Phong cách ngôn ngữ chính luận là một trong những phong cách ngôn ngữ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Chính vì vậy, chiase24.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận đến các bạn học sinh.
Soạn văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận
Soạn văn Phong cách ngôn ngữ chính luận
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu văn bản chính luận
– Văn bản chính luận thời xưa viết theo các thể hịch, cáo, thu, sách, chiếu, biểu… chủ yếu bằng chữ Hán.
– Văn bản chính luận hiện đại bao gồm: các cương lĩnh; tuyên bố; tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài bình luận, xã hội; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị…
a. Tuyên ngôn
– Thể loại của văn bản: Tuyên ngôn
– Mục đích viết văn bản: tuyên bố nền độc lập, tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
– Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến: khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam.
b. Bình luận thời sự
– Thể loại của văn bản: bình luận thời sự
– Mục đích viết văn bản: chỉ rõ phát xít Nhật là kẻ thù.
– Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến: chỉ rõ thái độ bạc nhược của Pháp, khẳng định kẻ thù của Việt Nam là phát xít Nhật.
c. Xã luận
– Thể loại của văn bản: xã luận
– Mục đích viết văn bản: phân tích thành tựu trên các lĩnh vực, vị thế của đấu trường quốc tế.
– Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến: khẳng định đất nước Việt Nam căng tràn sức sống, sức xuân, trỗi dậy sức sống ấy biểu hiện ở mọi nơi, mọi người, mọi lĩnh vực…
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
– Ngôn ngữ chính luận được sử dụng trong các tài liệu chính trị khác, trong những tác phẩm lý luận có quy mô khá lớn, ví dụ: Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi (Trường Chinh), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới (Lê Duẩn)…
– Ngôn ngữ chính luận còn tồn tại ở dạng nói, như trong những lời phát biểu ở hội nghị hoặc trong các cuộc thảo luận, tranh luận… mang tính chính trị.
– Mục đích chung của ngôn ngữ chính luận là trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một sự kiên, một vấn đề chính trị, một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị nhất định.
Xem Thêm:
Soạn Sử 9 Bài 8: Nước Mĩ – Soạn Lịch sử 9 trang 35
Tổng kết: Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luân hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng… theo một quan điểm chính trị nhất định.
II. Luyện tập
Câu 1. Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
- Nghị luận: chỉ một phương pháp tư duy văn học trong nhà trường (diễn giảng, lập luận, bàn bạc).
- Chính luận: chỉ một kiểu phong cách ngôn ngữ độc lập, dùng trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một đề nào đó.
Câu 2. Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?
– Mục đích: trình bày tinh thần yêu nước của nhân dân ta (vấn đề mang tính thời sự).
– Các từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị: truyền thống, tổ quốc, xâm lăng, lũ bán nước, lũ cướp nước.
– Cách lập luận chặt chẽ: khẳng định truyền thống yêu nước từ quá khứ đến hiện tại, so sánh tinh thần yêu nước với “làn sóng” để khẳng định sức mạnh của nó…
Câu 3. Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 10, tập một, tr.23) để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.
Gợi ý:
Hệ thống luận điểm chặt chẽ:
– Tình thế chúng ta phải chiến đấu: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
– Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định đó là cuộc chiến tranh nhân dân.
– Thể hiện niềm tin vào chiến thắng: “Nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất. Khẳng định niềm tin chiến thắng của chúng ta”.
=> Ngôn ngữ ngắn gọn, cô đọng và mạch lạc.