Mẫu Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức mẫu 2C-BNV/2008 là mẫu để cán bộ, công chức khai điền các thông tin cơ bản về cá nhân, ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Mời bạn đọc tải mẫu Sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ, công chức để chuẩn bị hồ sơ dự tuyển vào công chức nhà nước.
Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức là mẫu sử dụng phổ biến dành cho công nhân viên chức để thống kê các thông tin cá nhân của công chức dùng trong bất kỳ trường hợp nào khi cần đến sơ yếu lý lịch. Nội dung của mẫu sơ yếu lý lịch viên chức 2C-BNV/2008 cần nêu rõ tên tuổi, quê quán, thân nhân, quá trình học tập, thành tích….. Dưới đây là mẫu sơ yếu lý lịch mới nhất sử dụng phổ biến hiện nay, mời các bạn tham khảo để sử dụng cho bản thân trong những trường hợp thi thăng hạng hay bổ sung hồ sơ, thủ tục.
Bạn đang xem: Sơ yếu lý lịch mẫu 2c bnv 2008
- Sơ yếu lý lịch cá nhân
- Sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh
- Sơ yếu lý lịch tự thuật
- Sơ yếu lý lịch khoa học
1. Nội dung sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức
2. Mẫu sơ yếu lý lịch công chức
3. Hướng dẫn chi tiết cách khai Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức
1. Họ và tên khai sinh: Viết chữ in hoa đúng với họ và tên trong giấy khai sinh
2. Tên gọi khác: Là tên gọi khác hoặc bí danh khác dùng trong hoạt động cách mạng, báo chí, văn học nghệ thuật,… (nếu có)
3. Sinh ngày: Ghi đầy đủ ngày, tháng năm sinh như trong giấy khai sinh
4. Nơi sinh: Nơi CBCC được sinh ra (ghi đúng như trong giấy khai sinh).
5. Quê quán: Ghi nơi sinh trưởng của cha đẻ/ông nội của CBCC. Trường hợp đặc biệt có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ/người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ cha, mẹ đẻ). Ghi rõ tên xã (hoặc phường, thị trấn), huyện (quận hoặc thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương).
6. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc theo quy định của Nhà nước như: Kinh, i, Mường, Mông, Mèo, Kh’me,..
7. Tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Cao Đài,… Nếu không theo tôn giáo nào, thì ghi là “Không”
8. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi theo địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi cụ thể Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh.
9. Nơi ở hiện nay: Ghi theo địa chỉ nơi đang ở hiện tại (Số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh)
10. Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Ghi rõ đã làm nghề gì để kiếm sống trước khi được tuyển dụng. Nếu chưa có nghề, sống phụ thuộc vào gia đình, thì ghi là “Không nghề nghiệp”.
11. Ngày tuyển dụng: Ngày, tháng, năm có quyết định tuyển dụng
12. Chức vụ (chức danh) hiện tại: Chức vụ, chức danh công việc chính được phân công đảm nhiệm về chính quyền hoặc Đảng, đoàn thể, kể cả chức vụ kiêm nhiệm
13. Công việc chính được giao: Tên công việc chính được lãnh đạo phân công đảm nhiệm
14. Ngạch công chức (viên chức): Tên ngạch công chức hoặc viên chức được bổ nhiệm
Bậc lương: ……, Hệ số: ….., Ngày hưởng: ……, Phụ cấp chức vụ: ………., Phụ cấp khác: …….
15.1. Trình độ giáo dục phổ thông (đã tốt nghiệp lớp mấy/thuộc hệ nào): Lớp 12/12 (đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm)
Tham khảo: Onboarding Là Gì? Những Điều Cần Biết Khi Onboarding Người Mới
15.2. Trình độ chuyên môn cao nhất: (TSKH, TS, Ths, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chuyên ngành)
15.3 Lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị cao nhất đã được đào tạo, bồi dưỡng
15.4. Quản lý nhà nước:
(Cao cấp, trung cấp, sơ cấp và tương đương)(chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự,……..)
15.5. Ngoại ngữ:
Ghi tên ngoại ngữ + trình độ đào tạo A, B, C. Ví dụ: Anh C, Pháp B, Nga A,…;
Trường hợp CBCC đã có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi tên văn bằng + tên ngoại ngữ. Ví dụ: Cử nhân Pháp văn, Thạc sĩ Anh văn,…
15.6. Tin học: Ghi trình độ tin học cao nhất phù hợp với văn bằng, chứng chỉ của CBCC được cơ quan có thẩm quyền cấp.
16. Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam:
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm được kết nạp vào Đảng;
+Nếu kết nạp Đảng lần thứ 2 mà tuổi Đảng được tính liên tục thì ngày vào Đảng tính từ lần thứ nhất;
+ Nếu tuổi Đảng không tính liên tục thì ghi ngày vào Đảng lần thứ 2.
17. Ngày tham gia tổ chức chính trị – xã hội: Ghi ngày, tháng, năm tham gia tổ chức Đoàn, Hội,…và ghi rõ làm việc gì trong tổ chức.
18. Ngày nhập ngũ:
+ Ghi ngày, tháng, năm đi bộ đội, công an và ngày xuất ngũ. Ghi rõ quân hàm hoặc chức vụ cao nhất trong quân đội hoặc công an (nếu có).
+ Nếu có thời gian tái ngũ, thì ghi thêm ngày tái ngũ bên cạnh ngày nhập ngũ.
19. Danh hiệu được phong tặng cao nhất: (Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang; nhà giáo, thày thuốc, nghệ sĩ nhân dân và ưu tú,…………………………………)
20. Sở trường công tác: Làm việc gì thì thích hợp nhất, có hiệu quả
21. Khen thưởng:
+ Thời gian khen thưởng: tháng/năm.
Tham khảo: Linh vật Gargoyle trong kiến trúc phương Tây
+ Nội dung và hình thức khen thưởng: khen thưởng về thành tích gì, hình thức như: Giấy khen, Bằng khen, Huy chương, Huân chương. – Cấp quyết định khen thưởng.
22. Kỷ luật:
(Hình thức cao nhất, năm nào)(về đảng, chính quyền, đoàn thể hình thức cao nhất, năm nào)
23. Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại (Tốt, trung bình, kém); có bệnh gì mãn tính, ghi rõ chiều cao cơ thể, ghi rõ cân nặng cơ thể và nhóm máu gì.
24. Là thương binh hạng: Ghi rõ là thương binh hạng mấy trên mấy (nếu có). Trường hợp là con gia đình thuộc diện chính sách, thì ghi rõ là con thương binh, con liệt sĩ,…
25. Số CMND: Số CMND, ngày cấp và nơi cấp
26. Số sổ BHXH: Ghi rõ các chữ số thể hiện trên sổ BHXH
27. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: Chỉ kê khai sau khi đã tốt nghiệp đối với các chương trình, đào tạo, bồi dưỡng đó.
28. Tóm tắt quá trình công tác: Ghi rõ các mốc thời gian (Tháng + năm) tương ứng với chức danh, chức vụ, đơn vị công tác.
29. Đặc điểm lịch sử bản thân: Đảm bảo Kê khai trung thực và đầy đủ các thông tin liên quan đến bản thân và thân nhân của CBCC.
30. Quan hệ gia đình: Nêu rõ mối quan hệ, kê khai tóm tắt những đặc điểm các thông tin chính.
31. Diễn biến quá trình lương của cán bộ, công chức: Kê khai theo các thông tin yêu cầu: Tháng/năm, Mã ngạch/bậc, Hệ số lương
32. Nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức: Phần này do cơ quan cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng CBCC đánh giá.
4. Sơ yếu lý lịch công chức dùng bản điện tử từ năm 2023
Sơ yếu lý lịch điện tử của cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay bản giấy từ năm 2023, tiến tới minh bạch việc quản lý cán bộ.
Lý lịch điện tử sẽ được dùng khi thực hiện quy trình tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử…
Nội dung nói trên được nêu rõ trong Quyết định số 612/QĐ-BNV về Kế hoạch triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước do Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân ký ban hành.
Theo quyết định này, các cơ quan phải từng bước số hóa thông tin dữ liệu để thay thế hồ sơ giấy truyền thống; thực hiện cấp biên chế công chức, số người làm việc và hợp đồng lao động (theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) trong các cơ quan Nhà nước qua hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu. Thông tin được kết nối, chia sẻ với các hệ thống thông tin, cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu quốc gia khác… để tích hợp, tổng hợp, phân tích dữ liệu, dự báo hỗ trợ trong việc ban hành chính sách của Chính phủ, Thủ tướng về công tác cán bộ, nguồn nhân lực theo thời gian thực.
Để đạt được kết quả đó, Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch đến hết năm 2020 hoàn thiện thể chế để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước. Trong đó, các văn bản pháp luật quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy, biên chế sẽ tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung.
Theo kế hoạch, năm 2021, hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước tại Bộ Nội vụ sẽ hoàn thành. Các phần mềm ứng dụng, hệ thống kết nối, chia sẻ tích hợp dữ liệu; giải pháp kỹ thuật mật mã để bảo mật dữ liệu lưu trữ và dữ liệu trao đổi thuộc phạm vi bí mật Nhà nước. Năm 2022 và các năm tiếp theo, cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức sẽ được đưa vào quản lý và sử dụng. Lãnh đạo Bộ Nội vụ cho hay, việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức gắn với quản lý nhà nước, chỉ đạo điều hành, cải cách hành chính liên quan quản lý cán bộ của các cơ quan Nhà nước.
“Từng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương sẽ được phân quyền để tự cập nhật thường xuyên thông tin bổ sung, có thay đổi của bản thân theo quy định trong công tác cán bộ và được liên thông trong toàn hệ thống chính trị”, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho hay.
Mời các bạn tham khảo thêm tại mục Việc làm – Nhân sự trong phần biểu mẫu nhé.
Xem thêm: Kuudere, Deredere, Hinedere, Himedere là gì? có nghĩa là gì trong Anime
- Mẫu thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau phỏng vấn
- Bộ mẫu đơn xin việc song ngữ – tiếng Việt và tiếng Anh
- Mẫu đơn xin việc dành cho người đã có kinh nghiệm