Những hiểu lầm phổ biến về nỗi đau buồn và thương tiếc
Mặc dù đau buồn là phản ứng bình thường với mọi sự mất mát, vẫn luôn có nhiều hiểu lầm và quan niệm không chính xác về trạng thái tâm lý này. Sau đây là một số hiểu lầm phổ biến nhất về nỗi đau buồn và góp phần giải thích giúp quý vị hiểu rõ hơn về sự đa dạng và các mức độ của nỗi đau buồn.
Quý vị cần cố gắng vượt qua
Tại nhiều công ty, chính sách nghỉ tang chế theo tiêu chuẩn là ba ngày. Điều đó có phải có nghĩa là chỉ trong ba ngày sau khi trải qua nỗi đau mất người thân, quý vị có thể quay trở lại làm việc như bình thường? Chắc chắn không phải vậy. Ba ngày là thời gian để quý vị khắc phục những vấn đề trước mắt ngay sau khi người thân qua đời, còn để trở lại bình thường, quý vị có thể mất tới hàng tuần, hàng tháng và thậm chí hàng năm. Hành trình trải qua nỗi đau đớn của mỗi người là không giống nhau.
Chúng ta đều đau buồn theo cách gần như giống nhau
Không đúng. Đau buồn có rất nhiều kiểu khác nhau rất lớn, có thể là khác biệt về văn hóa liên quan đến nỗi đau buồn và truyền thống và có thể là khác biệt về thời gian và mức độ đau buồn. Một số người có thể bước qua nỗi đau buồn tương đối dễ dàng, trong khi nhiều người khác mất hàng năm.
Mất khoảng một năm để “vượt qua” sự mất mát lớn
Không đúng, vì trải nghiệm của mỗi người là khác nhau. Ví dụ như người thân của bệnh nhân qua đời sau thời gian dài chiến đấu với bệnh mất trí nhớ Alzheimer có thể trải qua cảm giác đau buồn tương đối ngắn sau đó. Họ có thể đau đớn vì chứng kiến tính cách của người thân của họ mất dần sau nhiều năm căn bệnh tiến triển cho đến lúc mất đi. Tuy nhiên, với những bố mẹ có con cái đột ngột qua đời nhiều năm, họ có thể không bao giờ nguôi được nỗi mất mát. Nhìn chung, nỗi đau buồn dữ dội kéo dài từ ba tháng đến một năm và một số người tiếp tục trải qua cảm giác này trong hai hoặc nhiều năm nữa. Với nhiều người, đau buồn chỉ đơn giản là thay đổi và biến hóa sau một thời gian dài, và đôi khi nó vẫn bộc phát ra ngoài theo nhiều cách khác nhau.
Tốt nhất không nên nghĩ hay nói về nỗi đau
Ngược lại, việc né tránh nỗi đau liên quan đến sự đau buồn đã được chứng minh là có hậu quả tiêu cực, bao gồm những vấn đề về sức khỏe thể chất, lo âu và trầm cảm. Những người đau buồn cần có đủ thời gian mà họ cần để đau buồn và không cố gắng sống theo mong đợi của bản thân hay áp lực từ bên ngoài.
Cường độ và thời gian đau buồn cho biết quý vị yêu thương người thân đã qua đời đến mức nào
Điều này đơn giản là không đúng. Chẳng có cuộc thi đau buồn nào và cũng không có ai chiến thắng. Quý vị phải cảm thấy những gì quý vị cảm thấy và bắt đầu quay trở lại cuộc sống khi quý vị sẵn sàng, theo thời gian của chính quý vị. Nỗi đau buồn của quý vị không ảnh hưởng đến nỗi đau buồn của người khác cũng như chiều sâu cảm xúc mà quý vị dành cho người đã qua đời.