Phong cách Scandinavian là gì? Top 10 cách trang trí nhà kiểu Bắc Âu

Scandinavian là gì? 10 cách áp dụng phong cách Bắc Âu trong Decor nhà cửa

4.8/5 – (92 votes)

Cho dù công việc thiết kế là niềm đam mê, sở thích hoặc thậm chí là một ý tưởng thoáng qua, rất có thể bạn đã nghe qua về phong cách Scandinavian ở Bắc Âu (Scandinavian style – Nordic style)

Thực tế thì từ khóa Scandinavian hoặc Scandi đã được sử dụng rất nhiều trên các blog về thiết kế nội thất ở Việt Nam. Đến một lúc nào đó, bạn bắt đầu tự hỏi: thực sự chính xác đó là gì?

Một số đặc điểm rất dễ dàng để bạn nhận ra phong cách nội thất Scandinavian – sự tối giản, những bức tường trắng, sàn gỗ và đồ nội thất Bắc Âu phong cách hiện đại.

Nhưng phải có nhiều truyện hơn để nói về Scandi, chắc chắn là vậy rồi…

Vì phong cách có nguồn gốc từ xứ sở của người Viking đã xuất hiện và ngày một rõ ràng hơn!

Scandinavia ở đâu và gồm những nước nào?

Vùng Scandinavia (bán đảo Scandinavie) được bao bọc bởi biển Baltic, biển Bắc, biển Na Uy của Đại Tây Dương và biển Barents của Bắc Băng Dương. Thực sự thì không tài liệu nào cụ thể nói về vùng đất này, Scandinavie không chỉ là một nơi mà bao gồm vài khu vực thuộc các quốc gia khác nhau.

Theo truyền thống, vùng Scandinavia đề cập đến 3 quốc gia ở Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, phạm vi đã được mở rộng trong cách sử dụng thông thường bao gồm thêm: Phần Lan, Iceland, thậm chí là vùng Greenland và có lẽ là một phần nhỏ của nước Nga.

Khu vực các nước thuộc vùng Scandinavia và Bắc ÂuLàng chài Henningsvær ở Na Uy vào mùa Đông

Mặc dù có nhiều điểm tường đồng về lịch sử và văn hóa của giữa các quốc gia này, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý. Câu chuyện về cách họ thống nhất chung một phong cách về việc trang trí nhà thật sự rất thú vị, được giới thiệu với thế giới ngày càng nhiều. Bắt đầu với thời kỳ xã hội Bắc Âu thay đổi vào cuối những 1800.

Phong cách Scandinavian là gì?

Scandinavian hay phong cách Bắc Âu là xu hướng giúp cân bằng giữa vẻ đẹp và sự tiện dụng; tập trung vào các yếu tố đơn giản, sự tối giản với các chức năng riêng biệt. Phong cách thiết kế Scandinavian và trang trí nội thất theo kiểu “Hygge” đã trở nên phổ biến khắp thế giới với nguồn cảm hứng bất tận.

  • Ghi chú: Hygge tạm hiểu là phong cách sống ấm cúng và thoải mái đến từ đất nước được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới – Đan Mạch.

    Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về phong cách sống Hygge của người Đan Mạch tại bài viết này.

Nhà ở theo phong cách kiến trúc Scandinavian nổi tiếng thế giới

Về khía cạnh lịch sử của nghành thiết kế, phong cách Scandinavian bắt đầu xuất hiện từ những năm 1950, góp phần đề cao tính thủ công và sự thanh lịch trong nhà ở.

Lịch sử của phong cách Scandianvian

Trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 hiện nay, Scandi đã trở thành một trong những phong cách thiết kế nội thất và kiến trúc ưu việt nhất thế giới.

Trải qua lịch sử tồn tại, Scandi đã chứng kiến biết bao đế chế hưng thịnh và suy tàn, sự chuyển biến của thế giới quan, rồi 2 lần chiến tranh thế giới đã diễn ra; nghệ thuật, kiến trúc và đồ nội thất cũng đã thay đổi theo nhiều cách nhìn nhận khác nhau.

Những người làm công việc thiết kế đã góp phần tạo nên các phân vùng phong cách rõ ràng, ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống.

Kiến trúc Scandinavian sau một khoảng thời gian phát triển

Đã có một quá trình dài giúp hình thành nên phong cách đang rất được ưu chuộng này, sau đây là câu chuyện về Scandinavian – phong cách Nordic:

1. Thời kỳ kết thúc của chủ nghĩa lãng mạng Romanticism

Thế giới đã thay đổi nhanh chóng khi thế kỷ 19 khép lại và chào đón thế kỷ 20. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cuộc sống, thương mại và chính trị một cách nhanh chóng trên quy mô toàn cầu.

Chủ nghĩa hiện đại Modernism và chủ nghĩa công nghiệp Industrialism được ra đời, đánh dấu bước tiến vược bậc của nhân loại.

Trước sự phát triển nhanh chóng của máy móc, bắt đầu xuất hiện vài dấu hiệu về phong trào nghệ thuật và thủ công truyền thống như đi ngược lại với xu hướng công nghiệp.

Điển hình như họa sĩ thiên tài William Morris với nhiều tác phẩm kinh điển, ông tập trung nghiên cứu về các họa tiết miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Các họa tiết thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc tối kiến trúc và nội thất thời kỳ đó.

Morris đã nỗ lực đảo ngược quá trình công nghiệp hóa, gìn giữ các giá trị nghệ thuật của thời kỳ trước – những gì còn sót lại của chủ nghĩa lãng mạng Romanticism. Bởi lý do đó, phòng trào nghệ thuật Art Nouveau đã được ra đời ở châu Âu ngay thời điểm này.

Họa tiết trang trí theo trường phái của họa sĩ William Morris

2. Art Nouveau, Art Deco và chiến tranh thế giới thứ I

Vào những năm đầu của thế kỷ 20, xu hướng nghệ thuật Art Nouveau đã được hoan nghênh như một “phong cách của thế kỷ”. Cũng giống như hầu hết các phong trào nghệ thuật mới, Art Nouveau có nhiều cách hiểu, về cơ bản nó đại diện cho sự từ chối các hình thức hiện có.

Khi châu Âu tiến gần tới chiến tranh thế giới thứ I năm 1914, phê bình nghệ thuật đã trở thành một phần của những xu hướng xã hội.

Cuộc cách mạng nghệ thuật châu Âu thông qua các phong trào nổi tiếng như Bauhaus của Đức, chủ nghĩa kiến tạo của Nga, phong trào văn hóa Dada của Thụy Sỹ… Tất cả các phong trào này đều từ chối các quan niệm truyền thống về các tầng lớp xã hội.

Vào thời điểm chiến tranh chấm dứt vào năm 1918, những cấu trúc này có dấu hiệu suy yếu, điển hình như các thiết kế lấy cảm hứng từ thiên nhiên của xu hướng Art Nouveau.

Mặc dù phải chịu sự tàn phá nặng nề sau khi chiến tranh thế giới kết thúc năm 1920. Vào năm 1925, chủ nghĩa thiết kế tự nhiên Art Nouveau đã được thay đổi bởi các thiết kế theo định hướng rực rỡ cuốn hút kiểu công nghiệp của kỷ nguyên Art Deco.

Dù cho nó đang trên đà trở thành một xu hướng hàng đầu, triều đại Art Deco như một phong cách ưu việt dành cho tầng lớp quý tộc thời kỳ đó. Cho đến khi nó bị kìm hãm bởi cuộc đại suy thoái và năm 1930 và chấm dứt hoàn toàn sau khi chiến tranh thế giới nổ ra lần II.

Phong cách kiến trúc Art Nouveau cổ điểnMột nhà hàng lấy cảm hứng từ các họa tiết Art Deco ở Toronto

3. Chiến tranh thế giới thứ II và phong cách hiện đại

Nếu chiến tranh thế giới lần I đã làm lộ rõ những vết nứt trong cấu trúc xã hội già cỗi của giới quý tộc châu Âu, thì chính chiến tranh thế giới lần thứ II đã phá vỡ nó.

Đã có hơn một đế chế nằm trong đống đổ nát, các nước đế quốc ở châu Âu luôn tìm cách thực dân hóa châu Phi, Nam Mỹ và châu Á. Triết lý sống của châu Âu liên quan đến nghệ thuật và xã hội cũng đã chuyển hướng, và sự thay đổi đó thể hiện rõ trong cách trang trí nhà cửa.

Trong thời điểm này, các mục tiêu của thiết kế nội thất thông qua vật liệu, hoa văn và vật dụng. Cho dù là Art Deco, Art Nouveau hoặc bất kỳ phong cách nào trước đó, vẻ đẹp trong nhà ở là chủ đề rộng lớn dành cho các nhà thiết kế.

Mức độ phức tạp hoặc phô trương trong thiết kế là sự phản ánh trực tiếp về địa vị xã hội của gia chủ, lớn hơn và chi tiết hơn gần như luôn được coi là tốt hơn. Tuy nhiên, điều đó đã bắt đầu thay đổi do hậu quả của chiến tranh, các phong cách hiện đại đã bắt đầu được hình thành và Art Nouveau bắt đầu mang một hình thức mới.

Các phong cách được kết hợp một cách hài hòa

4. Ngày mới của phong cách châu Âu hiện đại

Không khó để nhận thấy cách nhìn thoáng hơn vào cuối những năm 1940 và 1950, hai cuộc chiến tranh thế giới trong nửa thế kỷ này là bằng chứng cho thấy loài người đã làm gì đó sai lầm. Giống như những người ở nhiều tầng lớp khác nhau sau thế chiến thứ II, nghành thiết kế đã tìm kiếm một loại thuốc giải cho các phong cách chung của thế giới, nhờ sự xuất hiện của phong trào nghệ thuật Bauhaus từ Đức.

Glass House – Ngôi nhà theo trường phái Bauhaus siêu tối giản

Ý thức xã hội dân chủ mới đã quét qua toàn châu Âu, đảo ngược các công thức cũ về cái đẹp và địa vị. Niềm tin về cái đẹp chỉ dành cho những người giàu đã bị thay đổi, những chức năng cần thiết theo yêu cầu của quần chúng có thể được kết hợp, ngày càng có nhiều sản phẩm với mức giá phải chăng dành cho tất cả mọi người.

Đồng thời, những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II đã chứng kiến các quốc gia vùng Scandinavia xích lại gần nhau hơn. Điều này thực sự rõ ràng trong lĩnh vực thiết kế, một quyết định đã được thông qua sau một loạt các cuộc hội thảo vào năm 1940, được tổ chức tại nhiều thành phố khác nhau thuộc vùng Scandinavia.

5. Sự ra đời của phong cách thiết kế Scandinavian

Khí hậu mùa Đông khắc nghiệt của khu vực Bắc Âu đã ảnh hưởng lâu dài đến Scandinavian, giúp đáp ứng được tính tiện ích nhiều hơn trong việc trang trí, sự đơn giản sẽ tới một cách tự nhiên trong quá trình đó. Chủ nghĩa công năng cũng đã được đề cao trong phong trào nghệ thuật Bauhaus, tạo tác động lớn tới phong cách Scandinavian.

Một view nhìn ra bên ngoài từ phòng khách của Glass House

Mặc dù việc xây dựng một phong cách Scandinavian đặc biệt theo xu hướng thiết kế hiện đại bắt đầu vào những năm 1940. Mãi đến những năm 1950, nó mới được hình thành như một thực thể dễ nhận biết. Một trong những bước quan trọng đầu tiên là sự ra đời của giải thưởng Lunning Prize, được đặt theo tên của Frederik Lunning – chủ của một hãng đồ dùng nổi tiếng ở New York dựa trên các thiết kế của Đan Mạch.

6. Phong cách Scandinavian trong thiết kế nội thất

Vào thời điểm xu hướng thiết kế của vùng Scandinavia được giới thiệu rộng rãi, phong cách Scandinavian ngay lập tức được quốc tế công nhận.

Mặc dù mức độ phổ biến của nó đã giảm trong thời điểm 1960 đến 1980, nhưng sự tập trung vào tính bền vững đã thổi bùng sức sống mới vào xu hướng này.

Không gian phòng ăn ở hình bên là một thiết kế điển hình của phong cách Scandinavian.

Sàn gỗ tự nhiên cùng chất liệu với chân ghế, bàn ăn và cây cảnh mang lại cảm giác của như đang ở ngoài trời.

Đồng thời các bức tường sơn trắng giúp tối đa hóa ánh sáng.

Những chiếc ghế ăn và đèn thả phong cách Bắc Âu hiện đại.

Sự sắp xếp gọn gàng và đơn giản là rất cần thiết trong một ngôi nhà nhỏ, cảm giác ấm cúng sẽ xuất hiện và được biết tới với tên gọi là xu hướng sống Hygge – mục tiêu của bất cứ căn hộ nhỏ nào theo phong cách Scandinavian.

Phòng ăn phong cách Scandinavian

7. Đồ nội thất theo kiểu Bắc Âu Nordic

Ngoài việc giúp định hình phong cách trang trí, Scandinavian còn được thể hiện qua các thiết kế của đồ nội thất.

Bạn có thể tham khảo thiết kế của ghế bành của Alvar Aalto, ghế hình hình giọt nước của Arne Jacobsen, ghế Swan… Những mẫu ghế này vẫn được ưa chuộng cho tới tận ngày nay.

Có một loạt mẫu ghế với hình dạng đơn giản theo phong cách Scandinavian, nhiều mẫu ghế đã được thiết kế từ cách đây hàng trăm năm và có lẽ sẽ còn được yêu thích trong một thời gian dài nữa.

  • Có thể bạn quan tâm: 50 mẫu ghế phòng ăn theo xu hướng mới nhất hiện nay.

Poster đồ nội thất theo phong cách Bắc Âu

Đặc trưng phong cách Scandinavian

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy phong cách vùng biển Bắc Âu chuộng tông màu trắng, vật liệu thô mộc tự nhiên, lông thú và da. Đặc điểm khí hậu Bắc Âu lạnh giá quanh năm đã hình thành nên các dấu hiệu nhận biết về nó.

Đến thời điểm hiện tại, phong cách Scandinavian đã được tối giản hóa đi rất nhiều mang đến vẻ đẹp tinh tế và sang trọng

Để trang trí phòng ốc theo phong cách thiết kế Scandinavian một cách hiệu quả, bạn cần tập trung các đặc điểm sau:

  • Các bức tường trắng để nhấn mạnh ánh sáng

  • Tông trung tính được điểm tô một vài điểm nhấn màu sắc

  • Họa tiết tự nhiên như gỗ và đá

  • Không thể thiếu cửa sổ và thảm

  • Vật dụng không có chi tiết cầu kỳ nhằm đề cao sự thanh lịch và thẩm mỹ tối giản

  • Lò sưởi

Tuy nhiên ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới thì phong cách Scandinavian đã được biến đổi để phù hợp hơn với môi trường sống, thích nghi cả trong nhà phố và những căn hộ chung cư hiện đại.

Top 10 cách trang trí nhà theo phong cách Bắc Âu

Không lấy làm lạ khi mỗi người trong chúng ta đều yêu thích những mẫu thiết kế căn hộ phong cách Scandinavian. Nếu bạn có dịp ghé qua Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy, bạn sẽ thấy ấn tượng bởi sự tối giản đặc trưng của phong cách Scandinavian và ánh sáng luôn được nhìn thấy thường xuyên trong các ngôi nhà Bắc Âu.

Gam màu lạnh thường được chọn là concept chính cho phong cách Scandinavian

Việc sử dụng các gam màu tĩnh lặng, đường nét cân đối và các vật liệu tự nhiên sẽ thật hoàn hảo cho một căn hộ nhỏ, mọi thứ trở nên thông thoáng và gọn gàng hơn.

Ngay sau đây, Nội Thất Art xin được giới thiệu tới bạn đọc 10 cách dễ dàng nhất giúp áp dụng phong cách Scandinavian trong trang trí nhà cửa:

1. Sàn gỗ sáng màu

Căn hộ Scandinavian được thiết kế rất tinh tế với sàn gỗ sơn màu trắng

Việc lát sàn là một công đoạn quan trọng khi áp dụng phong cách thiết kế Scandinavian. Sàn gỗ tự nhiên sáng màu được ưa chuộng hơn, có thể sử dụng ở mọi phòng trừ phòng tắm.

Nếu bạn đang có sàn gỗ màu tối, bạn có thể làm sáng chúng lên bằng cách chà nhám bằng máy đánh sàn chuyên dụng và sơn dầu lại bằng màu sáng hơn.

Hãy tưởng tượng mỗi sớm mai thức dậy trong một phòng ngủ phong cách Scandinavian như thế này thì thật tuyệt phải không nào?

Một lựa chọn khác cho phong cách Scandinavian là sơn trắng, bằng cách trộn nước hoặc xăng với sơn bằng bất kỳ tỷ lệ nào mà bạn thích, tùy thuộc vào tông màu mà bạn đang áp dụng. Càng thêm nhiều nước và xăng, màu tự nhiên của gỗ càng hiển thị rõ.

2. Các bức tường màu trắng

Trong phong cách Scandinavian, tường trắng sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái, mát mẻ và thư giãn

Một tính năng khá phổ biến của thiết kế nội thất phong cách Scandinavian là những bức tường trắng. Chúng tự khoác lên mình vẻ ngoài tối giản, rất phổ biến trong phong cách Scandinavian.

Tường trắng là phông nền cho các tác phẩm tranh tường Canvas ghép với nhau, một số có thể để trên kệ gắn tường, hoặc để đèn tường từ bên trong hắt ra.

Các vật dụng nội thất scandinavian trong nhà từ nhỏ đến lớn đều có hơi hướm hiện đại và tối giảnNhững bức tranh sẽ khiến cho căn nhà của bạn trông thêm phần thú vị

Các bức tường trắng cũng làm sáng lên không gian và cho phép nhiều ánh sáng tự nhiên lấp đầy không gian ngôi nhà của bạn, đó là điều mà người dân vùng Scandianvian rất ý thức được trong suốt những tháng mùa đông tối tăm kéo dài.

3. Màu sắc trung tính

Cây xanh ắt hẳn là vật trang trí không thể thiếu nếu bạn muốn không gian thêm mát mẻ và thư giãn

Tông màu trung tính là yếu tố rất dễ áp dụng.

Các màu sắc chủ đạo trong thiết kế nội thất phong cách Bắc Âu là màu trắng, xám, xám nhạt và các màu nhạt, đặc biệt là màu hồng phấn Pastel.

Một bộ ghế sofa như thế này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏiMột phòng ngủ được bài trí khoa học dựa trên tông màu trắng chủ đạo

Chỉ nên sử dụng một hoặc hai màu sắc chủ đạo và hãy để phần còn lại đơn sắc trong phong cách Scandinavian.

  • Có thể bạn quan tâm về chủ đề: Ý nghĩa của màu đen và màu xám trong cuộc sống

4. Kết hợp các vật liệu tự nhiên

Các vật liệu tự nhiên rất được ưa chuộng trong phong cách Scandinavian

Thêm chi tiết bằng cách kết hợp các vật liệu tự nhiên khác nhau trong nhà của bạn.

Đừng ngại trộn các loại gỗ với nhau, nhưng hãy ưu tiên các màu gỗ nhạt.

Hãy thêm một số vật dụng được đan bằng mây, cói, cây gai dầu, da, đồng thau, mạ đồng…

Bàn gỗ, kệ sách bằng gỗ là những thứ rất đễ bắt gặp nếu bạn lạc vào một căn nhà được thiết kế theo phong cách Scandinavian Bắc Âu

Và đừng quên cho một chút cây xanh, cho dù đó là một chậu cây nhỏ hoặc một vài thân cây cắm vào lọ thủy tinh.

5. Ánh sáng

Ánh sáng luôn là yếu tố rất được xem trọng trong concept thiết kế phong cách ScandinavianGian bếp tận dụng ánh sáng tự nhiên trong phong cách scandinavian

Các nước ở Bắc Âu có những tháng mùa đông kéo dài và khá tối nên không lấy làm lạ khi người dân nơi đây đưa nhiều ánh sáng vào trong nhà của họ. Người Scandinavi hay sử dụng các bóng đèn thả treo trần và bố trí rải rác nhiều loại đèn và nến xung quanh phòng để khuếch tán ánh sáng.

6. Vật liệu

Những vật dụng và đồ trang trí trong khu vực bàn đảo Bếp Scandinavian

Trong phong cách Scandinavian, hãy tự do với vật liệu.

Bạn nên pha trộn và kết hợp nhiều loại vật liệu với nhau, càng nhiều càng tốt.

