Phong cách ngôn ngữ trong văn nghị luận

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Trong đề thi THPTQG môn Văn những năm gần đây, xác định phong cách ngôn ngữ của một văn bản nghị luận thường là một trong những câu hỏi thuộc phần Đọc – Hiểu. Loại câu hỏi này, ngoài đòi hỏi thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản thì còn cần nắm chắc lý thuyết, kiến thức, đặc trưng cơ bản, những dấu hiệu nhận biết của từng phong cách thì mới có thể đưa ra câu trả lời đúng một cách dễ dàng và chắc chắn. Và để chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, hãy cùng ôn lại 6 phong cách ngôn ngữ trong văn nghị luận nhé!

I. Kiến thức cần nhớ

Phong cách ngôn ngữ

Khái niệm, dạng tồn tại

Đặc trưng cơ bản

Sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp,  là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

Có 2 dạng:

-Dạng lời nói

-Dạng viết: nhật ký, thư, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…

 

-Tính cụ thể: không gian,  thời gian, con người,cách dùng từ ngữ,…

-Tính cảm xúc: giọng điệu, cách xưng hô,…

Kiểu câu giàu sắc thái biểu cảm: câu cảm than, câu nghi vấn,…

-Tính cá thể: giọng nói, thói quen sử dụng ngôn từ,…

 

Nghệ thuật

Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

–  Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ.

–  Phạm vi sử dụng:

+  Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)

 

 

-Tính hình tượng: là cách diễn đạt thong qua hệ thống hình ảnh, màu sắc, biểu tượng để người đọc dùng tri thức của mình liên tưởng, suy nghĩ để rút ra bài học nhân sinh.

-Tính đa nghĩa

-Tính hàm xúc: lời ít, ý nhiều.

-Tính truyền cảm: cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu.

-Tính cá thể hóa: phong cách của mỗi tác giả.

 

 

Báo chí

– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói (thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…) & viết (báo viết)

– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

-Tính thời sự: tin tức cập nhật.

-Tính chính xác

-Tính hấp dẫn

-Tính ngắn gọn: dung lượng.

 

Chính luận

– Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.

– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.

 

-Tính công khai về chính kiến, lập trường, quan điểm: nhìn vấn đề với tư cách chủ quan.

-Tính chặt chẽ: luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực.

-Tính truyền cảm

 

Khoa học

Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học.

–  VB khoa học gồm 3 loại:

+ VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học (chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…)

+ VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…

+ VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.

-Tính khái quát, trừu tượng: thuật ngữ, khái niệm.

-Tính lí trí logic: trình bày chặt chẽ.

-Tính khách quan phi cá thể.

 

Hành chính công vụ

VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)

Phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản mang tính hành chính công vụ.

Thường là đơn từ, biên bản,…

 

-Tính khuôn mẫu.

-Tính minh xác: từ ngữ không được đa nghĩa.

      -Tính điều hành.

II. Một số ví dụ vận dụng

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản sau:

VD1:

« …. Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước 
réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi 
lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi 
nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu 
rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với 
đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy 
sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. » 

Đáp án: PCNN nghệ thuật (vì trích từ tác phầm nghệ thuật, mang đặc trung của phong cách như tình hình tượng, tính cá thể hoá,…)

 

VD2:

“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân 
tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu 
người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng 
nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết 
đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn 
là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì 
cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, 
đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối 
sự tự do của mình…” 
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp 
bức 

Đáp án: PCNN chính luận (Vì tác giả bày tỏ thái độ công khai về quan điểm chính trị, lập luận chặt chẽ,…)

VD3:

B’lao, 23 tháng 9/ 1965

Ánh

Buổi trưa anh không ngủ được nên lang thang ra phố. Mưa nhỏ rồi lớn dần đuổi anh về đây. Anh đang ngồi ở câu lạc bộ sát bờ hồ. Bờ hồ bây giờ đã điêu tàn lắm. Người ta đã chặt bỏ những cây khô sống bao nhiêu năm nay trong hồ. Có một vài chỗ nước rút xuống chỉ còn bùn đen.

Buổi chiều gió thật lạnh. Anh đã mặc áo ấm suốt ngày ở đây.

Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kỹ không chuyên chở nổi sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói đã nhắc mãi mỗi ngày mà vẫn chưa đỡ nhớ tí nào.

 

Đáp án: PCNN sinh hoạt (vì là một lá thư tình, từ ngữ là lời ăn tiếng nói hằng ngày,…)

III. Bài tập tự luyện

Bài tập 1: Đọc kỹ đoạn văn bản và xác định PCNN.

“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao 
sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ 
giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không 
được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.” 
(Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm) 
Đáp án: PCNN chính luận

Bài tập 2:   “Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”
            Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.
            Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.
            Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này”.
(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Đáp án: PCNN báo chí

Bài tập 3: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

“ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”.
( Nguồn : Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998)  
Đáp án: PCNN khoa học.

 

Bài viết gợi ý:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *