Phân Biệt Đối Xử Về Tình Trạng Khuyết Tật

Phân biệt đối xử dựa trên tình trạng khuyết tật xảy ra khi chủ lao động hoặc một thực thể khác chịu sự điều chỉnh của Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật, đã điều chỉnh, hoặc Đạo Luật Phục Hồi, đã điều chỉnh, đối xử với cá nhân bị khuyết tật là nhân viên hoặc người xin việc một cách thiếu thiện chí vì người này bị khuyết tật.

Phân biệt đối xử dựa trên tình trạng khuyết tật cũng xảy ra khi một chủ lao động hoặc một thực thể khác chịu sự điều chỉnh của luật đối xử với người xin việc hoặc nhân viên kém thiện chí hơn vì người này có tiền sử bị khuyết tật (chẳng hạn trước kia người này trải qua giai đoạn trầm cảm nặng) hoặc vì người này được tin rằng có khiếm khuyết về thân thể hoặc trí tuệ mà không phải là tạm thời (kéo dài hoặc dự định kéo dài từ sáu tháng trở xuống) và dạng nhẹ (ngay cả nếu người này không có những khiếm khuyết đó).

Luật yêu cầu chủ lao động phải cung cấp tiện nghi hợp lý cho nhân viên hoặc người xin việc bị khuyết tật, trừ khi làm như vậy có thể gây ra nhiều khó khăn hoặc tốn kém lớn cho chủ lao động (“khó khăn bất thường”).

Luật cũng bảo vệ mọi người khỏi bị phân biệt đối xử dựa trên mối quan hệ của họ với một người bị khuyết tật (ngay cả khi bản thân họ không bị khuyết tật). Ví dụ, phân biệt đối xử với nhân viên vì chồng của người này bị khuyết tật là trái pháp luật.

Lưu ý: Nhân viên của liên bang và người xin việc được Đạo Luật Phục Hồi năm 1973 bảo vệ, thay vì Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật. Những cách bảo vệ này là giống nhau.

Phân Biệt Đối Xử Về Tình Trạng Khuyết Tật & Các Tình Huống Tại Nơi Làm Việc

Luật cấm phân biệt đối xử khi nói đến mọi khía cạnh của việc làm, bao gồm tuyển dụng, sa thải, tiền lương, giao việc, thăng chức, đình chỉ, đào tạo, quyền lợi bổ sung, và bất kỳ điều khoản hay điều kiện làm việc nào khác.

Phân Biệt Đối Xử Về Tình Trạng Khuyết Tật & Quấy Rối

Sẽ là bất hợp pháp nếu quấy rối người xin việc hoặc nhân viên vì người này bị khuyết tật, đã có khuyết tật trong quá khứ, hoặc được tin là có suy giảm về thể chất hoặc trí tuệ mà không phải là tạm thời (kéo dài hoặc dự định kéo dài từ sáu tháng trở xuống) và ở mức nhẹ (ngay cả khi người này không bị suy giảm như vậy).

Quấy rối có thể bao gồm, ví dụ, nhận xét mang tính xúc phạm về tình trạng khuyết tật của một người. Mặc dù luật không cấm hành vi trêu chọc đơn giản, những nhận xét lấc cấc, hoặc những sự cố xảy ra một lần mà không quá nghiêm trọng, nhưng hành vi quấy rối là trái pháp luật khi nó diễn ra quá thường xuyên hoặc nghiêm trọng đến mức tạo ra môi trường làm việc thù địch hoặc có tính xúc phạm hoặc khi dẫn đến quyết định bất lợi về việc làm (chẳng hạn nạn nhân bị sa thải hoặc giáng chức).

Người quấy rối có thể là người giám sát của nạn nhân, người giám sát ở một khu vực khác, đồng nghiệp, hoặc ai đó không phải là nhân viên của chủ lao động, chẳng hạn khách hàng đối tác hoặc khách hàng mua sản phẩm.

Phân Biệt Đối Xử Về Tình Trạng Khuyết Tật & Tiện Nghi Hợp Lý

Luật yêu cầu chủ lao động phải cung cấp các tiện nghi hợp lý cho nhân viên hoặc người xin việc bị khuyết tật, trừ khi làm như vậy có thể gây ra nhiều khó khăn hoặc tốn kém lớn cho chủ lao động.

