Proposal là Gì? Cách viết, Kèm 20 Proposal mẫu Miễn phí – Tmarketing

Proposal chính là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công không chỉ riêng cho bản thân các nhà Agency mà còn cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Một bản proposal hiệu quả phải cung cấp được các giải pháp hữu ích cho các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải theo cách tiện lợi và sáng tạo nhất. Để giúp bạn hiểu thêm về proposal, Tmarketing xin chia sẻ khái niệm proposal cũng như cách viết kèm 20 proposal mẫu

Proposal

Proposal là gì?

Proposal là những đề xuất, một dạng nội dung trình bày những ý tưởng, những thiết kế, chiến lược, ngân sách, thời gian thực hiện và hoàn thành, lợi ích, ghi chú, điều khoản hợp đồng và một số thông tin quan trọng khác về công trình hay dự án mà client đưa ra cho chúng ta giải quyết. Các thông tin trong proposal được thể hiện qua excel, word, powerpoint

Proposal

Nội dung trong proposal như một lời giải đáp xoay quanh các câu hỏi liên quan về Who/What/How/When/Where/Why (Ai/Cái gì/Như thế nào/Khi nào/Địa điểm/Tại sao). Khi bạn đặt ra thật nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề mà client đang muốn hướng tới và giải quyết chúng bằng các lý lẽ thuyết phục và các chiến lược mang tính khả thi đem lại nhiều lợi ích cao thì đó chính là một proposal thành công

 Cấu trúc của proposal

Proposal

Để có thể viết proposal, trước tiên là bạn cần phải nắm được cấu trúc của bài proposal gồm những gì. Proposal có những nội dụng sau:

Giới thiệu – An introduction

  • Nêu tên dự án/ chương trình và hình thức của nó (ví dụ: hội chợ, hội thảo, triển lãm,…)
  • Giới thiệu về bản thân bạn và lý do tại sao bạn lại gửi proposal này. Thành viên tham gia gồm những ai? Người nào chịu trách nhiệm chính?
  • Nêu rõ những việc làm mà bạn muốn người đọc thực hiện tiếp theo
  • Khung nội dung chương trình
  • Cung cấp thông tin liên hệ đầy đủ và chính xác

Xem thêm: Hướng dẫn cách mở tab ẩn danh

Lấy khách hàng làm trung tâm – Client centered

Đây chính là phần tạo sự khác biệt, tạo nên sự thành công của proposal. Trong phần này, mục tiêu của bạn là chứng minh cho doanh nghiệp bạn hiểu những gì khách hàng tiềm năng cần và muốn

  • Nêu lý do tại sao có dự án này
  • Lợi ích của đôi bên
  • Thời gian và không gian
  • Liệt kê khung thời gian dự án địa điểm tổ chức

Proposal

Diễn tả chi tiết về những gì bạn đề xuất với khách hàng – Detailed description of what you propose to do

Khi đã mô tả về nhu cầu và những gì khách hàng quan tâm, phần tiếp theo là mô tả về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Phần này bạn cần mô tả chi tiết những gì bạn đề xuất làm cho dự án. Đây được xem là phần quan trọng nhất của proposal. Bạn phải cho ra một ý tưởng (concept) dựa trên phần customer insight (insight khách hàng) sao cho chính xác và phù hợp với nhãn hàng và triển khai nó thành các đề xuất cụ thể. Với những proposal đơn giản, bạn chỉ cần trình bày gọn trong một trang về các giải pháp và một list tóm tắt về bảng giá. Tuy nhiên, với proposal dài hơn, bạn có thể để các nội dung riêng như là : options, packages, research, subcontractors, teamwork, venues, sales plan, marketing plan, promotion, advertising, publicity, packaging, demographics, branding development,… tất cả phụ thuộc vào dự án

Chuyên môn và kinh nghiệm của doanh nghiệp bạn – Your expertise and experience

Đây là phần cuối cùng của proposal. Phần này bao gồm tất cả các thông tin mà bạn có sẽ thuyết phục khách hàng tiềm năng của bạn rằng bạn là sự lựa chọn tốt nhất để thực hiện dự án của họ. Nội dung thường bao gồm:

  • Giới thiệu lịch sử và quá trình hình thành doanh nghiệp
  • Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, các thành viên hoặc các team
  • Mô tả kinh nghiệm liên quan hoặc danh sách khách hàng bạn đã thực hiện công việc tương tự và danh sách các dự án thành công mà doanh nghiệp bạn đã thực hiện trước đó
  • Các giải thưởng, đặc biệt chứng chỉ đào tạo hoặc các chứng thực từ sự hài lòng khách hàng

TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI CẦN NẮM

Những sai lầm thường mắc phải khi viết proposal

Làm mất hứng thú của khách hàng

Proposal

Đánh trúng vào customer insight (insight khách hàng) với những suy nghĩ, sự quan tâm của họ sẽ giúp cho bạn dành được nhiều thiện cảm hơn và sự thành công của bản proposal chuyên nghiệp cũng vì vậy mà tốt hơn

Tập trung vào các kinh nghiệm và khách hàng của bạn

Proposal

Chỉ nên đề cập các thông tin về kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng hay các thành tựu của doanh nghiệp bạn ở phần cuối bản proposal. Việc lặp lại nhiều lần sẽ gây nhàm chán và tâm lý hoài nghi cho khách hàng

Thay vào đó, hãy lựa chọn những giá trị mà khách hàng quan tâm như:

  • Đề xuất này mang lại lợi ích gì cho tôi?
  • Những đề xuất liên quan trực tiếp đến lợi ích khách hàng
  • Khách hàng sẽ nhận được lợi ích gì nếu làm theo proposal của bạn?
  • Làm thế nào để ghép tất cả mọi thứ lại với nhau để chúng có ý nghĩa?

Cách viết proposal thành công

Proposal

Để viết một bản proposal chuyên nghiệp, bạn cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nội dung chính. Một số bước cơ bản khi tiến hành viết proposal gồm có:

Khảo sát khách hàng

Tệp khách hàng với customer insight (insight khách hàng) càng cụ thể sẽ giúp cho thông điệp proposal được truyền đi hiệu quả nhất. Do đó, khảo sát khách hàng chính là một trong những bước quan trọng cần thực hiện

Một số câu hỏi khi khảo sát khách hàng như:

  • Họ đang gặp phải những khó khăn nào?
  • Họ giải quyết những khó khăn đó bằng những nguồn lực nào?
  • Họ giải quyết những khó khăn đó trong khoảng thời gian bao lâu?
  • Để đo lường hiệu quả các giải pháp, doanh nghiệp sẽ thực hiện bằng những công cụ gì?

Đề xuất những công việc sẽ phải thực hiện

Việc nắm rõ các yếu tố về nguồn lực, thời gian và chi phí khi triển khai một chiến dịch marketing là điều hết sức quan trọng. Vì vậy, bản marketing proposal cần xác định rõ kênh truyền thông sẽ được sử dụng để tiếp thị sản phẩm, lịch thực hiện các bước và các công cụ đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing

Thời gian thực hiện các hoạt động

Xác định rõ khoảng thời gian triển khai các công việc cần làm cho chiến dịch. Thời gian này được xác định dựa trên cơ sở nguồn lực sẵn có của khách hàng

Chi phí và các điều khoản trong hợp đồng

Trong bản proposal, yếu tố chi phí và các điều khoản cần làm rõ

  • Chi phí (theo đơn vị thời gian) hoặc chi phí trọn gói (tính theo dịch vụ)
  • Các điều khoản liên quan tới việc chi trả (như chi phí sẽ được trả ngay lúc bắt đầu chiến dịch hoặc được chi trả sau khi các dịch vụ được hoàn thành,…)
  • Điều kiện làm việc (tại địa điểm cố định hay được phép lựa chọn di chuyển linh hoạt)
  • Những điều khoản liên quan tới việc thanh lý hợp đồng
  • Các điều khoản phát sinh

Phương pháp đo lường hiệu quả

Việc đo lường hiệu quả do chiến dịch marketing mang lại sẽ đánh giá được mức độ thành công của dự án và nâng cao sự tin tưởng của đôi bên cũng như có những điều chỉnh cần thiết. Một số công cụ đo lường của marketing hiện nay như Google Analytics, Webmaster, Facebook Ads,…

Tham khảo các mẫu proposal template đẹp ở đâu?

Nếu bạn đang cần tham khảo các mẫu proposal tempate cho dự án của doanh nghiệp thì hãy thử xem những mẫu proposal có sẵn dưới đây. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức thiết kế với một mức giá hợp lý. Ngoài ra, các phần mềm thiết kế proposal này cũng có sẵn các tính năng như: tracking, chữ ký điện tử,… để đem lại hiệu quả tối ưu nhất

Better Proposals

Proposal

Website cung cấp mẫu Proposal chuyên nghiệp Better Proposals với giá từ 13$/người/tháng với 10 bộ proposal. Ngoài các mẫu template có sẵn, đi kèm với các tính năng đo lường, chữ ký số và tùy chỉnh tên miền

Proposify

Proposal

Website có proposal mẫu giá 19$ sẽ được dùng trong 1 tháng với 3 user. Website này cung cấp những tính năng đi kèm như thông báo, đo lường, chữ ký số. Kho proposal mẫu khá phong phú với hàng trăm mẫu thiết kế khác nhau và được tùy chỉnh cho từng ngành nghề

Qwilr

Proposal

Các mẫu proposal marketing theo template có sẵn trên Qwilr sẽ mang đến cho người dùng thư viện mẫu proposal khổng lồ với giá 29$/tháng/3 user

Các website freelance

Proposal

Tại các trang web freelance, khách hàng có thể liên hệ với những người có thể thực hiện công việc của mình với mức giá phù hợp. Tmarketing liệt kê một số địa chỉ website mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:

  • Fiverr: Tại website Fiverr, khách hàng có thể tìm thấy những freelancer từ khắp nơi trên thế giới. Doanh nghiệp có thể tìm thấy được người thực hiện công việc với mức giá cả phù hợp
  • 99Designss: Điểm hay của website này là các designer sẽ phải cạnh tranh thi đấu với nhau và ai là người chiến thắng sẽ thuộc về doanh nghiệp bạn
  • Indeed dot com: Đây là website có thể mạnh về những thiết kế các tài liệu marketing
  • Freelancer dot com: Đây là một website tuyệt vời cho các chủ doanh nghiệp nhỏ tìm kiếm và thuê các freelancer thực hiện các yêu cầu của mình

Gợi ý 20 proposal mẫu miễn phí cho doanh nghiệp

Mẫu proposal được nhiều lượt yêu thích

Link tải: https://bom.to/riq7m7Bp

Mẫu proposal ngắn gọn

Link tải: https://bom.to/CkeXQmpU

Mẫu proposal đơn giản

Link tải: https://bom.to/ZtZ2MmlJ

Mẫu proposal chuyên nghiệp

Link tải: https://bom.to/xikQvpYh

Mẫu proposal năng động

Link tải: https://bom.to/TnNb8ANV

Trên đây là vài lời khuyên nhỏ, mong rằng sẽ đem lại sự chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng cho bản proposal của bạn. Dù bạn mới tìm hiểu proposal hay đã thủ sẵn cho mình kha khá kinh nghiệm thì điều quan trọng tối thiểu cần phải có là tâm huyết và mong muốn bạn thể hiện về ý tưởng của mình trong mỗi bản proposal với từng khách hàng, từng dự án. Tmarketing chúc bạn thành công với bản proposal của mình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *