạ.
Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam giao.
Con kính lạy chư Tiên, chư Thánh, chư Thần, Bát Bộ Sơn Trang, mười hai Tiên Nương, văn võ thị vệ, Thánh Cô Thánh Cậu, Ngũ Hổ Bạch Xà Đại Tướng.
Hương tử con là:………………………….
Cùng gia quyến, ngụ tại:…………………………….
Nhân lễ hội……chúng con thân đến………phủ chúa trên ngàn, thắp nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, biến hung thành cát, mọi sự tốt lành.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật !
Làm Tượng Mẫu đệ nhị thượng ngàn bằng gi?
Về vật liệu chọn làm tượng mẫu thượng ngàn cũng như bộ tượng tam tòa thánh mẫu hay các tượng tam tứ phủ khác như chúng tôi đã phân tích trong các bài Mẫu đệ nhất thượng thiên, Mẫu đệ tam thoải phủ, Tam tòa thánh mẫu,.. các bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn nhé
Một lần nữa chúng tôi khẳng định gỗ mít là nguyên liệu tốt nhất, giá thành hợp lý nhất phù hợp để làm tượng mẫu thượng ngàn
Hình ảnh mẫu thượng ngàn đẹp tại gian thờ việt
Nguồn Internet
Khuyến mại mùa dịch năm 2021: giảm giá 50% cho 10 khách hàng đầu tiên đặt tượng mẫu thượng ngàn
Từ 6.400.000đ xuống còn 3.200.000đ
Tặng ngay 1 giá đũa thờ tâm linh trị giá 200.000đ
Hãy nhanh tay nhấc máy liên hệ Gian thờ việt đặt hàng
Nghệ nhân: Đăng Văn Liêm
Sđt: 0902.110.790 – 0973.663.197
Gmail: liemanh90@gmail.com
Facebook: Gian thờ việt
Lưu ý: Giá đặt hàng khuyến mãi chỉ áp dụng đến hết tháng 1/2022
Ngoài ra, khi đặt tượng mẫu đệ nhị thượng ngàn bạn sẽ còn được ưu tiên giảm giá khi đặt các sản phẩm tượng tam tòa thánh mẫu hay các sản phẩm tượng thờ tam tứ phủ khác