Tiện nghi hợp lý là bất kỳ thay đổi nào về môi trường làm việc (hoặc thay đổi cách những việc thường được làm) để giúp một người bị khuyết tật xin việc, thực hiện nhiệm vụ công việc, hoặc hưởng các lợi ích và đặc quyền về việc làm.

Tiện nghi hợp lý có thể bao gồm, ví dụ, làm cho nơi làm việc có thể dễ ra vào với người đi xe lăn hoặc cung cấp người đọc hoặc thông dịch viên cho ai đó bị khiếm thính hoặc khiếm thị.

Mặc dù luật chống phân biệt đối xử của liên bang không bắt buộc chủ lao động phải cung cấp tiện nghi cho người lao động vì người đó phải chăm sóc cho thành viên gia đình bị khuyết tật, Đạo Luật Nghỉ Phép Vì Lý Do Gia Đình và Y Tế (Family and Medical Leave Act, FMLA) có thể yêu cầu chủ lao động thực hiện những biện pháp đó. Bộ Lao Động thực thi FMLA. Để biết thêm thông tin, hãy gọi: 1-866-487-9243.

Phân Biệt Đối Xử Về Tình Trạng Khuyết Tật & Tiện Nghi Hợp Lý & Khó Khăn Bất Thường

Chủ lao động không phải cung cấp tiện nghi nào nếu làm như vậy sẽ gây khó khăn bất thường cho chủ lao động.

Khó khăn bất thường nghĩa là tiện nghi đó quá khó khăn hoặc quá đắt để có thể cung cấp, khi xét về quy mô, nguồn lực tài chính của chủ lao động, và nhu cầu của doanh nghiệp. Chủ lao động không được từ chối cung cấp một tiện nghi chỉ vì nó tốn một ít chi phí. Chủ lao động không phải cung cấp đúng tiện nghi mà nhân viên hoặc người xin việc mong muốn. Nếu có hơn một yêu cầu tiện nghi, chủ lao động có thể chọn một tiện nghi để cung cấp.

Định Nghĩa về Tình Trạng Khuyết Tật

Không phải ai bị bệnh lý cũng được bảo vệ khỏi phân biệt đối xử. Để được bảo vệ, một người phải đủ điều kiện nhận một công việc và có tình trạng khuyết tật như định nghĩa trong luật.

Một người có thể chứng minh rằng mình bị khuyết tật theo một trong ba cách:

  • Một người bị khuyết tật nếu người này có tình trạng thể chất hoặc tâm thần làm hạn chế đáng kể sinh hoạt chính hàng ngày (chẳng hạn như đi bộ, nói chuyện, nhìn, nghe, hoặc học tập, hoặc thực hiện một chức năng chính của cơ thể).
  • Một người bị khuyết tật nếu người này có tiền sử bị khuyết tật (chẳng hạn ung thư đang thuyên giảm).
  • Một người bị khuyết tật nếu người này chịu hành động tuyển dụng bất lợi và được tin là có suy giảm về thể chất hoặc trí tuệ không phải tạm thời (kéo dài hoặc dự định kéo dài từ sáu tháng trở xuống) và ở mức nhẹ (ngay cả khi người này không bị suy giảm như vậy).

Câu Hỏi Liên Quan Đến Tình Trạng Khuyết Tật & Khám Sức Khỏe Trong Giai Đoạn Nộp Đơn & Phỏng Vấn Việc Làm

Luật đặt ra các giới hạn cho chủ lao động khi yêu cầu bất kỳ người xin việc nào trả lời các câu hỏi liên quan đến tình trạng khuyết tật, khám sức khỏe, hoặc nhận diện tình trạng khuyết tật.

Ví dụ: chủ lao động không được yêu cầu người xin việc trả lời các câu hỏi liên quan đến tình trạng khuyết tật hoặc khám sức khỏe trước khi đưa ra lời mời làm việc. Chủ lao động cũng không được hỏi người xin việc có bị khuyết tật (hoặc về bản chất của một tình trạng khuyết tật rõ ràng) hay không. Chủ lao động có thể hỏi người xin việc liệu họ có thể thực hiện được công việc hay không và họ sẽ thực hiện công việc đó như thế nào, có cần hay không một tiện nghi hợp lý.

Câu Hỏi Liên Quan Đến Tình Trạng Khuyết Tật & Khám Sức Khỏe Sau Khi Nhận Được Lời Mời Làm Việc

Sau khi người xin việc nhận được lời mời làm việc, luật cho phép chủ lao động đưa ra điều kiện là người xin việc phải trả lời một số câu hỏi liên quan đến tình trạng khuyết tật hoặc khám sức khỏe đạt, nhưng chỉ khi tất cả các nhân viên mới làm cùng công việc cũng phải trả lời những câu hỏi hoặc thực hiện việc khám sức khỏe đó.

Câu Hỏi Liên Quan Đến Tình Trạng Khuyết Tật & Khám Sức Khỏe Cho Người Đã Bắt Đầu Làm Việc Trong Vai Trò Nhân Viên

Khi một người được tuyển dụng và đã bắt đầu làm việc, thông thường chủ lao động chỉ có thể đưa ra các câu hỏi liên quan đến tình trạng khuyết tật hoặc yêu cầu khám sức khỏe nếu chủ lao động cần tài liệu y tế để hỗ trợ cho yêu cầu xin một tiện nghi của nhân viên hoặc nếu chủ lao động tin rằng nhân viên sẽ không thể thực hiện công việc một cách thành công hoặc an toàn do bị một bệnh lý.

Luật cũng yêu cầu chủ lao động phải bảo mật tất cả các hồ sơ và thông tin y tế và lưu chúng trong các hồ sơ y tế riêng biệt.

Nguồn Lực Sẵn Có

Bằng tiếng Anh

Bên cạnh rất nhiều tài liệu hướng dẫn chính thức, EEOC đã soạn nhiều kiểu bảng thông tin, tài liệu hỏi & đáp, và các ấn bản khác để giúp cho nhân viên và chủ lao động hiểu rõ những vấn đề phức tạp xung quanh hành vi phân biệt đối xử dựa trên tình trạng khuyết tật.

· Nghỉ Phép Do Chủ Lao Động Cấp và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật

· Hồ Sơ

Tuyển Dụng, Thuê Mướn, Giữ Lại và Đề Bạt Người Bị Khuyết Tật: Hướng Dẫn Nguồn Lực Cho Chủ Lao Động

· Sẵn Sàng Cho Đại Dịch Tại Nơi Làm Việc và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật

· Quyền Làm Việc của Quý Vị Dưới Vai Trò Người Bị Khuyết Tật

· Người Xin Việc và ADA

· Hiểu Quyền Làm Việc của Quý Vị Theo ADA: Hướng Dẫn dành cho Cựu Chiến Binh

· Hỏi và Đáp: Khuyến Khích Tuyển Dụng Người Bị Khuyết Tật vào Lực Lượng Lao Động của Liên Bang

· Đạo Luật Nghỉ Phép Vì Lý Do Gia Đình và Y Tế, ADA, và Đề Mục VII của Luật Dân Quyền 1964

· ADA: Cẩm Nang dành cho Doanh Nghiệp Nhỏ

· Trách Nhiệm của Quý Vị trong Vai Trò Chủ Lao Động

· Chủ Lao Động Nhỏ và Tiện Nghi Hợp Lý

· Làm Việc Tại Nhà/Làm Việc Qua Điện Thoại là Tiện Nghi Hợp Lý

· Áp Dụng Tiêu Chuẩn về Hiệu Quả và Hành Vi đối với Nhân Viên Bị Khuyết Tật

· Thu Thập và Sử Dụng Thông Tin Y Tế của Nhân Viên Làm Một Phần Quy Trình Sơ Tán Khẩn Cấp

· Vai Trò của Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Sức Khỏe Tâm Thần trong Yêu Cầu Cung Cấp Tiện Nghi Hợp Lý tại Nơi Làm Việc của Khách hàng

· Thực Hành Tốt Nhất của Chủ Lao Động dành cho Nhân Viên có Trách Nhiệm Chăm Sóc

· Tiện Nghi Hợp Lý Dành Cho Luật Sư Bị Khuyết Tật

· ĐÃ BÃI BỎ – Cách Tuân Thủ Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật: Hướng Dẫn dành cho Chủ Nhà Hàng và Chủ Dịch Vụ Ăn Uống Khác

· Báo Cáo Cuối Cùng về Thực Hành Tốt Nhất cho Việc Làm của Người Bị Khuyết Tật tại Chính Quyền Tiểu Bang

· Trầm Cm, PTSD & Tình Trạng Sức Khỏe Tâm Thần Khác Tại Nơi Làm Việc: Các Quyền Hợp Pháp của Quý Vị

· ABC của Tài Liệu Phụ Lục A

Đạo Luật Tu Chính Án ADA

· Hỏi và Đáp về Quy Tắc Cuối Cùng Thực Hiện Đạo Luật Tu Chánh Án ADA 2008

· Hỏi và Đáp dành cho Doanh Nghiệp Nhỏ: Quy Tắc Cuối Cùng Thực Hiện Đạo Luật Tu Chánh Án ADA 2008

· Tờ Thông Tin về Quy Định Cuối Cùng của EEOC về Thực Hiện ADAAA

Cựu Chiến Binh Bị Khuyết Tật

·        Nỗ Lực của EEOC dành cho Cựu Chiến Binh Bị Khuyết Tật

·        Hiểu Các Quyền Làm Việc của Quý Vị theo Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật: Hướng Dẫn dành cho Cựu Chiến Binh

·        Cựu Chiến Binh và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật: Hướng Dẫn dành cho Chủ Lao Động

·        Tuyển Dụng Cựu Chiến Binh Bị Khuyết Tật tại Chính Quyền Liên Bang

o   Lời Khuyên cho Người Xin Việc Bị Khuyết Tật Nộp Đơn Xin Việc Tại Chính Quyền Liên Bang 

o   ABC của Phụ Lục A 

Loạt Hỏi và Đáp

·        Sử Dụng Codeine, Oxycodone và Các Thuốc Nhóm Opioid Khác: Thông Tin dành cho Nhân Viên

·        Cách Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Có Thể Giúp Bệnh Nhân Hiện Tại và Bệnh Nhân Cũ Đã Dùng Thuốc Nhóm Opioid Được Tiếp Tục Làm Việc

·        Luật EEO dành cho Nhân Viên Bị Ảnh Hưởng bởi Vi-rút Zika

·        Nhân Viên Chăm Sóc Sức Khỏe và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật

·        Điếc và Khiếm Thính tại Nơi Làm Việc và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật

·        Mù và Khiếm Thị tại Nơi Làm Việc và ADA

·        Điều Khoản Liên Kết của Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật

·        Tiểu Đường tại Nơi Làm Việc và ADA

·        Động Kinh tại Nơi Làm Việc và ADA

·        Người Bị Khiếm Khuyết Trí Tuệ Tại Nơi Làm Việc và ADA

·        Ung Thư tại Nơi Làm Việc và ADA

·        Áp Dụng Đề Mục VII và ADA cho Người Xin Việc hoặc Nhân Viên Trải Qua Bạo Hành Gia Đình hoặc Bạo Hành Hẹn Hò, Tấn Công Tình Dục, hoặc Bị Bám Đuôi

·        Sống Chung với HIV Các Quyền Hợp Pháp của Quý Vị Tại Nơi Làm Việc Theo ADA

·        Giúp Bệnh Nhân Nhiễm HIV Cần Có Tiện Nghi Tại Nơi Làm Việc

Hòa Giải và ADA

·        Hỏi và Đáp dành cho Nhà Cung Cấp Hòa Giải: Hòa Giải và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật (Americans with Disabilities Act, ADA)

·        Hỏi và Đáp dành cho Các Bên Tham Gia Hòa Giải: Hòa Giải và Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật (Americans with Disabilities Act, ADA)

  •  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *