Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về quy tắc đánh trọng âm, nối âm trong tiếng Anh nhé. Đây là những tiêu chí rất quan trọng trong tiếng Anh để thể hiện được ngữ điệu, cảm xúc và phát âm chuẩn hơn nhé.
Quy tắc trọng âm tiếng Anh
Trọng âm trong tiếng Anh là gì?
Với một từ có hai âm tiết trở lên, sẽ có một âm được nhấn mạnh hơn so với các âm còn lại. Sự khác biệt giữa các âm tiết giúp nhận biết từ đó là gì và đó là cách đánh trọng âm. Trong bảng phiên âm IPA, bạn sẽ thấy có một dấu phẩy trước âm tiết mà được đánh trọng âm.
Trước khi học về trọng âm,nếu bạn chưa hiểu rõ về âm, âm tiết thì bạn cần xem lại bài viết này: Bảng phiên âm IPA và cách phát âm chuẩn quốc tế có video
Trọng âm quan trọng như thế nào?
Nếu so sánh thì trọng âm tương tự như dấu thanh trong tiếng Việt. Thay một dấu hay đánh khác trọng âm thì nghĩa khác. Ví dụ cho tiếng Việt như Mai – Mái – Mãi hay với một số từ trong tiếng Anh như:
record
/‘rekɔ:d/: kỷ lục
/rɪˈkɔːrd/: thu âm
Do đó nắm chắc cách đánh trọng âm rất quan trọng để phát âm đúng nhé.
Khi các bạn xem từ điển, luôn cần chú ý vị trí đánh trọng âm để phát âm chuẩn. Không chỉ vậy, đánh đúng trọng âm sẽ giúp bạn:
– Có ngữ điệu tự nhiên, nhấn nhá tạo nên sự thú vị cho câu nói
– Tránh nhầm lẫn trong giao tiếp vì có các từ chỉ cần đánh trọng âm khác thì nghĩa sẽ khác ngay. Khi muốn nói theo nghĩa nào thì bạn chú ý đánh đúng trọng âm của từ đó để đảm bảo đối phương không hiểu nhầm.
– Giúp phân biệt các từ dễ nhầm lẫn khi làm bài thi, đặc biệt trong IELTS hay TOEIC có bài thi nghe, dễ nhầm.
Quy tắc đánh trọng âm
Có 2 nguyên tắc bất di bất dịch là:
- Một từ – chỉ có 1 trọng âm: One word has only one stress
- Trọng âm đánh ở nguyên âm: We can only stress vowels, not consonants.
Những quy tắc đánh trọng âm
Trọng âm không quá khó vì có những quy tắc riêng mà các bạn cần chú ý để phát hiện được tốt nhất. Ngoài ra như động từ bất quy tắc sẽ có một số trường hợp ngoại lệ nhưng đừng lo,học kỹ sẽ cải thiện được thôi nha.
1. Quy tắc trọng âm với từ 2 âm tiết
QT1 – Hầu hết động từ giới từ có 2 âm tiết thì đánh trọng âm ở âm thứ hai.
Ví dụ:
- Decide /dɪˈsaɪd/ – quyết định
- Begin /bɪˈɡɪn/ – bắt đầu
- Present /prɪˈzent/: Trình chiếu
- Một số trường hợp ngoại lệ:
- Answer: /ˈɑːnsə(r)/
- Enter /ˈentə(r)/
- Happen /ˈhæpən/
- Offer /ˈɒfə(r)/
- Open /ˈəʊpən/
QT2: Hầu hết Danh từ có 2 âm tiết thì trọng âm đánh ở âm 1.
Ví dụ:
- Present /ˈpreznt/: Món quà
- Export /ˈekspɔːt/ : Xuất khẩu
- China /ˈtʃaɪnə/: Trung Quốc
- Table /ˈteɪbl/: Bàn
Một số trường hợp ngoại lệ ví dụ như:
- Advice /ədˈvaɪs/: Lời khuyên
- Machine /məˈʃiːn/: Máy móc
- Mistake /mɪˈsteɪk/ : Lỗi sai
QT3: Hầu hết tính từ mà 2 âm tiết thì trọng âm đánh vào số 1
Ví dụ:
- Present /ˈpreznt/: Hiện tại
- Slender /ˈslendə(r)/: Mảnh khảnh
- Clever /ˈklevə(r)/ : Tài giỏi
- Happy /ˈhæpi/: Vui mừng
Một số trường hợp ngoại lệ:
- Alone /əˈləʊn/: Một mình
- Amazed /əˈmeɪzd/: Ngạc nhiên
Có những trường hợp đánh trọng âm khác nhau vì sự khác biệt của từ loại.
Ví dụ:
Ở từ trên bạn thấy từ Present nếu là tính từ hoặc danh từ thì đánh trọng âm 1 nhưng nếu là động từ thì đánh trọng âm 2.
Nếu chưa hiểu rõ về từ loại, hãy cùng tham khảo khóa học online miễn phí với đầy đủ kiến thức ngữ pháp về thì, các từ loại, loại câu trong tiếng Anh theo link: Khóa học Grammar for IELTS (full video + pdf)
Với động từ ghép, trọng âm thường rơi vào âm thứ 2.
Ví dụ:
- Understannd /ˌʌn.dəˈstænd/: Hiểu biết
- Overflow /ˌəʊ.vəˈfləʊ/: Tràn ra
Danh từ ghép thì đánh trọng âm ở âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
- Blackbird (n) ˈblæk.bɜːd/ : một loại chim ở châu Âu – chim màu đen
- Greenhouse (n) /ˈɡriːn.haʊs/: nhà kính
Tính từ ghép thì trọng âm đánh vào từ thứ hai
- Bad-tempered /bædˈtemp.əd/: Nóng tính
- Old-fashioned /əʊldˈfæʃ.ənd/: Thời trang cũ, lỗi mốt
- Well done /ˌwel ˈdʌn/ : Làm tốt
2. Quy tắc với từ có tiền tố – hậu tố
– Với tiền tố
QT4: Thường các tiền tố không đánh trọng âm mà nhấn vào âm trước đó.
- Dislike (v) /dɪsˈlaɪk/: Không thích
- Uncomfortable (adj) /ʌnˈkʌmftəbl/: Không thoải mái
Một số trường hợp ngoại lệ: ‘underpass, ‘underlay…
– Với hậu tố
Nếu từ có những hậu tố này thì trọng âm sẽ đánh vào chính nó: -ade -aire -ee -eer -ese -ette -oo -que -sce –oon
Ví dụ:
- Arcade (n) /ɑːˈkeɪd/: Giải trí
- Millionaire (n) /mɪljəˈneə(r)/: nhà triệu phú
- Absentee (n) /æbsənˈtiː/
- Mountaineer (n) /ˌmaʊn.tɪˈnɪər/
- Burmese (n, adj) /bɜːˈmiːz/
- Cigarette (n) /ˌsɪɡ.ərˈet/
- Bamboo (n) /bæmˈbuː/
- Antique (n) /ænˈtiːk/
- Acquiesce (v) /ækwiˈes/
- Afternoon (n) /ˌɑːftəˈnuːn/
Trừ một số trường hợp ngoại lệ:
- Accolade (n) /ˈæk.ə.leɪd/
- Committee (n) /kəˈmɪt.i/
- Reindeer (n) /ˈreɪndɪə(r)/
Nếu hậu tố là những âm này thì trọng âm sẽ là âm tiết trước nó: -ia -ial -ible -ic(s) -ian -ient -ious –ish, -osis -sion -tion
Ví dụ:
- Graphic ˈɡræfɪk/: Graphic
- Television: /tel.ɪˈvɪʒ.ən/: Tivi
Nếu hậu tố là những âm này thì trọng âm là âm tiết thứ 2 trước nó: -cy, -ty, -phy, –gy, -al
- Democracy (n): /dɪˈmɒk.rə.si/: Dân chủ
- Dependability (n): dɪˌpen.dəˈbɪl.ə.ti/: Độ tin cậy
- Photography (n) /fəˈtɒɡ.rə.fi/: Nhiếp ảnh
- Geology (n) /dʒiˈɒl.ə.dʒi/: Địa chất học
Lưu ý: Đối với một vài từ, thì người bản xứ không phải lúc nào cũng “đồng ý” về nơi đặt trọng âm. Ví dụ, Television thì một số người nói television ˌtel.ɪˈvɪʒ.ən/ và một số khác thì nói /ˈtel.ɪ.vɪʒ.ən/. Một ví dụ khác là: Controversy /ˈkɒn.trə.vɜː.si/ – /kənˈtrɒv.ə.si/
Với các hậu tố sau, trọng âm của từ không đổi khi được thêm vào: -able, -en, -er/or, -ful, -hood, -ing, -less, -ment, -ness, -ous, -ship
Ví dụ:
- Person (n) /ˈpɜːsn/
-> Personal (Adj) /ˈpɜː.sən.əl/
- Finance (n) /ˈfaɪ.næns/
-> financial (adj) /faɪˈnænʃl
Với từ chỉ số lượng, kết thúc đuôi –teen thì trọng âm chính nó, nếu đuôi ty thì trọng âm được đánh ở từ đầu tiên.
