Dustin: Lúc đó mình nghĩ là bí mật
Trang: Đúng, nhưng bây giờ nó không còn là bí mật nữa
Dustin: Thì tại vì mình nói ra rồi.
Leo: Đúng rồi.
Dustin: Là chính mình Biết gì chưa?
Trang: Ở đây không có khách nào khác ngoài hai đứa mình
Dustin: Cái quán này nó như vậy đó
Trang: Mà thấy đi làm còn dẫn bạn gái theo nữa
Dustin: Vậy luôn á hả?
Trang: Ừ đó
Dustin: cũng thấy bạn gái ổng ngồi nguyên ngày luôn
Trang: Vậy hả? Ổng dẫn bồ đi theo Vậy hả? Ổng bắt bồ về lúc mọi người đi quay, xong mới cho bồ quay lại
Leo: Sao? Đang nói chuyện gì?
Dustin: Bí mật, bí mật.
Leo: Trời, mà nói nhỏ với nhau, trong nơi đông người thế này thì chỉ có, một là mượn tiền, hai là nói xấu. Hôm nay sẽ mang đến các bạn một món từ Vodka, chắc hai bạn biết Caipirinha đúng không? Caipirinha sẽ làm bằng cachaça, nhưng món này cũng sẽ tương tự vậy nhưng rượu nền sẽ là Vodka, và tên sẽ khác chút, là Caipiroska. Nó có Vodka, chanh, đường, uống với đá bào.
Trang: Anh, Vodka thường người ta sẽ uống vì lý do gì? Ví dụ Whiskey uống để suy nghĩ, trầm tư, uống lâu. Còn với Vodka thì sao?
Leo: Theo anh, nếu anh chọn Vodka, nghĩa là không có sự lựa chọn nên phải chọn Vodka.
Trang: Vậy hôm nay, chủ đề là không có sự lựa chọn nào cho những bí mật trong bar, phải không?
Leo: Chủ đề hôm nay là bí mật trong bar thì cũng hay đó, vì Vodka là loại rượu mạnh, trung tính, không mùi, không màu Thành ra là những gì bạn cho vào ly cocktail đó Vodka sẽ nâng cái hương vị đó lên. Giống như đi bar, tất cả bí mật bạn bỏ trong đó sẽ ở lại đó
Dustin: Chào mừng các bạn đến với Cởi Mở Happy Hour. Đây là một podcast về đề tài nightlife. Đây là Dustin. Minh Trang và bartender Leo sẽ bóc tách mọi khía cạnh của văn hóa đi bar, và bên cạnh ly cocktail hấp dẫn Cheers. Xin ngụm một ngụm để em thấm giọng.
Leo: Xin cảm ơn nhà tài trợ KetelOne đã đồng hành cùng Cởi Mở Happy Hour hôm nay
Trang: Đừng quên chia sẻ content này cho những người trên 18 tuổi Hãy uống có trách nhiệm và share có trách nhiệm
Dustin: Phần đầu tiên, lời đồn. Taboos.
Trang: Taboos.
Dustin: Taboos 1, chuyện xảy ra trong bar, sẽ ở trong bar.
Leo: “What happens in the bar, stay in the bar”? Theo tiêu chí làm việc của anh, cả đi chơi, nên như vậy. Vì, bất kỳ mô hình bar, cocktail bar, nightclub, whatever khi mình bước vô quầy bar, mọi chuyện mình để bên ngoài. Và khi về, tất cả chuyện xảy ra mình cũng để lại bar. Thấy văn hóa này phổ biến ở những nước phương Tây và Bắc Mỹ. Các bạn sẽ bắt gặp đồng nghiệp hay sếp mình trong công việc họ rất nghiêm túc, focus vô công việc. Nhưng khi chơi, họ chơi hết mình. Nhảy, uống, chơi hết mình Anh tin chuyện đó.
Trang: Không, em cũng hoàn toàn đồng ý với anh. Cho dù đi bar hay đâu, chuyện ở đâu nên ở đó thôi. Vì còn vấn đề con người, hoàn cảnh, rồi thời điểm thế nào Mình không thể nào phán xét và mang ra nói, thành bàn trà tiệc rượu của ai hết. Và nhất là trong ngành dịch vụ, càng là như thế.
Dustin: Vậy câu hỏi là “Mình đã bao giờ đi vào bar và hơi quá chén?” Đã học được từ mới, “quá chén”. Và mọi người lỡ mồm nói ra bí mật của mình hay một ai đó
Leo: Anh trước đi. Thật sự có những lần quá chén, nhưng có nói hay không thì không nhớ.
Dustin: Vấn đề nằm ở đó.
Leo: Và anh cũng hên, trộm vía trời độ gì đó không ảnh hưởng ai, cũng không ảnh hưởng công việc. Nên, chắc những bí mật đó cũng không quá đáng.
Dustin: Chắc là nói tùm lum tùm la.
Leo: Chắc chắn rồi, mình không nhớ thì chắc xảy ra gì rồi.
Trang: Em cũng có, nhưng lúc đó mình nghĩ nó là bí mật nhưng đến giờ thì, giống như là
Leo: Là tại em đó.
Trang: Không. Kiểu như thấy ai hỏi thì mình trả lời thôi, không cần giấu như trước.
Dustin: Lúc đó mình nghĩ là bí mật
Trang: Đúng, nhưng giờ không còn là bí mật nữa.
Dustin: Tại vì mình nói ra rồi.
Leo: Đúng rồi.
Dustin: Là chính mình
Trang: Nhưng ngoài ra, người ta biết mình không cần lo nữa Mình sẵn sàng để cho mọi người biết Thì như thế này, hồi trước, lúc em quen Chief năm đầu tiên là giấu, không cho ai biết, vì liên quan công việc Ngày xưa em làm ở công ty ExoTours, Chief là khách của em. Nhưng công ty có luật không được quen khách của bạn. Nếu không bạn sẽ bị đuổi.
Dustin: Bây giờ thì không còn làm công ty đó nữa
Trang: Đúng rồi. Sau khi nghỉ, em công bố chuyện tình cảm luôn. Khoảng thời gian còn làm là không có nói. Lúc đó lỡ miệng nói bạn nghe, đang trong quán bar, lúc đó Chief cũng tới nữa, kiểu, hơi nhạy cảm Nhưng em cũng hiểu vì sao công ty lại làm vậy. Vì muốn bảo vệ nhân viên và hình ảnh công ty thôi. Cho nên phải chùi mép, may có mấy bạn chùi giùm.
Dustin: Góc độ của người đi bar giải trí thì mình nghĩ một nơi hoàn toàn an toàn để tiết lộ bí mật của mình Mình nghĩ chỉ né tránh nói về người khác Vì, ai mà chả có bí mật. Nếu ai cũng giữ trong bụng thì thúi quắc. Không có chỗ xả. Gọi là bí mật vì sẽ có ngày được bật mí Nó đợi ngày bật mí. Bật mí đâu lộn xộn thà vô bar.
Trang: Đôi khi người ta sẽ “Hôm qua mình nghe không rõ nó nói. Tại có nhạc, nghe không rõ.”
Dustin: Dustin có thói quen là, làm MC nhưng ở ngoài ít nói Vì, nhiều khi không muốn nói luôn.
Trang: Tại đi làm nói quá, tới lúc không làm không nói nổi
Leo: Thiệt không? Anh cũng nghĩ vậy, chắc hết năng lượng rồi.
Dustin: Không biết nói gì ai. FB cũng không bao giờ nói xấu ai. Cũng không biết nói gì. Có thì chỉ show những góc tăm tối của mình Mình khóc, hay mình quậy quá, thì có. Mình thấy an toàn khi ở bar làm điều đó, vì không ai đánh giá Không ai đánh giá con người mình. Nhưng ở trong công ty thì nó có chuyện
Trang: Thì nó hơi mệt à nha. Công nhận. Một phần, ở bar, không gian riêng tư được tôn trọng hơn cả Việc bạn đi với ai, ăn mặc thế nào thì cũng là câu chuyện trong bar Em rất thích câu hồi nãy. Em không nghĩ đó là lời đồn mà nên là fact
Dustin: Một sự thật.
Trang: Một sự thật mà mọi người nên tôn trọng chuyện đó.
Dustin: Anh nghĩ không có gì là bí mật trên cuộc đời này, như nãy mình nói Chỉ đợi một ngày để được bật mí
Trang: Nice.
Dustin: Chỉ là chọn thời điểm và không gian gì là quan trọng Ví dụ chọn sai không gian có thể ảnh hưởng đến bạn, hoặc ai đó Nhưng bạn nói với một người bạn tâm sự, hoặc bartender thì nhiều khi nó lại là cách để giải tỏa.
Trang: Có trường hợp thế này, hồi xưa, lúc em làm người tư vấn cho một quán thì em thấy, người khách đó đi với một người khác dù mình biết người đó có vợ hoặc là bạn gái rồi Thì khó ở chỗ, có những người thấy nên nói cho người partner nghe của cái người đi với một người khác, để nghe Nhưng ở phương diện khác, em sẽ không dám nói, vì nó không phải chuyện của mình Nó không phải là vấn đề của mình Và chưa biết chắc câu chuyện giữa hai người đó thế nào, có đang lủng củng gì hay không, và lỡ người kia cũng đồng ý chuyện partner đi với người khác, mình không biết được
Dustin: Mà đi uống quán bar thôi mà?
Trang: Nhưng sẽ có nhiều người, khi một số vấn đề xảy ra nó còn nằm ở suy nghĩ và định kiến của người đó lên câu chuyện Nên, có những chuyện trong bar, không biết có được gọi là bí mật không không biết có nên nói ra hay không.
Leo: Anh có bao giờ thấy trường hợp đó chưa?
Dustin: Từ đầu chương trình đến giờ, anh vô vai nghe nhiều hơn. Vì chủ đề này đưa anh quay lại thói quen công việc. Đó là, bartender sẽ thấy rất nhiều, nhưng không nói
Trang: Nó nằm ở đạo đức nghề nghiệp nữa, đúng không?
