Bắc thang lên hỏi Ông Trời
Giá cao chót vót, thưởng là lệ thôi.
Tiền là nước mắt mồ hôi
Quanh năm vất vả chỉ dôi vài đồng
Chợ Tết thì giá cheo veo
Thưởng Tết thì lại lèo tèo dưới chân.
Bao giờ thưởng tết lên cao
Giá chợ xuống thấp thì tao mới về
Con biết không về mẹ chờ em trông
Nhưng nếu con về thì tiền đâu ra…
Lương tháng trả nợ là xong hết rồi
Mà lương tết thì mãi không thấy
Mẹ ơi… con xuân này vắng nhà….
Lương ơi, ta bảo Lương này…
Lương ta ổn định, bao ngày trong năm
Vàng lên, lương vẫn giữ nguyên
Cuối năm ngày cưới, buồn phiền cho ai…
Dầu lên thì cứ tà tà
Thấy lên không xuống, có la… có gầm…
Ngước mặt nhìn lên giá trên trời.
Nhìn xuống tiền thưởng lệ tuôn rơi!
Giám đốc sao quên xử thấu tình
Công nhân đổ hết sức bình sinh
Tiền lương đến dịp không xao động
Mức thưởng sang kỳ vẫn lặng thinh
Vợ hỏi loanh quanh càng quẫn dạ
Con kêu lúng túng mãi đau mình
Đối với em, chuyện thưởng tết nhiều hay ít nó không quan trọng và không thành vấn đề. Vì em sống bằng niềm tin quen rồi.
Năm sắp hết, tết đã cận kề… mà sao đứa bạn thân tên là “lương” và anh bạn mỗi năm gặp một lần là “thưởng” vẫn chưa chịu ghé vào nhà chơi nhỉ. Đợi chờ có bao giờ là hạnh phúc đâu.
Năm nay tôi sẽ phát cho mỗi người một tấm séc trị giá 5 triệu đồng. Nếu năm sau các cậu cũng làm việc năng suất như năm nay, thì mang tấm séc đó đến tôi kí tên nhé !
Lời kết: Ôi, cái câu chuyện lương thưởng cuối năm, rượu cũ bình mới, ngồi than thở chém gió với nhau cả ngày chắc cũng hết “nỗi lòng” cần tỏ. Thôi thì có ít tiêu ít, có nhiều xài nhiều, miễn trong nhà có được cái bánh chưng, dăm cân thịt gà với vài ba món bánh kẹo mời khách đến chơi Tết, vậy là ấm no.