Ví dụ:
- thirteen /θɜːˈtiːn/
- fourteen /ˌfɔːˈtiːn/
- twenty /ˈtwen.ti/
- thirty /ˈθɜː.ti/
- fifty /ˈfɪf.ti/,…
Các bạn xem thêm về các từ có trọng âm khác ở đây: TẠI ĐÂY
3. Trường hợp trọng âm với một số từ
Thông thường nếu từ có 2 âm tiết mà bắt đầu bằng chữ a thì trọng âm hay đánh vào âm 2, âm a đầu thường là ə.
Ví dụ: about /əˈbaʊt/, above /əˈbʌv/, again /əˈɡen/, alone /əˈləʊn/, alike /əˈlaɪk/, ago /əˈɡəʊ/,…
Với từ có 3 âm tiết
Nếu động từ từ kết thúc bằng 1 phụ âm, âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn, thì trọng âm được nhấn ở âm thứ 2.
encounter /iŋ’kauntə/, determined /dɪˈtɜː.mɪnd/,…
Nếu động từ có âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hoặc kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên thì trọng âm đánh ở âm 1.
Ví dụ: exercise /ˈek.sə.saɪz/, compromise /ˈkɒm.prə.maɪz/,…
Với danh từ
Âm tiết thứ 2 chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm được đánh ở âm tiết 1.
Ví dụ: paradise /ˈpærədaɪs/, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədei/, resident /ˈrezɪdənt/…
Âm tiết thứ nhất là âm ngắn hoặc âm tiết thứ hai là nguyên âm dài, đôi thì trọng âm được đánh ở âm 2.
Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/
Với tính từ
– Âm tiết thứ nhất là /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm đánh ở âm 2.
Ví dụ: familiar /fəˈmɪl.i.ər/, considerate /kənˈsɪd.ər.ət/,…
– Âm thứ hai là nguyên âm dài, Âm tiết cuối là nguyên âm ngắn, thì trọng âm đánh ở âm 2.
Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, occur /əˈkɜːr/,…
4. Trọng âm của câu
Nếu từ có đánh trọng âm theo các âm tiết thì khi nói theo câu dài bạn cũng cần tìm hiểu thêm về nhấn trọng âm để câu tự nhiên, nhịp điệu và ấn tượng hơn.
Phân tích thông qua mẩu đối thoại:
MR RICH: I see, anywhere in particular?
AGENT: Yes, somewhere in the vicinity of the main transport centre because I have a large staff and car¬parking in the city is terribly expensive. I think it would be a good idea if we didn’t use our cars at all. Exactly what size premises are you looking for?
Thông thường, đánh trọng âm theo câu tuân theo những quy tắc:
– Những động từ chính : See, think, looking for
– Danh từ chính: transport, city, vicinity
– Tính từ: particular, expensive
– Trợ động từ: are, is
– Đại từ chỉ định: thường là this, that, those
– Từ để hỏi: what, which, where.
– Đại từ: I, you,
– Giới từ: in, at…
Những từ này thường được đánh trọng âm nhưng tùy theo câu hỏi mà người nói muốn nhấn mạnh hơn.
Nối âm trong tiếng Anh
1. Nối Phụ âm & Nguyên âm
“My name is Ann”. Bạn chú ý hai từ “name is”, không đọc tách, được đọc liền, chúng ta nối phụ âm và nguyên âm với nhau.
Khi từ đằng trước kết thúc bằng một phụ âm và từ đằng sau bắt đầu bằng một nguyên âm, thì hai âm đó sẽ được nối liền với nhau.
“Wake up”. Nếu lần đầu nói thì bạn có thể nói chậm, không cần nói nhanh để có thể phát âm đúng:
There’s an elephant in the garden.
I ate an apple and two pears.
These are the best tomatoes I’ve ever had
Ngoài ra còn có thể nối âm với từng chữ cái và con số
LA [eh lay]
909-5068 [nai oh nai, fai oh six ate]
2. Phụ âm & Phụ âm
– Nối hai phụ âm giống nhau
“that time”: khi phát âm hai từ này, thì chỉ có 1 âm /t/ được phát âm
Khi từ đằng trước kết thúc bằng một phụ âm giống như phụ âm đầu của từ tiếp theo, chúng ta lược bớt một phụ âm và nối hai từ với nhau.
Ví dụ:
red dress: có hai âm /d/. She bought a really nice red dress last week.
cheap places: có hai âm /p/. Do you know any cheap places to stay in Vietnam?
I have a lot to do
You look cool in those jeans
Exception – Trường hợp ngoại lệ
– Không nối hai âm /tʃ/ /dʒ/: phát âm thứ hai ngay sau khi âm thứ nhất
Each choice – Each choice you make is important
Orange juice – Would you like some orange juice
– Nối hai phụ âm gần giống nhau
cheese sandwich /z/ & /s/: Khi phát âm từ /tʃiːz/. âm /z/ đang ở đằng sau răng, giữ nguyên lưỡi ở đó, ta phát âm /s/ luôn
breath through //briːð/ /θruː/
/d/ và /t/: I need two cartons of milk
/k/ và /g/: The water was a kind of dark green color
/p/ và /b/: I sleep better if the room’s really dark
/f/ và /v/: Have you packed enough vests?
Get me a cheese sandwich, would you?
Do you have to breathe through your mouth like that?
Lưu ý: khi nối âm, ta không dừng.
3. Nguyên âm & Nguyên âm
– He ask me for two apples: Dùng một phụ âm ở giữa hai nguyên âm để nối hai nguyên âm với nhau
Thêm /w/: two /w/ apples
Thêm/ /j/: he /j/ asked
– Thường sẽ không có nguyên tắc mà ta sẽ cần phải dựa vào cảm giác, thêm âm nào bạn cảm thấy thoải mái
My cat is very old /j/
My cat is so old /w/
– Practice /j/:
day‿after: Rachel’s interview is the day‿after tomorrow.
try‿again: Let’s take a break, then try‿again after lunch
– Practice /w/:
know‿anyone: Do you know‿anyone that can help translate this?
. value‿of: The value‿of their house fell drastically.
to‿ask: Karen wanted to‿ask if you’d come along.
Luyện nối âm là điều quan trọng vì bạn sẽ không hiểu từ vựng nếu khi người ta nói nối âm với nhau. Đây là điều cần kíp để luyện nghe và nói như người bản xứ tốt hơn.
Bài tập trọng âm
1. Nghe và viết từ cùng trọng âm của nó
2. Chọn trọng âm của từ đúng trong câu sau
– Can you pass me a plastic knife?
A. PLAS-tic
B. plas-TIC
– I want to be a photographer.
A. PHO-to-graph-er
B. pho-TO-graph-er
– Whose computer is this?
A. com-PU-ter
B. com-pu-TER
– I can’t decide which book to borrow.
A. DE-cide
B. de-CIDE
– Voting in elections is your most important duty.
A. im-POR-tant
B. im-por-TANT
– How do you pronounce this word?
A. PRO-nounce
B. pro-NOUNCE
Đáp án
1. Từ và trọng âm
Computer (n) /kəmˈpjuːtə(r)/
government (n) /ˈɡʌvənmənt/
environment (n) /ɪnˈvaɪrənmənt/
dictionary (n) /ˈdɪkʃənri/
behaviour (n) /bɪˈheɪvjə(r)/
violence (n)/ˈvaɪələns/
sentence (n) /ˈsentəns/
2. Chọn trọng âm
Đáp án theo chuỗi:
plastic (n) /ˈplæstɪk/
photographer (n) /fəˈtɒɡrəfə(r)/
computer (n) /kəmˈpjuːtə(r)/
Decide (v) /dɪˈsaɪd/
important (adj) /ɪmˈpɔːtnt/
pronounce (v) /prəˈnaʊns/
Các bạn chú ý ôn luyện thêm nhé!