Soạn VNEN siêu ngắn bài phong cách Hồ Chí Minh | Soạn văn 9 VNEN siêu ngắn

A. Hoạt động khởi động

Em hiểu thế nào là “phong cách”? Hãy trình bày ngắn gọn những cảm nhận của em về “phong cách Hồ Chí Minh

Trả lời:

Phong cách là sự thể hiện của lẽ sống, lối sống, là phương thức để thực hiện mục đích sống của mỗi người.

Cảm nhận về “phong cách HCM”: Bác Hồ là người có phong cách sống đẹp. Bác rất giản dị, khiêm tốn, sống theo quy tắc “cần, kiệm, liêm, chính” được nhân dân yêu quý.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản

a. Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng?

b. Chỉ ra những biểu hiện cho thấy lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

c. Vì sao nói sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao là nét nổi bật trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

d. Hãy lựa chọn những phương án nêu đúng giá trị nghệ thuật nổi bật của văn bản (sgk)

e. Tìm dẫn chứng trong văn bản minh họa cho các giá trị nghệ thuật mà em đã xác định.

Trả lời:

a. HCM có vốn trí thức văn hóa sâu rộng vì: 

  • Học nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
  • Người làm nhiều nghề khác nhau, học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi.
  • Người có ý thức học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc, uyên thâm.
  • Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài

Người đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa: Những ảnh hưởng đó không thể làm lay chuyển được gốc văn hóa dân tộc của Người, Người vẫn rất bình dị, rất Việt Nam. Người biết tiếp thu và chọn lọc những thành tựu văn hóa nhân loại.

b. Biểu hiện cho thấy lối sống bình dị của chủ tịch HCM:

  • Nơi ở và làm việc: nhà sàn, ao cá chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị .
  • Trang phục: giản dị quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
  • Ăn uống: đạm bạc, dân dã, bình dị: rau luộc, cá kho, cháo hoa.

c. Nói sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao là nét nổi bật trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì:

  • Đây không phải là lối sống khắc khổ của người tự vui trong cảnh nghèo khó.
  • Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời, hơn ®êi.
  • Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.

d. Giá trị nghệ thuật nổi bật của văn bản là: Cả 4 phương án trên đều đúng

e. Dẫn chứng về giá trị nghệ thuật:

(1) Kết hợp một cách tự nhiên, hiệu quả giữa tự sự và bình luận: “Và Người sống ở đó….. tiết chế như vậy”.

(2) Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, tạo ấn tượng cho người đọc: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” hay “trang phục hết sức giản dị…. dép lốp thô sơ”

(3) Sử dụng thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để tăng sức gợi cho văn bản

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

(4) Sử dụng hiệu quả nghệ thuật đối lập trong diễn đạt: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam.

3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại

a. Phương châm về lượng

Đọc truyện cười ÔNG LÀM SAO THẾ (sgk) và trả lời câu hỏi:

(1) Điều mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là gì?

(2) Thông tin trong câu trả lời của người nông dân có đáp ứng được….

(3) Từ nội dung câu chuyện, em hãy cho biết: Chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu gì trong giao tiếp?

Trả lời:

(1) Điều nhà triết học muốn biết ở đây là địa điểm cụ thể của nơi đó (tên đường, địa danh cụ thể).

(2) Câu trả lời không đáp ứng yêu cầu. Vì câu trả lời không có lượng thông tin cần thiết chỉ có thông tin mặc nhiên đã được biết.

(3) Trong giao tiếp cần đáp ứng đúng yêu cầu cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

b. Phương châm về chất

Đọc truyện cười QUẢ BÍ KHỔNG LỒ (sgk) và trả lời câu hỏi:

(1) Truyện cười phê phán điều gì?

(2) Từ câu chuyện trên, em hãy cho biết: Nếu không vì đùa vui thì mình nên nói những điều như thế nào khi giao tiếp?

Trả lời:

(1) Truyện phê phán, chế giễu những kẻ chuyên nói khoác, nói điều vô lý

(2) Khi giao tiếp, phải nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình.

4. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

a. Thế nào là một văn bản thuyết minh? Những đặc điểm chủ yếu…

b. Đọc văn bản HẠ LONG – ĐÁ VÀ NƯỚC và thực hiện yêu cầu (1); (2); (3); (4) sgk.

c. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau là gì?….. (sgk)

d. Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy hoàn thành (vào vở) những nội dung cần ghi nhớ sau: (sgk)

Trả lời:

 a. Văn bản thuyết minh là giới thiệu những đặc điểm, tính chất… cửa sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.

Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh:

  • Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực.
  • Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
  • Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

b. Văn bản “Hạ Long – Đá và nước”:

(1) Văn bản thuyết minh về sự kì lạ của vịnh Hạ Long

(2) Văn bản đã cung cấp tri thức khách quan về đối tượng.

(3) Tác giả sử dụng phương pháp: định nghĩa, giải thích, phân loại , liệt kê,…

(4) Để bài văn thuyết minh sôi động, tác giả vận dụng biện pháp nghệ thuật:

  • Tưởng tượng, liên tưởng (Nước tạo nên ….cảnh sắc.)
  • Nhân hóa (Đá có tri giác, có tâm hồn)

c. Tác giả sử dụng biện pháp kể chuyện -> đoạn văn hấp dẫn, sinh động

d. …như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca,…

…làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh

a. Theo em, giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? 

b. Hãy viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em….

Trả lời:

a. Giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách HCM là vẻ đẹp hài hòa giữa nhân loại và dân tộc của Người. Bác rất phương Đông nhưng cũng rất mới rất hiện đại.

b. Gợi ý đoạn văn về nếp sống thanh cao và giản dị của Bác:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước nhưng Bác rất bình dị từ chỗ ở, trang phục hay ăn uống. Dẫu sống như vậy nhưng Bác chẳng hề kham khổ mà lại vô cùng thanh cao, sang trọng từ trong tâm hồn đến thể xác.

2. Luyện tập về phương châm hội thoại

a. Đọc hai truyện vui dưới đây và cho biết phương châm hội thoại nào…

b. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết….

c. Dựa vào những phương châm hội thoại đã được học để giải thích vì sao…

Trả lời:

a. 

  • (1) vi phạm phương châm về chất vì câu trả lời không đáp ứng đúng yêu cầu cuộc giao tiếp.
  • (2) Vi phạm phương châm về lượng vì nói dài dòng, vòng vo.

b. Giải thích nghĩa câu thành ngữ:

  • Ăn ốc nói mò: nói bịa đặt, không chính xác
  • Ăn không nói có: vu khống nhằm nói xấu, hãm hại người khác
  • Cãi chày cãi cối : phản đối, cãi lại đến cùng dù mình sai
  • Khua môi múa mép : nói ba hoa, khoác lác
  • Hứa hươu hứa vượn: hứa hão, không thực hiện lời hứa

=> Những thành ngữ trên liên quan đến phương châm về chất.

c. Người nói đôi khi dùng cách diễn đạt như: như tôi được biết, tôi tin rằng,… vì nhằm tuân thủ phương châm hội thoại về chất, đảm bảo tính chính xác thực của thông tin.

3. Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

a. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (sgk)

b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Thuyết minh một trong các đồ dùng học tập

Trả lời:

a. (1) Đoạn trích có tính chất thuyết minh, cung cấp những kiến thức về phủ Tây Hồ

(2) Biện pháp nghệ thuật: kể chuyện => Lý giải nguồn gốc phủ Tây Hồ thêm li kì, cuốn hút.

b. Lập dàn ý:

  • Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập muốn thuyết minh (cây bút chì)
  • Thân bài:
    • Khái quát chung về bút chì (nơi sản xuất, dùng làm gì…)
    • Cấu tạo bút chì (lõi bút, vỏ bút…)
    • Đặc điểm, phân loại bút (màu mực, kích cỡ, giá thành,…)
    • Công dụng và ý nghĩa của bút chì
  • Kết bài: Suy nghĩ, nhận định cá nhân về cây bút chì.

D. Hoạt động vận dụng

1. Nêu một số bài học sau khi đọc văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.

2. Sưu tầm một số câu chuyện hoặc đoạn hội thoại vi phạm các phương châm…

3. Viết một đoạn văn thuyết minh với chủ đề tự chọn,…

Trả lời:

1. Bài học rút ra từ văn bản phong cách HCM là: Lối sống giản dị, không xa hoa. Ngoài ra, học được bài học về ý thức giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc khi giao lưu văn hóa quốc tế.

2. Một số câu chuyện vi phạm phương châm về lượng và chất là: lợn cưới áo mới, thầy bói xem voi…

3. Viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng biện pháp so sánh:

Tre là loại cây thân gỗ, cao vút, thân nhỏ khoảng bằng cánh tay người trưởng thành. Xung quanh thân cây có những chiếc gai nhọn, sắc. Tre thường mọc cành và lá ở phần ngọn, lá tre xanh xanh, thon thon như chiếc thuyền nan. Trên lá có những đường gân song song trông rất duyên dáng. Tre già măng mọc, cứ như thế tre luôn sinh sôi phát triển thành những khóm xanh rì.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm đọc và kể lại 1 – 2 câu chuyện về lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trả lời:

  • Câu chuyện: Đôi dép Bác Hồ
  • Câu chuyện: Chú sang xông nhà cho Bác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *