Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những trường hợp có thể dẫn đến tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do vậy, để hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải sử dụng đến một số biểu mẫu cơ bản có giá trị pháp lý thông thường để thường xuyên sử dụng. Trong đó có những biểu mẫu rất quan trọng đó là mẫu biên bản giao nhận hàng hóa (mới nhất 2021). Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa (mới nhất 2021).
Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa (mới nhất 2021)
1. Giao nhận hàng hóa là gì?
Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
2. Biên bản giao nhận hàng hóa là gì?
Biên bản giao nhận, bàn giao hàng hóa là văn bản thể hiện việc giao nhận hàng hóa đã xảy ra trên thực tế, bên bán đã giao hàng và bên mua đã nhận hàng theo như sự thỏa thuận của hai bên trước đó.
Biên nhận bàn giao các loại phải được sao ra thành hai bản. Mỗi bên tham gia giao nhận sẽ giữ một bản để làm cơ sở pháp lý cho mình nếu không may xảy ra tranh chấp. Mỗi biên bản giao nhận này đều có giá trị pháp lý như nhau.
3. Thời điểm thực hiện biên bản giao nhận hàng hóa?
Các bên giao hàng, nhận hàng sẽ cùng xác nhận và ký vào biên bảo giao nhận hàng hóa khi:
– Biên bản sẽ được làm ngay sau khi hợp đồng mua bán được ký kết.
– Khi bên bán đã tiến hành giao đủ số lượng sản phẩm cho bên mua thì bên này sẽ phải kiểm tra rồi ký xác nhận theo đúng quy định.
– Biên bản giao nhận hàng hóa phải chứa đựng đầy đủ thông tin của các bên tham gia lẫn món hàng được giao.
– Nhằm tránh ảnh hưởng về kinh tế cũng như tránh xảy ra sai sót về hàng hóa và tiền bạc.
4. Nội dung biên bản giao nhận hàng hóa?
– Tên đơn vị bán hàng
– Ngày tháng năm
– Bên nhận hàng: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, người đại diện – chức vụ
– Bên giao hàng: Tên công ty, địa chỉ, điện thoại, người đại diện – chức vụ
– Nội dung hàng hóa bàn giao, số lượng, đơn giá,….
– Ký tên xác nhận, ….
5. Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm …
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
Căn cứ Hợp đồng mua bán số:…/20…/HĐMB giữa Công ty…Và Công ty …được hai bên ký kết ngày…tháng…năm…
Hôm nay, ngày …tháng …năm…Tại…, Chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên nhận hàng):…
– Mã số thuế:…
– Địa chỉ:…
– Điện thoại :… Fax: …
– Đại diện Ông/bà: …Chức vụ: …
BÊN B (Bên giao hàng):…
– Mã số thuế: …
– Địa chỉ:…
– Điện thoại :… Fax: …
– Đại diện Ông/bà: … Chức vụ: …
Hai bên cùng nhau thống nhất số lượng giao hàng như sau:
STT Tên hàng Quy cách/ chủng loại ĐVT Số lượng Ghi chú
Bên B xác nhận bên B đã giao đủ, đúng và Bên A xác nhận Bên A đã nhận đủ, đúng chủng loại và số lượng hàng như trên.
Hai bên đồng ý, thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau, làm cơ sở quyết toán hợp đồng
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Tại sao cần phải lập biên bản giao nhận hàng hóa?
Biên bản giao nhận hàng hóa là tài liệu quan trọng, nó chứng minh bên đơn vị bán hàng có giao đúng số lượng hàng hóa và thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó cho bên mua hay không. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân giải, xác định đâu là bên có lỗi nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình giao nhận hàng hóa. Chính vì thế, trong hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa Quý vị cần phải lập ra một biên bản hoàn chỉnh để bảo đảm chính quyền và lợi ích của mình trong các tình huống xấu.
6.2 Khi lập biên bản giao nhận hàng hóa, chủ thể thực hiện cần phải lưu ý các vấn đề gì?
- Thông tin của bên bán và bên mua phải đấy đủ và chính xác từ tên đơn vị, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, người đại diện…)
- Biên bản giao nhận hàng hóa cần được thực hiện song song khi làm hợp đồng mua bán hoặc khi giao nhận. Bởi nếu để thực hiện cuối cùng thì sẽ không bám sát được quá trình mua bán giao nhân và dễ xảy ra sai sót hơn.
- Cần có chữ ký, đóng dấu của cả 02 bên để thể hiện sự đồng tình của cả 02. Nếu không có phần chữ ký người đại diện và đóng dấu của cả 02 bên hoặc thiếu một trong hai bên thì biên bản sẽ không có giá trị pháp lý.
- Biên bản giao nhận hàng hóa cần được sao thành hai bản, bên bán và bên mua mỗi bên sẽ giữ một bản để làm cơ sở pháp lý nếu có tranh chấp không may xảy ra.
6.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa uy tín, trọn gói cho khách hàng.
6.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Nói tóm lại, trong quá trình trao đổi, buôn bán hàng hóa, mọi việc tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế lại rất dễ xảy ra một số vấn đề nếu hai bên giao nhận không thống nhất và làm việc văn bản rõ ràng với nhau. Vì vậy, khi bàn giao hàng hóa giữa hai bên, cần phải thực hiện theo mẫu biên bản giao nhận hàng hóa (mới nhất 2021). Qua bài viết trên, ACC Group đã đưa đến cho khách hàng thông tin về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa (mới nhất 2021). Kính mong quý khách hàng đón đọc.
Đánh giá post