Những điều mẹ cần biết khi cai sữa cho bé – Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

Những điều mẹ cần biết khi cai sữa cho bé

Khi nào nên cai sữa cho con? Cai sữa thế nào là hợp lý để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho bé? Cùng Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc tìm hiểu những vấn đề cần quan tâm trong việc cai sữa cho bé bố mẹ nhé!

Cai
sữa là gì?

Cai sữa là khi mẹ
ngưng cho bé bú. Sau khi cai sữa, bé sẽ không bao giờ bú sữa mẹ nữa.

Nên
cho bé bú bao lâu?

Nên cho bé bú ít nhất là 1 năm. Một số bà mẹ cho bé bú lâu hơn. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ nên là thức ăn duy nhất. Đa số bé ăn hay uống thêm các thức ăn khác (vẫn bú sữa mẹ) khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, những thức ăn này bao gồm bột ngũ cốc, rau xay nhuyễn, trái cây và thịt, cá. Trẻ không nên uống nước trái cây và sữa bò cho đến sau 12 tháng tuổi

Khi
nào nên cai sữa mẹ?

Các bà mẹ chọn thời
điểm cai sữa khác nhau và vì các nguyên nhân khác nhau. Hầu hết là do bà mẹ
chọn thời điểm cai sữa, nhưng đôi khi cai sữa khi bé không còn muốn bú sữa nữa.

Cai
sữa mẹ như thế nào?

Khi bạn quyết định
cai sữa mẹ, không được cai đột ngột. Thay vào đó, cố gắng giảm bú mẹ dần dần. Để làm điều này, bạn có thể:

  • Cắt 1 cữ bú mẹ mỗi
    2 tới 5 ngày
  • Giảm thời gian mỗi
    cữ bú mẹ
  • Tăng khoảng cách
    giữa các cữ bú mẹ.

Có thể bắt đầu cai
sữa mẹ bằng cách ngưng các cữ bú ban ngày trước, vẫn cho bé bú đêm hay trước
khi ngủ. Các cữ bú đêm hay trước khi ngủ thường là những cữ bú cuối cùng bị
cắt.

Có nên cho bé bú
bình hay ly khi cai sữa?

Bạn có thể cho bé bú bình hay ly khi cai sữa. Để giúp bé dễ dàng bú bình hay ly trong lần đầu tiên, bạn có thể:

  • Nhờ ai đó cho bé bú.
  • Cho bú trước khi bé quá đói.
  • Vắt sữa mẹ vào bình hay ly.
  • Sử dụng ly có 2 tay cầm

Những vấn đề có thể xảy
ra với bầu vú khi cai sữa mẹ?

Nhiều vấn đề khác nhau có thể xảy ra với
bầu vú khi cai sữa mẹ, bao gồm:

  • Căng sữa, khi bầu vú đầy
    sữa làm vú căng, nóng, đau.
  • Tắc ống dẫn sữa, làm vú
    xuất hiện những cục đỏ và đau.
  • Nhiễm trùng, gây sốt và
    xuất hiện vùng sưng nóng đỏ đau trên bầu vú.

Những vấn đề này đặc biệt xảy ra khi cai
sữa đột ngột. Nếu bạn cần cai sữa đột ngột, có thể hạn chế những vấn đề này
bằng cách dùng máy hút sữa hay tay để vắt sữa, có thể vắt sữa vài lần trong
ngày trong vài ngày cho tới khi bầu vú giảm đau.

Có nhiều cách để
xử trí những vấn đề xảy ra với bầu vú khi cai sữa (xem them bài Những vấn đề
thường gặp khi cho con bú). Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào vừa kể trên, nên tới
gặp bác sĩ.

Bầu vú sẽ thay đổi
như thế nào sau cai sữa?

Nhiều bà mẹ thấy vú họ xẹp và nhỏ đi sau
cai sữa, một số bà mẹ có những vết dài trên vú, những vết này thường nhạt đi theo thời gian. Sau khi
bạn ngưng nuôi con bằng sữa mẹ, vú của bạn sẽ ngưng tiết sữa, nhưng cũng là
bình thường nếu vẫn có một ít sữa trong nhiều tháng đến nhiều năm sau cai sữa.

Liệu tôi có cảm thấy
buồn bực hay khó chịu khi cai sữa?

Bà mẹ cảm thấy buồn bực, khó chịu khi cai sữa là bình thường, cả bé cũng gặp khó khăn. Trong thời gian này, bé của bạn cần nhận được nhiều quan tâm và yêu thương hơn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm:

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
18 Đại Lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Quốc tế Hạnh Phúc – Q.1
97 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc – Q.2
Lầu 5 – Estella Place, 88 Song Hành, P. An Phú, Quận 2, TP.HCM
Hotline: 1900 6765
Fanpage: www.facebook.com/HANHPHUCHospital/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *