I – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách : trực tiếp và gián tiếp.
– Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hay một nhân vật. Nguyên văn đó được đặt trong dấu ngoặc kép.
– Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người (nhân vật). Lời nói hay ý nghĩ này có thể được điều chỉnh cho thích hợp và không đặt trong ngoặc kép.
2. Khi kể chuyện bằng lời thì thường dùng cách dẫn gián tiếp và thường dùng thêm các từ rằng, là. Còn lời các nhân vật nói với nhau thường được dẫn trực tiếp bằng các gạch đầu dòng, gọi là lời thoại.
3. Dẫn theo cách trực tiếp hay gián tiếp là tuỳ thuộc tình huống sử dụng.
II – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Cách dẫn trực tiếp
Câu hỏi 1
Phần in đậm trong đoạn văn (a) đều là lời nói của nhân vật. Nó ngăn cách với phần trước đó bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Câu hỏi 2
Trong đoạn trích (b), phần in đậm là ý nghĩ của nhân vật. Nó được ngăn cách với phần trước đó bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Có thể thay đổi vị trí giữa phần in đậm với phần trước đó. Khi đó, dùng dấu ngoặc kép và gạch ngang để ngăn cách giữa hai phần. Ví dụ, đoạn (b) có thể viết : “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” – hoạ sĩ nghĩ thầm.
2. Cách dẫn gián tiếp
Câu hỏi 1
Phần in đậm trong đoạn trích (a) là lời nói. Nó không cần ngăn cách với phần trước đó bằng dấu câu.
Câu hỏi 2
Phần in đậm trong đoạn trích (b) là ý nghĩ. Nó được ngăn cách với phần trước đó bằng từ rằng. Có thể thay từ rằng bằng từ là.
3. Luyện tập
Bài tập 1
– Đoạn (a) : Phần trong ngoặc kép là lời dẫn trực tiếp – dẫn ý.
– Đoạn (b) : Phần trong ngoặc kép là lời dẫn trực tiếp – dẫn ý.
Bài tập 2
Em tự chọn một trong ba ý kiến đã cho để viết một đoạn văn có dẫn ý kiến đó theo cách trực tiếp và một đoạn văn dẫn ý kiến đó theo cách gián tiếp. Ví dụ :
Ý kiến (a) :
– Dẫn trực tiếp : Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “Chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng”.
– Dẫn gián tiếp : Trong Báo cáo Chính trị…, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy (rằng) chúng ta phải ghi nhớ… của một dân tộc anh hùng.
Ý kiến (b)
– Dẫn trực tiếp : Giản dị là một đức tính thường trực ở Bác Hồ, đúng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận định : “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết…”.
– Dẫn gián tiếp : Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng Bác Hồ giản dị trong mọi mặt : giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong cả lời nói và bài viết, vì Người muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Ý kiến (c) :
– Dẫn trực tiếp : “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” – Nhà văn hoá Đặng Thai Mai khẳng định.
– Dẫn gián tiếp : Nhà văn hoá Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Bài tập 3
Xác định lời thoại trong đoạn văn là của ai nói với ai, có phần nào cần chuyển đến người thứ ba và người thứ ba đó là ai.
Có thể thêm vào câu những thành phần thích hợp để ý câu mạch lạc.
Ví dụ : Hôm sau Linh Phi lấy một một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hôn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhấn dó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ đến chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bên sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.