Leo: Ông bà ta hay nói “Sống để bụng, chết mang theo.” Anh còn sống, anh để bụng nhiều lắm nên bụng hơi to. Rất là nhiều bí mật ở trong đây. Thì thật sự, gặp rất nhiều.
Dustin: Vậy những người bụng to là an tâm, vì họ giữ bí mật nhiều lắm, nên cứ nói đi.
Leo: Đúng, gặp rất nhiều trường hợp như Trang vừa nói. Ngay cả nay đi với một người, mai với người khác. Và, mình không bao giờ đánh giá, vì mình không phải họ
Trang: Đúng rồi, mình không phải họ. Chính xác.
Dustin: Hình ảnh bartender trong đầu Dustin là một người biết tất cả, nhưng không nói gì cả. Mà kiểu, cool lắm kìa, ha? Và anh Leo giống nhân vật trong tưởng tượng của mình Người nhìn đáng yêu, an toàn, đáng tin cậy, còn pha nước ngon. Má ơi
Leo: Biết nhiều thứ lắm nha, chỉ là không nói thôi. Ví dụ, anh với Trang với Dustin đã biết nhau rồi, một ngày nào đó, một bạn khách tới, để ý tới Trang hoặc hỏi anh “Anh biết bạn Trang đó không? Trang Chuối ấy, anh thấy bạn đó sao?” Thì anh sẽ trả lời sự thật, nhưng giữ lại một phần. “Lúc trước anh có làm chương trình với Trang, thấy chuyên nghiệp, dễ thương lắm còn cuộc sống bên ngoài anh không biết.” Thì đó là cách trả lời.
Trang: Ổng nói làm cho cuộc sống em an tâm lắm nha
Leo: Mình vẫn cho họ sự thật, mình làm việc, dĩ nhiên mình biết Trang rồi Mình nói về khía cạnh làm việc thôi, và nó an toàn.
Dustin: Mình tìm điểm tốt để nói, vẫn trả lời được câu hỏi của người ta.
Leo: Hay, có những nhà tuyển dụng hỏi về khả năng của một bartender khác Nếu bạn đó từng làm việc với Leo, Leo sẽ nói sự thật. Là điểm yếu, điểm mạnh sao. Nhưng khi mình chỉ biết bạn đó thôi, chưa làm việc, mình có biết những tin đồn râu ria gì, mình sẽ nói có biết bạn này, nhưng chưa làm việc với bạn nên không rõ
Trang: Em thấy hợp lý. Khi người ta hỏi một vấn đề thì chỉ dựa vào đó trả lời. Chứ không phải mang hết gia phả và cuộc sống người ta ra để trả lời. Nó không đúng là mục tiêu.
Dustin: Rồi, bây giờ chúng ta finish phần 1 để đến với phần 2, “Fact”, những sự thật
Trang: Vậy giờ mình sẽ đến phần Fact, nhưng trước đó, em thấy gì đó đẹp lắm Cái gì đây?
Leo: Đây là món cocktail có tên cũng dân dã thôi, “Lá dứa”
Dustin: Dân dã? Nhưng nhìn nó không dân dã tí nào.
Leo: “Lá dứa” thì rượu nền vẫn là Ketel One Vodka và sẽ mang vibe là, đi đến vùng biển ở một đất nước nhiệt đới chẳng hạn Nha Trang khoảng tháng 5-6 mùa hè, nóng bỏng, ngọt ngào. Tại sao anh làm một món ngọt ngào thì, chủ đề hôm nay là bí mật, đúng không? Có những cái các bạn không nên nghe, vì đôi khi bí mật không ngọt ngào.
Trang: Ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây Cái anh hồi nãy chọc nãy giờ, trước khi quay luôn. Mà nhìn nó rất là đẹp luôn.
Leo: Nếu mọi người sợ cầm lên nó rớt, thì có ống hút
Dustin: Dạ cảm ơn anh.
Trang: Mình cầm luôn con ốc lên được không anh?
Dustin: Em tưởng em đi vô lộn quán ốc.
Trang: Nó quá đẹp luôn mọi người, kiểu không nỡ uống
Dustin: Ngọt ngào, nhưng không ngọt ngào.
Trang: Người ta hay nói, đôi khi biết nhiều quá lại không vui nữa
Leo: Đúng rồi.
Trang: Biết vừa vừa thôi.
Dustin: Ngộ ngộ, tưởng là ngọt nhưng không ngọt. Là ngọt hay không ngọt? Em thấy vị nó lúc xuống họng không ngọt Đầu tiên nó làm em nhớ đến sâm dứa sữa, tuổi thơ của chúng tôi.
Trang: Tiếp theo, đây là thứ nịnh miệng, nịnh lưỡi.
Dustin: Nịnh lưỡi
Leo: – Nó hơi béo béo, ngậy ngậy, hơi ngọt chút, thơm. – Rất là dễ uống.
Dustin: Cũng nặng nề đấy.
Trang: Thì đó, nó nịnh lưỡi, nhưng mà nó nặng nề.
Dustin: Cảm ơn anh. Trời, cái món này lạ quá.
Trang: Có một cái fact, bartender biết nhiều thứ, nhưng đơn giản là họ lơ đi thôi. Ngay từ phần 1, em cũng nghe, anh luôn là người lắng nghe
Leo: Đúng rồi.
Trang: Vậy, cái fact này là điều anh được học từ lúc mới vào ngành này hay là đi qua trải nghiệm nhiều năm anh rút ra được? Và những người làm trong ngành cũng rút ra như thế?
Leo: Học thì, không có một văn bản hay sách vở nào nói về bartender nên giữ bí mật. Nhưng trong quá trình làm, anh đúc kết được Bartender, cả những bạn làm dịch vụ trong quán bar, nhà hàng, nên là những người giữ bí mật, vì nó nằm ở phần đạo đức nghề nghiệp. Có thể có nhiều bạn tư duy khác anh, nhưng anh chỉ nghĩ vậy thôi là, người khách, họ đến đây, đặc biệt là những quán thế này đôi khi họ đi một mình, họ chứa đầy tâm sự trong lòng họ muốn trút ra, thì mình nên là người lắng nghe. Dĩ nhiên, nếu bạn là người bép xép, đi kể lại Bạn nói, hôm qua người này tới kể lum la, buồn Mình không thể nói người khác như vậy. Nếu chuyện đó đến tai bạn đó, người ta sẽ không quay lại nữa, bạn sẽ mất khách. Và mất một người thì sẽ mất hai, cấp số nhân, hai mất bốn, bốn mất tám. Từ từ nó nhân lên. Nên trong quá trình làm việc, anh mới rút ra là mình có thể thấy rất nhiều, nhưng giữ trong lòng thôi.
Trang: Đôi khi, lời mình nói ra còn có ý kiến mình trong đó. Có khả năng sẽ làm tổn thương người nghe. Hoặc như, em bước vào một quán, nhà hàng, khách sạn, nói chung những nơi làm dịch vụ mà em nghe nhân viên, không về mình, nói về một khách khác em sẽ vẫn sợ, vì giây phút nếu bạn nói một người khách khác được, tương ứng, có thể ngày nào đó tôi là người bạn đang nói, mà người khác nghe. Nhưng, chắc chắn sẽ có những khoảng khá là khó khăn cho anh, làm sao để giữ được cái giới hạn mà mình không làm tổn thương ai hết. Vậy anh có rút được cho mình những quy tắc, kiểu 1,2,3, 4,5, kiểu đến khi nào anh sẽ buộc lòng phải mở miệng ra và kêu, đừng như thế nữa
Leo: Cái giới hạn thì nó cũng mờ lắm. Nhưng, đồng ý là có những trường hợp như vậy. Đó là, những lần mình thấy, người này đi với người kia, chẳng hạn. Chuyện đó ảnh hưởng trực tiếp đến mình. Hoặc là ảnh hưởng trực tiếp đến một người bạn rất thân của mình. Anh sẽ tìm cách liên lạc với bạn cheating đó. Anh sẽ gặp anh nói chuyện. Hôm qua tao thấy mày như vậy. Nếu như mày có mối quan hệ nghiêm túc với bạn của tao thì tao nghĩ mày đừng làm vậy. Anh sẽ gặp bạn đó trước thay vì gặp bạn thân của anh. Tại vì anh chưa hiểu trường hợp đó như thế nào. Tốt nhất là đi gặp bạn kia. Và nói cho người ta biết quan điểm của mình. Tao chưa có nói với bạn của tao nhưng mà tao nghĩ mày đừng nên làm vậy.
Dustin: Nói tới đây Dustin mới nhớ ra là văn hóa đi bar ngày xưa là cách để những người đi làm họ có một khoảng không gian để giao tiếp xã hội sau giờ làm. Ngoại trừ việc về nhà hoặc là đi làm. Không có chỗ nào để họ được xả ra. Họ được giao tiếp, được nói, được kể. Bar là cái nơi như thế. Nhiều khi đến bar, mục đích đầu tiên thực sự là để được nói chuyện, được giao tiếp. Chưa phải chắc chắn là đến để tìm rượu uống. Rượu là chất xúc tác. Cái concept đi bar này Dustin đến bây giờ lâu lâu vẫn nghĩ là buồn quá, thôi mình đi bar. Không phải là để uống rượu. Vì chắc chắn đi bar tới đây là uống rượu rồi. Nhưng mình mong muốn tìm kiếm một người để mình nói chuyện. Vậy một người bartender có được đào tạo để khơi chuyện. Vừa khơi chuyện vừa đủ cũng vừa giữ khoảng cách vừa đủ để không đưa ra quá nhiều ý kiến của mình.
Leo: Theo như anh thấy, cả những bạn đồng nghiệp của anh, không có ai chỉ bảo bạn làm chuyện đó hết. Nó sẽ nằm ở chuyện là bạn có muốn trở thành người như vậy không. Như Dustin với Trang đi rất nhiều quán rồi các bạn sẽ thấy là các bạn đến chỉ để xả năng lượng thôi. Còn có những nơi các bạn có thể tâm sự được. Những anh bartender ở những nơi có thể tâm sự được có xu hướng sẽ dễ dàng lắng nghe các bạn. Còn những bạn làm ở nơi có năng lượng cao, họ có thể không giỏi chuyện đó. Họ giỏi hơn về chuyện entertain giải trí cho các bạn nhiều hơn. Chứ không có trường lớp nào dạy như vậy. Đó là phong cách của từng bartender. Họ muốn như thế nào thì họ sẽ trở thành một bạn bartender như vậy.
Trang: Ngày trước, em không nhớ em đi quán nào. Người ta nói với em câu này em thấy càng ngày càng đúng. Người bartender có rất nhiều yếu tố để cấu thành một người bartender. Không đơn giản là bạn biết rượu, mà bạn còn phải biết pha, có sự sáng tạo trong đó. Nhưng một cái rất quan trọng nữa là khả năng kết nối với khách hàng. Em sẽ không dùng là khả năng nói chuyện với khách hàng. Kết nối ở chỗ có những lúc người ta muốn chia sẻ nhưng có những lúc người ta muốn giải trí. Hay đó.
Dustin: Có một câu hỏi Dustin muốn hỏi nữa. Ví dụ như một người khách hàng muốn đến đây nói chuyện với bartender. Và sau đó sẽ tip cho bartender một số tiền tương đối hậu hĩnh để giữ bí mật. Thì bartender có nhận không?
Leo: Thật ra không cần tip thì anh cũng sẽ giữ bí mật.
Dustin: Nếu như đó là một cái bí mật hệ trọng. Chủ ý của người tới đây uống, nói chuyện họ muốn tip để make sure họ được nói và bartender hay những nhân viên trong quán không được tiết lộ.
Leo: Anh tuy làm 14-15 năm nhưng mà anh chưa bao giờ nằm trong trường hợp đó bao giờ. Nên anh vẫn chưa có cách hồi đáp hay là cách trả lời chĩnh xác cho các bạn. Nhưng anh đã thấy chuyện đó xảy ra với một người khác. Một người đồng nghiệp của anh. Bạn đó không nhận tiền tip. Bởi vì số tiền nó quá lớn.
Dustin: – Phải nói là lựa chọn cá nhân mà đúng không? – Yeah. Lựa chọn cá nhân rồi.
Leo: Theo như hướng nhìn của anh, nếu như chuyện đó xảy ra với anh, anh cũng sẽ làm giống bạn đồng nghiệp của anh. Anh sẽ không nhận số tiền đó. Nhưng anh vẫn giữ bí mật đó.
Dustin: Một level khác. Bây giờ người khách đó muốn bao luôn quán ngày hôm đó.
Leo: Chuyện đó bình thường mà. Chẳng hạn như bạn đi Phuket bên Thái Lan. Hay là Pattaya thì có rất nhiều quán bar trong đó họ có để một cái chuông. Đừng dại dột mà rung cái chuông đó. Rung là mời hết tất cả. Một là mời hết tất cả các bill ngày hôm đó. Hai là bạn sẽ bao hết cả cái quán đó. Chuyện bao quán thì bình thường.
Trang: Nhưng ý là bao quán để ngồi một mình luôn đúng không? – Đúng rồi. Được thôi. Trả đủ doanh thu là được.
Dustin: Vẫn có cách để chúng ta tới quầy bar make sure là câu chuyện của mình được giữ kín. Chỉ cần mình bao luôn cái quán.
Trang: Bởi vậy thật ra không phải bí mật có giữ được hay không mà đôi khi bạn có đủ tiền để giữ cái bí mật đó hay không. Nghe rất phũ phàng nhưng đó là sự thật. Đúng rằng tiền không phải là thứ quan trọng nhất. Nhưng chắc chắn có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề.
Dustin: Tiền không giải quyết được vấn đề nhưng rất nhiều tiền sẽ giải quyết được vấn đề.
Leo: Chuyện Dustin vừa nói về chuyện bao quán thì cũng có nhiều trường hợp không phải là bao quán nhưng mà họ bao một cái khu đó. Khu đó nó hơi private. Tất cả mọi thứ diễn ra trong đó mình giữ bí mật. Dĩ nhiên là trong giới hạn bình thường chứ không phải là vào đó làm những chuyện khủng khiếp, kinh thiên động địa. Nào, chúng ta nịnh lưỡi một cái nào.
Trang: Bây giờ phải đến tips liền. Để cho người giữ bí mật và người đi nói ra bí mật. Nên làm như thế nào đúng không ạ?
Leo: Dĩ nhiên chúng ta cần những chất xúc tác. Những cái chất bôi trơn để chúng ta có thể nói ra. Để cho những bí mật chúng ta trơn tru hơn.
Dustin: Cảm ơn anh Leo. Đây là ly tên gì mà có vẻ mong manh vậy anh?
Leo: Em nói gần đúng cái tên của món rồi đó. Món này cũng là một từ láy, hai chữ “M”. – Món tên là “Mộng Mơ”.- Mong manh mộng mơ. – Uống thử đi nha. – Mộng mơ thật là mong manh. Đơn giản là trong đây nó có trái mơ. Rượu mơ.
Dustin: Ở vị trí của một người đi bar. Dustin làm rất nhiều điều đáng xấu hổ. Ở quán bar khắp nơi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Leo: Thành phố Hồ Chí Minh thôi hả? – Đúng rồi, thành phố Hồ Chí Minh thôi. – Thiệt không?
Trang: How about Miami? Khắp thế giới thì cũng nhiều nhưng không làm trong bar.
leo: Tại vì đó không phải đất nước của mình.
Leo: Mình sợ bảo vệ xúc mình đi luôn. Thế nhưng đây là đất nước của mình. Cho nên đôi khi mình cũng hơi lộng hành. Mình thấy may mắn là trong quá trình 10 năm chơi ở Sài Gòn sau khi mình được tốt nghiệp Đại học xong. Không có một câu chuyện drama nào xảy ra, không có scandal gì hết. Mình nghĩ là, oh yeah ở quán bar là một nơi an toàn để bạn tới đó, bạn là chính con người của bạn. Đó là cái quan điểm của Dustin. Còn hơn bạn đi nói ở trong quán cà phê. Lúc đó người nghe họ tỉnh táo hơn. Câu chuyện bạn kể người ta sẽ nhớ nhiều hơn. Có khả năng sẽ được kể một cách lan truyền nhanh hơn. Trong bar là không gian được quyền coi là nơi để giải trí, để xả stress, nói gì kệ nó. Tại vì nó đang uống, cho nên nói gì kệ nó. Tâm lý của người ta là không quan tâm. Yeah đúng rồi. Ví dụ trong quán có khách nhảy nhót vui quá Đồng nghiệp của anh nói “trời, ông đó làm gì nhảy tưng bừng quá vậy”. Anh nói “trời, người ta đi bar bạn phải cho người ta chơi chứ”. Cho người ta xõa năng lượng chứ. Đi những quán như này phải cho người ta tâm sự chứ. Chứ không lẽ cái chỗ này không phải chỗ để người ta xõa năng lượng. Hay là chỗ để người ta giải bày tâm sự. Thì người ta đến chỗ bạn làm gì. Đi bar không chỉ là uống cocktail. Mà là đến đó họ còn những nhu cầu khác. Về không khí, mục đích của họ. Chứ cocktail thì bạn có thể order cocktail mang về. Tại sao người ta vẫn phải đến bar? Đúng không?
Trang: Một phần nữa em nghĩ cái tip rất lớn là các bạn nên chọn quán bar phù hợp theo concept nói chuyện ngày hôm đó. Giả sử mình không nên đến một cái quán nó quá ồn để ngồi nói chuyện kinh doanh. Hay ngày hôm nay bạn muốn thỏ thẻ bạn cũng có thể ngồi ở một nơi nào đó xa xa để cùng nhau thỏ thẻ. Không nhất thiết phải ngồi kế bên nhiều người khác để thỏ thẻ những chuyện về người thứ ba. Không có ở trong cái quán đó. Tiếp theo nữa là Với em, em nghĩ đó là phong cách sống tùy mỗi người lựa chọn. Không mang câu chuyện của người thứ ba ra làm chủ đề bàn tán trong bar. Hay ngay cả lúc ăn trưa. Hay là lúc đi uống cà phê. Trong bar không nên nói về người thứ ba. Đúng rồi. Trong bar không nên nói về người thứ “bar”. Cheers. Món này là một cú hit cho season 1. Bên cạnh đó, đừng có những cử chỉ nó quá “ố dề” mọi người hiểu không? Nếu mình nói chuyện, tìm hiểu nhau đâu nhất thiết mình phải sà vô nhau vậy đâu.
Dustin: Đâu nhất thiết mình phải ngồi lên đùi nhau vậy đâu.
Leo: Đúng rồi. khi đã hẹn hò ở một Tại vì bar tính ra vẫn là chỗ cộng đồng public. Nếu như mà chất hóa học chất xúc tác nó tăng cao quá rồi,
Trang: get a room. Các bạn có thể coi lại tập 1. Tụi mình đã từng nói về vấn đề này.
Leo: Chính xác.
Dustin: Tiếp theo nữa là nếu như bạn cần những buổi họp hành, gặp mặt riêng tư thì hãy book một phòng private. Nếu quán đó có. Chọn quán có phòng private thì bạn có thể họp hành riêng tư ở đó. Mọi bí mật được giữ kín.
Leo: Chẳng hạn như ở đây. Anh có một quy tắc. Dành cho các bạn ở đây. Tại vì quán anh có rất nhiều bạn hẹn hò ở ban công. Và có những buổi vắng, họ chỉ ngồi có 2 người ở đó thôi. Anh sẽ dặn các bạn nhân viên là đưa cho họ chiếc đèn này. Chỉ cần dặn khách là “khi nào anh chị cần tụi em, cứ mở cái đèn lên”.
Dustin: Dễ thương quá.
Trang: – Là một sự tinh tế. – Một chiếc đèn “ét o ét”. Lại là một sự tinh tế ở trong đó. Ngoài ra, Trang có thêm một cái tip. Đó là hãy cân đo đong đếm độ nặng bí mật của các bạn. Mà quyết định nơi nào là nơi các bạn nên chia sẻ. Người nào các bạn nên chia sẻ. Bởi vì không nằm ở quán bar hay là không phải quán bar mà là bạn đã sẵn sàng chịu trách nhiệm với việc có bao nhiêu người có khả năng nghe được câu chuyện đó của bạn.
Leo: Anh có một cái tip dành cho những anh em trong nghề thôi. Bởi vì sẽ thường xuyên các bạn sẽ gặp trường hợp khách họ không thực sự tâm sự. Họ đã bắt đầu chuyển qua chế độ kể lể rồi. Bắt đầu hơi nói tùm lum tùm la. Thì cứ giả vờ bạn đang lắng nghe đi. Hãy nói một cái từ gọi là “the golden word”. Cứ như vậy thôi. Bởi vì họ cũng chỉ muốn được lắng nghe thôi. Bạn không cần phải nhớ nội dung đó. Tại vì họ cũng không muốn bạn nhớ.
Trang: Đó là cả một nghệ thuật trong việc quyết định điều gì là điều mình nên ghi nhớ. Điều gì là điều mình nên từ lỗ tai này sang lỗ tai kia.
Dustin: Cái đó là nghệ thuật giao tiếp nói chung. Không chỉ là trick của bartender không đâu. Mình nghĩ như vậy.
Trang: Nhưng em nghĩ em vẫn muốn hỏi anh một câu. Trong tất cả các ngành dịch vụ, người làm dịch vụ đôi khi dễ dàng nhạy cảm hơn rất nhiều. Khi bạn phải tiếp nhận quá nhiều sự tiêu cực tích cực trong một ngày. Có khả năng bạn không kịp thời gian digest đống thông tin đó. Vậy thì ở cương vị là một người làm dịch vụ lâu năm Anh có tip nào cho tất cả các bạn làm dịch vụ nói chung em kêu là tất cả các bạn làm dịch vụ nói chung làm sao để họ có thể cân đối cảm xúc của mình mà để họ có thể đi về nhà không quá cảm thấy mệt mỏi, khi ngày hôm nay đã nghe quá nhiều câu chuyện tiêu cực. Hoặc là thấy quá nhiều thứ tiêu cực. Em giả sử ngày xưa đến bây giờ người ta hay nghĩ là quán bar là nơi làm cho bạn shudder your reality nghĩa là lắc sự thật trong cuộc đời của bạn lên. Em giả sử nha. Em có rất nhiều người bạn đã từng làm ở trong bar. Họ bảo rằng sau khi làm xong tao không còn tin bất kì thằng đàn ông nào nữa.
Dustin: Bị ảnh hưởng tâm lý.
Trang: Chính xác. Điều gì là điều đọng lại của một người làm bao nhiêu đây năm – về chuyện không để bản thân mình rơi vào – Làm sao để tâm lý mình vững. Vững vàng và mình hiểu cbản chất của vấn đề tốt hơn.
Leo: Trang vừa nói những người bạn của Trang sau khi làm ngành dịch vụ xong không tin vào đàn ông nữa. Thực ra, anh cũng vậy thôi. Anh sẽ không tin vào những người phụ nữ nữa. Nhưng mà khi mình quyết định tin ai thì mình cứ mù quáng mình tin thôi. Đó là sự lựa chọn của anh. Mình sẽ cho họ niềm tin mù quáng là bởi vì mình thấy họ xứng đáng chuyện đó. Đó là vấn đề relationship cá nhân. Còn đối với chuyện em nói là một ngày nhìn hay nghe rất nhiều thứ tiêu cực từ khách hàng của mình. Cách tốt nhất là đừng ghi nhớ.
Trang: Cách họ communicate với anh đôi khi họ làm khó làm dễ người bartender nữa. Anh công nhận không? Đôi khi làm dịch vụ, họ đang có nỗi buồn từ bên ngoài nhưng họ mang vô đây trút ngược lại mình. How?
Leo: Chuyện luyện tập thật ra thì mình phải luyện tập mindset của mình thôi. Anh không theo đạo tôn giáo nào hết. Nhưng anh có đọc một câu nói của Đạt-lai Lạt-ma. Khi cơn thịnh nộ người khác trút lên bạn, mà bạn xem nó không phải dành cho bạn, thì cơn thịnh nộ sẽ quay trở lại người đó. Mình tập cái thói “thôi kệ, cứ kệ đi”. Nói thì dễ nhưng tập khó. Anh cũng tập 7-8 năm. Thời gian đầu đi làm anh cũng không tinh tế như vậy đâu. Với lại còn trẻ nữa. Cũng xốc nổi lắm. Cũng bị khách chửi hoài. Nhiều ông cao to hơn mình đứng nói mà mình phải như vậy nè. Nước mưa, nước miếng cứ bắn vô mặt. Thật ra lúc đó không biết ông bà độ hay trời độ mình không có phản ứng lại, mình đi kiếm ngay bảo vệ với quản lý để xử lý cái ông đó. Nó vừa chuyên nghiệp, mình cũng không phải người tiếp xúc trực tiếp. Tương tác trực tiếp với bạn khách đó. Đó là vấn đề kiềm chế cơn giận. Mình không để sự nóng giận của người khác ảnh hưởng đến mình. Cái tiếp theo nữa em cũng nghĩ rằng chỉ cần khi các bạn có đủ trải nghiệm,
Trang: các bạn cũng sẽ biết được rằng những bí mật có nên bật mí hay không. Chuyện các bạn bật mí những bí mật cũng sẽ ảnh hưởng tới việc người khác có muốn nói tiếp cái bí mật đó Tức là sau này có muốn nói bí mật với các bạn hay không. Vậy nếu như các bạn quyết định rằng một người không muốn nghe bí mật của ai hết thì cứ thoải mái nói bí mật của người ta nếu bạn lỡ nghe được. Nhưng một khi đã muốn trở thành một người để chia sẻ những điều thầm kín thì biết giữ cái miệng lại xíu. Key takeaway này sẽ dành cho các bạn làm ngành dịch vụ nói chung. Dành cho các bạn bartender nói riêng. Cái các bạn cần ghi nhớ là công thức.
Leo: Là khẩu vị của khách hàng. Là tên và sở thích của khách hàng. Còn các bạn không cần ghi nhớ những bí mật của họ. Nice! Key takeaway của Trang là bạn có thể nói ra bí mật của mình thoải mái.
Trang: Nhưng hãy luôn đoán trước được rằng có khả năng chuyện này sẽ bị lộ ra. Vậy thì nếu nó lộ ra bạn sẽ phải handle, sẽ phải giải quyết vấn đề này như thế nào. Nếu bạn thấy bạn giải quyết được, thì nói ra. Còn không, bạn cũng không nên nói ra cho dù ở quán bar hay ở đâu đi chăng nữa. Hay với ai đi chăng nữa. Nó giống như cái câu chúng ta hay bắt đầu khi kể bí mật. “Ê tao kể mày nghe cái này. Mày đừng kể ai nghe hết nha”.
Leo: Chắc chắn nó sẽ kể cho người khác thôi. Trên đời này không có gì gọi là bí mật không một ai biết cả. Bí mật là một câu chuyện chờ ngày bật mí.
Dustin: Quan trọng là mình tìm người để bật mí cho đúng. Nếu không muốn nói bí mật, thì ra đảo mà ở. Vậy thôi. Tại vì chúng ta sống ở đây ngày nào chúng ta cũng stress và cũng cần ai đó để chia sẻ. Vì vậy, các quán bar mới có khách mới . Rất nhiều khách đi một mình tới đây. Đi một mình tới đây để làm gì. Để trò chuyện, network.
Leo: Networking, giải tỏa để giải trí.
Dustin: Chắc chắn sẽ có rất nhiều bí mật tiết lộ trong quán bar trong lúc đi uống như thế.
Leo: Đừng có lo.
Dustin: Hãy chọn quán bar an toàn, thân quen. Chọn một người có thể giữ được bí mật. Chọn như thế nào thì đó là trải nghiệm. Một cái fun fact từ đầu chương trình anh có nói. Sống để bụng, chết mang theo.
Leo: Bạn cứ thấy bụng ai bự bự như bụng của anh Leo nghĩa là giữ rất bí mật ở trong đây. Hãy chọn những bartender bụng bự. Cũng đừng quên.
Dustin: Bạn có thể là một người giữ bí mật tốt
Trang: không có nghĩa người bạn nói ra cũng có khả năng giữ bí mật tốt giống bạn. Đừng nên có những kỳ vọng như vậy. Và đó là Cởi Mở Happy Hour. Dustin, Minh Trang và bartender Leo. Rất vui vì đã được đồng hành cùng với mọi người.
Dustin: Hy vọng sẽ được tiếp tục đồng hành trong những mùa tiếp theo. – Chính xác. – Bye bye. Kết thúc season 1 rồi. Mọi người có thích không còn tôi thì rất vui.
Trang: Rất là vui luôn. Sau Cởi Mở Happy Hour, mình thấy mình đã “cởi” hơn rất nhiều.
Dustin: Trang có “cởi” hơn nhiều không?
Trang: Không, đó giờ em cởi lắm rồi. Giờ em khoe thân luôn rồi. Anh Leo cởi nhiều nè. Anh thấy khách anh đông hơn.
Dustin: Vậy là tốt rồi. Ok.
Leo: Có rất nhiều khách tới kêu những ly nước trong tập của mình luôn.