Nồng độ phần trăm là gì? Công thức tính nồng độ phần trăm ra sao? Vận dụng công thức đó để giải quyết các bài tập như thế nào và khi tính toán nồng độ phần trăm của các dung dịch ta cần lưu ý những điều gì? Và nồng độ phần trăm khác nhau như thế nào so với nồng độ mol về công thức tính?
Nồng độ phần trăm có lẽ là những khái niệm cực kỳ quen thuộc đối với tất cả các bạn học sinh hoặc sinh viên đã từng theo học môn hóa học hay những người đã và đang làm trong phòng thí nghiệm. Tuy vậy cũng có một vài bạn khá bỡ ngỡ khi lần đầu tiếp xúc với khái niệm này hoặc dù đã được tiếp xúc nhưng vì quá lâu nên không thể nào hình dung được Nồng độ phần trăm và công thức tính nồng độ phần trăm là gì? Thì bài viết hôm nay của công ty Trung Sơn sẽ giúp bạn ôn lại những kiến thức cũ nhưng rất quan trọng này.
NỒNG ĐỘ LÀ GÌ?
Nồng độ là một cách mô phỏng thành phần của hỗn hợp bất kỳ chứ không phải riêng đối với thành phần của hỗn hợp chất lỏng.
Ví dụ Khi ta nói không khí chứa 1% khí nitơ thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang đề cập đến khái niệm nồng độ nói trên.
Các khái niệm nồng độ hay gặp đó là:
-
-
Nồng độ phần trăm của khối lượng
-
Nồng độ phần trăm của thể tích
-
Nồng độ mol
-
Nồng độ phân tử gam
-
Nồng độ chuẩn.
-
NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM LÀ GÌ?
Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan
Nó được kí hiệu là C%
CÔNG THỨC TÍNH NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM
C% = mct/mdd x 100%
Trong đó:
-
-
C%: Nồng độ phần trăm
-
m
ct: Khối lượng chất tan
-
m
dd: Khối lượng dung dịch
-
Mặt khác:
m
dd =
m
ct +
m
dm (
m
dm
là khối lượng của dung môi)
-
Từ công thức chuẩn trên, ta có thể suy ra được các công thức kèm theo như sau:
Ví dụ về cách tính nồng độ phần trăm:
Cho 30 gram muối ăn hòa tan vào trong 90 gram nước, hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên.
Đáp án:
Trước tiên, ta tính khối lượng của dung dịch NaCl qua công thức:
-
-
mdd = 30 + 90 = 120 (gam)
- NaCl
Sau đó, ta tính Nồng độ phần trăm của dung dịchtheo công thức:
-
C% = mct/mdd x 100%
-
=> C% = (30/120) x 100% = 25%.
-
CÁC QUY TRÌNH ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI BÀI TẬP TÍNH NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM
Bài tập môn hóa học vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy đôi khi chúng ta bối rối trước một bài toán hóa là điều dễ hiểu và hôm nay trung Sơn sẽ giúp bạn giải một dạng toán hóa cực kỳ thường gặp bên cạnh các bài toán tính nồng độ mol, khối lượng chất kết tủa, … đó là bài tập tính nồng độ phần trăm của dung dịch.
Chúng ta sẽ tiến hành các bước để có thể tìm ra được đáp án cho bài toán mình đang cần tìm như sau:
Bước 1: Đọc đề và xác định số chất có trong dung dịch (đặc biệt quan tâm đến số dư của các chất tham gia phản ứng)
Bước 2: Tìm khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo công thức đã cho trước đó là:
-
-
mdd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung môi – khối lượng chất kết tủa – khối lượng chất khí
-
Bước 3:Tìm khối lượng chất tan trong dung dịch để có thể tiến hành tìm nồng độ phần trăm.
Bước 4: Tính C% theo công thức tính nồng độ phần trăm
Tham khảo thêm chủ đề khác: Tỷ trọng là gì? Phân loại, Phương pháp đo & Nơi mua dụng cụ đo tỷ trọng
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP TÍNH NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM CỦA DUNG DỊCH
Bài tập 1: Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch.
Hòa tan hết 20 gam HCl vào trong 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch này.
Lời giải:
-
-
Ta có khối lượng dung dịch là: mdd = mct + mdm = 20 + 40 = 60 gam
-
Vậy nồng độ phần trăm dung dịch là: C%=(20/40) x 100% = 33,3 %.
-
Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch của NaCl là 33,3%.
-
Bài tập 2: Biến thể 1 của cách tính nồng độ phần trăm.
Bạn hãy tính khối lượng của KCL có trong 200g dung dịch KCL 15%
Lời giải:
-
-
Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có:
-
C% = (mKCL/200) x 100 = 15 (%)
-
=> mKCL = (15 x 200)/100 = 30 (gam)
-
Kết luận: Vậy trong 200g dung dịch KCL 15% có 30 gam KCL
-
Bài tập 3: Biến thể 2 của cách tính nồng độ phần trăm.
Đem hoà tan 40 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%. Hãy:
a)Tính khối lượng dd nước muối thu được
b)Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế
Lời giải:
a, Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có:
-
-
mdd=(
m
muối X 100)/ C% = (40 X 100)/10 = 400 gam
-
Kết luận: Vậy khối lượng dung dịch A là 400 gam.
-
b, Áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta có mnước= mdd – mmuối = 400 – 40 = 360 gam
-
-
Kết luận: Vậy để có thể hoàn tan 40 gam muối thì chúng ta phải cần 360 gam nước để tạo ra 400 gam dung dịch.
-
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TÍNH NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM CỦA DUNG DỊCH
Đây là một bài toán hóa khá đơn giản tuy nhiên bạn không nên chủ quan để dẫn đến sai lầm. Bạn phải tỉnh táo để có thể chú ý những điều dưới đây:
Thứ nhất, chúng ta phải đọc thật kĩ đề bài để có thể xác định được những thành phần đã cho, những thành phần cần phải tiến hành tính toán.
Thứ hai, phải nhớ rõ công thức tránh tình trạng nhớ nhầm dẫn đến áp dụng sai.
Thứ ba, Tính toán thật cẩn thận để đưa ra kết quả đúng nhất.
NỒNG ĐỘ MOL KHÁC THẾ NÀO SO VỚI NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM
Nồng độ Mol là gì?
Công thức tính nồng độ mol rất quan trọng và xuất hiện nhiều trong các bài tập hóa học.
Nồng độ mol của dung dịch cho chúng ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch là bao nhiêu. Trong khi đó Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan.
Nồng độ mol được kí hiệu là CM
Công thức tính nồng độ mol là gì?
Công thức nồng độ mol được biểu diễn theo công thức sau:
CM = n/Vdd
Trong đó:
-
-
CM: Ký hiệu của nồng độ mol
-
n: Ký hiệu số mol chất tan
-
Vdd: Ký hiệu thể tích dung dịch
-
MỐI QUAN HỆ GIỮA NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM VÀ NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH KHÁC
Giữa nồng độ phần trăm (
C
%
) và nồng độ mol (
C
M
):
CM = 10 x d x C% x M
Trong đó:
-
-
M: khối lượng phân tử chất tan.
-
CM
: nồng độ mol của dung dịch.
- khối lượng riêng
d:của dung dịch.
-
C
%
: nồng độ phần trăm của dung dịch.
-
Giữa nồng độ phần trăm (
C
%
) và nồng độ đương lượng (
C
N
):
CN = 10 x d x C% x D
Trong đó:
-
-
D: đương lượng gam
-
d : khối lượng riêng của dung dịch.
-
CN
: nồng độ tương đương của dung dịch
-
C
%
: nồng độ phần trăm của dung dịch.
-
TÍNH TOÁN TỶ LỆ PHẦN TRĂM TẬP TRUNG
-
Trong hóa học, tỷ lệ phần trăm nồng độ cho biết bao nhiêu thành phần hoạt chất cụ thể có trong hoặc cần phải có trong một giải pháp tổng thể.
-
Nồng độ phần trăm được biểu thị là 1: 100, 1: 200,… có thể được chuyển đổi thành một phần bằng cách đặt số thứ nhất lên trên số thứ hai.
-
Một phần Solute (thuốc) gồm 100 phần Dung môi (mẻ), Chất tan là 1/100 dung môi.
Như vậy, qua bài viết trên đây của Trung Sơn bạn đã biết được các thông tin liên quan đến Nồng độ phần trăm là gì? Công thức tính nồng độ phần trăm. Vận dụng công thức đó để giải quyết các bài tập và khi tính toán nồng độ phần trăm của các dung dịch ta cần lưu ý những điều gì? Và nồng độ phần trăm khác nhau như thế nào so với nồng độ mol về công thức tính? Hi vọng những kiến thức này sẽ đồng hành và giúp ích cho bạn trong cuộc sống cũng như học tập.
Nếu bạn muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào liên quan đến lĩnh vực hóa chất phòng thí nghiệm hoặc thắc mắc về bài viết này thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới để chúng tôi có thể liên lạc và hỗ trợ thông tin đến bạn.