Không gian phòng ngủ này rất thích hợp với những bạn nữ nhẹ nhàngTất cả sự trang trí và nội thất đều được kết hợp một cách hài hòa, tinh tế

Một chiếc chăn len dày, gối vải lanh, simili giả da được phủ trên ghế sofa, hoặc một tấm thảm hoa văn kiểu Ma Rốc là tất cả các lựa chọn phổ biến.

7. Chọn đồ nội thất hiện đại tối giản

Tủ đựng chén sạch sẽ trung với gam màu lạnh hiện đại của căn nhàKhông gian làm việc chuyên nghiệp, đầy sáng tạo

Đồ nội thất đơn giản được ưu tiên sử dụng trong các không gian theo Scandinavian Style.

Arne Jacobsen, CharlesRay Eames, Hans WegnerGeorge Nelson là một số nhà thiết kế nổi tiếng rất phù hợp với xu hướng Bắc Âu hiện đại.

Không gian bếp và phòng khách được ngăn cách bởi chiếc tủ gỗ tinh tế

8. Sự đơn giản nhưng tinh tế

Bạn nên giảm các phụ kiện trang trí xuống ở mức tối thiểu.

Đối với phong cách scandinavian thì sự đơn giản luôn được ưu chuộng Nhà vệ sinh với trang thiết bị hiện đại nhưng nội thất thì vẫn có phần rất cổ điển

Hãy nghĩ về những khoảng trống, sự tối giản. Nếu còn đang phân vân, hãy nhớ tới câu thần chú: “ít hơn luôn tốt hơn”. Đừng ngại khi giữ những bức tường trống trong phong cách Scandinavian.

9. Sofa màu xám

Một trong những chiếc ghế sofa màu xám thân thiện và phổ biến với giá cả phải chăng chính là Ikea Karlstad.

Có một món đồ nội thất luôn được tìm thấy trong các căn hộ phong cách Bắc Âu, đó chính là ghế sofa màu xám. Một trong những chiếc ghế sofa màu xám thân thiện và phổ biến với giá cả phải chăng chính là Ikea Karlstad. Với phần chân ghế bằng gỗ tròn thon gọn giúp mang lại đôi chút khác biệt cho chiếc ghế tối giản này.

Phòng khách ngập tràn ánh sáng

10. Không gian bếp mở và tối giản

Không gian bếp mở và tối giản

Người Scandinavian thích một nhà bếp với thiết kế mở và hoàn toàn là màu trắng.

Chỉ sử dụng tủ thấp và thêm một số kệ mở treo tường để lưu trữ tất cả những vật dụng xinh xắn của bạn.

Bạn có muốn sống trong một căn nhà xinh đẹp như thế này không?

Đối với bề mặt bếp, hãy bỏ qua đá marble và đá granite để lựa chọn gỗ, bê tông, inox, hoặc đá trắng tinh khiết nhân tạo giúp mang lại không gian bếp thực sự tối giản.

  • Mời bạn tham khảo các dự án tiêu biểu của Nội Thất Art theo phong cách thiết kế Scandinavian chủ đạo:

A Spa – Spa theo phong cách Bắc Âu tối giản

Electro Restaurant – Nhà hàng theo phong cách Bắc Âu

Lời kết

Kể từ khi phong cách nội thất Scandinavian Bắc Âu được hình thành với sự kết hợp giữa hình thức và công năng, tập trung vào yếu tố thoải mái, bám sát chủ đề “ít là nhiều” – “less is more“. Thật dễ dàng để biết được lý do vì sao rất nhiều người cảm thấy chìm đắm với phong cách thiết kế Bắc Âu.

Đúc kết lại, chúng ta biết rằng việc tạo một tác phẩm nghệ thuật gây ấn tượng ngay cái nhìn đầu tiên là việc không hề dễ dàng. Lời khuyên của Nội Thất Art dành cho bạn là hãy lựa chọn Scandinavian Style để tạo nên các không gian được yêu thích.

Bạn có suy nghĩ gì về phong cách Scandinavian trong thiết kế nội thất? Bạn sẽ lựa chọn các phong cách thiết kế nào để áp dụng vào không gian của mình?

Hy vọng thông tin bài viết này giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về phong cách Bắc Âu.

Chúc bạn có được không gian đẹp như ý muốn!!!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *