Sở Tư Pháp Quảng Trị > Thủ tục hành chính > Lý lịch tư pháp > 1. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức

– Công dân Việt Nam có yêu cầu nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú, trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Cơ quan, tổ chức gửi Công văn, văn bản đến Sở Tư pháp;
– Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
– Sở Tư pháp lập và gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp kèm một bộ hồ sơ của đương sự cho Công an cấp tỉnh để tra cứu hoặc tra cứu trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp. Trong trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích thì Sở Tư pháp liên hệ với Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án và các cơ quan có liên quan để tra cứu, xác minh;
– Sau khi có kết quả tra cứu, Sở Tư pháp lập và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự;
– Người có yêu cầu nhận kết quả tại Sở Tư pháp.
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến tại Sở Tư pháp, Số 87 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu quy định);
– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp và xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực;
– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp và xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực;
– Văn bản ủy quyền (nếu có ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1).
– Công văn, văn bản của cơ quan, tổ chức (nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp). Riêng các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp khẩn cấp có thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax… và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì không quá 24 giờ.
e) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân; cơ quan, tổ chức; cơ quan tiến hành tố tụng.
f) Cơ quan thực hiện TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp
– Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh Quảng Trị; Công an cấp huyện; Toà án nhân dân các cấp; Thi hành án dân sự các cấp; UBND cấp xã, Công an cấp xã.
g) Kết quả thực hiện TTHC: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2.
h) Lệ phí: 200.000 đồng/trường hợp.
– Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ là 100.000 đồng/trường hợp.
– Miễn lệ phí đối với các trường hợp:
+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp nhiều hơn 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, theo
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, theo
– Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dùng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, theo mẫu số
– Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng, theo
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
– Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì phải trực tiếp nộp hồ sơ, không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
– Trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, thì các giấy tờ gồm: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch; sổ hộ khẩu; sổ đăng ký tạm trú và các giấy tờ có liên quan phải là bản sao có chứng thực.
– Văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
– Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
– Nghị định số 111/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Lý lịch tư pháp.
– Thông tư số 13/2011/TT – BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
– Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
– Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
– Thông tư 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

a) Trình tự thực hiện:- Công dân Việt Nam có yêu cầu nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú, trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Cơ quan, tổ chức gửi Công văn, văn bản đến Sở Tư pháp;- Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;- Sở Tư pháp lập và gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp kèm một bộ hồ sơ của đương sự cho Công an cấp tỉnh để tra cứu hoặc tra cứu trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp. Trong trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích thì Sở Tư pháp liên hệ với Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án và các cơ quan có liên quan để tra cứu, xác minh;- Sau khi có kết quả tra cứu, Sở Tư pháp lập và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đương sự;- Người có yêu cầu nhận kết quả tại Sở Tư pháp.b) Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến tại Sở Tư pháp, Số 87 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.c) Thành phần, số lượng hồ sơ:* Thành phần hồ sơ:- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu quy định);- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp và xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực;- Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp và xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực;- Văn bản ủy quyền (nếu có ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1).- Công văn, văn bản của cơ quan, tổ chức (nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp). Riêng các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp khẩn cấp có thể yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax… và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.* Số lượng hồ sơ: 01 bộd) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì không quá 24 giờ.e) Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân; cơ quan, tổ chức; cơ quan tiến hành tố tụng.f) Cơ quan thực hiện TTHC:- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tư pháp- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh Quảng Trị; Công an cấp huyện; Toà án nhân dân các cấp; Thi hành án dân sự các cấp; UBND cấp xã, Công an cấp xã.g) Kết quả thực hiện TTHC: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2.h) Lệ phí: 200.000 đồng/trường hợp.- Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ là 100.000 đồng/trường hợp.- Miễn lệ phí đối với các trường hợp:+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp nhiều hơn 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, theo mẫu số 03/2013/TT-LLTP (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP);- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, theo mẫu số 04/2013/TT-LLTP (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP);- Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dùng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, theo mẫu số 05a/2013/TT-LLTP (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP);- Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng, theo mẫu số 05b/2013/TT-LLTP (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTP).k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:- Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì phải trực tiếp nộp hồ sơ, không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;- Trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện, thì các giấy tờ gồm: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch; sổ hộ khẩu; sổ đăng ký tạm trú và các giấy tờ có liên quan phải là bản sao có chứng thực.- Văn bản ủy quyền phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ.l) Căn cứ pháp lý của TTHC:- Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.- Nghị định số 111/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Lý lịch tư pháp.- Thông tư số 13/2011/TT – BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.- Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.- Thông tư 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *