a) Xác định yêu cầu chung của đề.
Đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
b) Từ đó hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì. Chí có nghĩa là gì?
Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống. Chí có nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.
c) Muốn chứng minh thì có hai cách lập luận: một là nêu dẫn chứng xác thực, hai là nêu lí lẽ (xem bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh).
2. Lập dàn bài:
a) Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
b) Thân bài (phần chứng minh)
c) Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.
3. Viết bài: Viết từng đoạn, từ Mở bài cho đến Kết bài.
a) Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài trong SGK trang 49.
b) Thân bài
– Trước hết, phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần Mở bài: Thật vậy … hoặc Đúng như vậy …
– Viết đoạn phân tích lí lẽ.
– Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu về những người nổi tiếng, vì ai cũng biết họ nên dễ có sức thuyết phục.
c) Kết bài
– Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…, hoặc nhắc lại ý trong phần Mở bài: “Câu tục ngữ đã cho ta bài học…”.
– Chú ý: Kết bài nên hô ứng với Mở bài.
II. Luyện tập
Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?