Những điều cần biết về nghi thức cúng giao thừa vào đêm 30 tết

Cúng giao thừa là nghi thức cúng không thể thiếu của mọi gia đình trong đêm 30 tết. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tươm tất, chu đáo các nghi thức cúng lễ trong đêm giao thừa để tiễn năm cũ và chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng.

Cúng giao thừa là gì?

Ngày xưa, giao thừa còn được biết đến với tên gọi là Lễ trừ tịch. Trừ tịch là ngày diệt trừ ma quỷ trong văn hóa phương đông. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ được cử hành vào lúc giao thừa nên được gọi là lễ giao thừa.

Chính bởi nguyên tắc gieo nhân nào, gặt quả đó hay có nghĩa là dựa trên việc con người đã làm và phải nhận lại những hậu quả hay được ban phúc. Nên vì thế trong quan niệm của ông bà ta khi làm lễ cúng phải thần tâm, rất cẩn thận và bày cỗ cho các quan trên Thiên Đình.

Đồng thời, theo một số điển tích đã ghi chép lại rằng, trước kia trong hàng ngũ gồm 12 vị Hành binh, Hành khiển và Phán quan trên Thiên Đình cũng đại diện cho 12 con giáp trong can chi.Trong số 12 các vị vệ binh nhà trời có người Thiện – chuyên hộ trì giúp đỡ con người dưới hạ giới nhưng người Ác lại liên tục mang lại các cản trở về thiên tai, bão lũ, mất mùa và đói kém.

Theo thời gian, cúng giao thừa đã là một nét văn hóa đã tồn tại mang giá trị cao về nhân văn và triết học sâu sắc. Tuy nhiên đến thời điểm ngày nay, ngày dần phai một và có rất nhiều người chưa thực sự hiểu lễ trừ tịch là như nào, được cử hành ra sao cho đúng và đủ.

Ý nghĩa của cúng giao thừa

Nghi lễ cúng giao thừa được diễn ra vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới (tính theo lịch âm) và trong gian dân quan niệm rằng trong thời khắc đấy mọi xui xẻo khó khăn của năm cũ sẽ đi theo dòng chảy thời gian đó và để lại mọi niềm vui, may mắn khi bước sang năm mới.

Mọi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng thật đặc biệt để để tiến cúng tới các vị Thần Linh đã bảo hộ cho gia đình mình trong năm cũ và cũng là lúc đón các vị quay trở lại cùng chào đón một khởi đầu mới với gia chủ.

Văn hóa thờ cúng của người Việt rất coi trọng đã cùng xoay chuyển qua nhiều thập kỷ và không thể bỏ qua vì nó mang ý nghĩa đem lại vận may sung túc, bình an là điều ai cũng hằng mong muốn.

Thủ tục chuẩn bị cúng giao thừa

Văn khấn giao thừa được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ Canh Tý 2020 và chuyển sang năm mới Tân Sửu 2021 và thông thường thủ tục cúng giao thừa gồm hai mâm lễ: trong nhà và ngoài trời (lễ cúng 12 vị Hành khiển và Phán quan).

Cúng giao thừa ngoài trời

Hình ảnh: Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời

Dân tộc nào cũng xem phút giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất. Các cụ ta thường quan niệm rằng: mỗi năm Thiên đình sẽ có sự thay đổi bộ quan quân đảm nhận các công việc dưới hạ giới, năm nào mà quan quân giỏi gian, anh minh thì hạ giới sẽ được nhờ như được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật,…. Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.

Vì việc tiếp quản công việc hết sức quan trọng nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

Cúng giao thừa ngoài trời hay còn có cách gọi là cúng nghênh Thái Tuế (gồm có 60 vị Thái Tuế ứng với Lục thập hoa giáp danh xưng).

Đối với năm Tân Sửu tới là các vị: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương hành Binh chi Thần và Khúc Tào Phán quan.

Tham khảo bài văn cúng giao thừa ngoài trời tại đây

Cúng Giao Thừa Trong Nhà

Hình ảnh: Nghi lễ cúng giao thừa trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà hay nói cách khác là gia chủ chuẩn bị một mâm cỗ cúng trên bàn thờ gia tiên.

Dưới đây là thông tin tham khảo đồ sắm lễ:

  • Mâm ngũ quả

  • Bó hương thơm

  • Hoa tươi 9 bông

  • Bà trống luộc ngậm một bông hoa hồng đỏ

  • Đĩa xôi mới

  • Đĩa bánh chưng xanh

  • Nậm gạo – muối – nước

  • Quần áo thần linh có đủ mũ nón thần linh

  • Đinh tiền lễ

Ngoài ra, nếu bạn gia đình bạn theo phật tử, ăn chay cũng có thể sắm sửa một mâm cúng chay giao thường để cúng giao thừa.

Tham khảo bài văn cúng giao thừa ngoài trời tại đây

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Theo quan niệm nhân gian, cúng giao thừa thì nên thực hiện cúng ngoài trời rồi mới vào cúng trong nhà, mục đích là nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón bên quan hành khiển đồng thời tiễn quan hành khiển cũ.

Cỗ cúng trong nhà là cỗ cúng Ông Bà, tổ tiên, còn cỗ cúng ngoài trời là cúng trời, cúng phật. Ai cũng hy vọng rằng qua thời khắc thiêng liêng đó thì năm cũ qua đi và năm mới đến mong bình an và hạnh phúc nên mâm cỗ cúng Giao thừa đã là lễ nghi truyền thống từ xưa đến nay.

Bao giờ các nghi thức cúng thì sẽ khấn vái ngoài trời, khấn phật, khấn trời và các quan, xin trước phù hộ, cầu dân an quốc thái, cầu cho gia đình sức khỏe bình an sau đó mới vào lễ trong nhà cúng cho các vị thần, Ông Bà, tổ tiên đã phù hộ cho gia đình qua thời gian.

Các lưu ý khác khi thực hiện thủ tục cúng giao thừa

Phút giây chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là thời khắc được cho là thiêng liêng nhất của dân tộc ta, là thời điểm đánh dấu cột mốc một năm cũ trôi qua và chào đón một năm mới lại đến với mong muốn thuận lợi, vui vẻ, bình an nên được mọi gia đình chuẩn bị kỹ càng từ mâm cỗ, nghi thức, văn khấn và những điều chú ý vào đêm giao thừa. Có một số lưu ý khi thực hiện thủ tục nghi lễ cúng giao thừa như sau:

Chuẩn bị tươm tất mâm cúng: Người ta hay nói lễ nghi là tùy lòng thành nên mâm cúng chủ yếu là thần tâm chứ không cần phải đầy đủ như yêu cầu. Điều đó là đúng như cũng không phải vì thế mà chuẩn bị sơ sài.

Tùy theo từng văn hóa, đặc trưng vùng miền sẽ có những mâm cỗ khác nhau nhưng cơ bản sẽ có hương, đèn, trà, rượu, muối, gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,…

Để một năm mới gia đình luôn hạnh phúc trọn vẹn thì người ta thường quan niệm, vào đêm giao thừa phải có đầy đủ con cháu cùng sum vầy đầy đủ để rước ông bà về ăn tết cùng gia đình.

Vào đêm cúng giao thừa, trong gia đình tránh tạo ra tiếng động lớn, rơi vỡ, mọi người trong gia đình phải vui vẻ, hòa thuận, đặc biệt là tránh cãi vã và to tiếng với nhau.

Tránh tình trạng khiến cả năm gặp điều không may thì không nên soi gương vào đêm giao thừa vì sẽ có thể nhìn thấy ma quỷ.

Mấy tục lệ trong đêm giao thừa

Sau khi hoàn tất thủ tục cúng giao thừa, các Ông Bà ta thường có những phong tục mà từ thôn quên cho đến thành thị ngày nay vẫn còn được xem trọng.

Hình ảnh: Hái lộc đầu năm tại chùa, đình, đền…

  • Xông nhà: Sau khi cúng giao thừa, nếu gia đình có người “dễ vía” sẽ đi ra nhà trước giờ cúng và khi cúng xong sẽ vào “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm vào cho gia đình. Còn nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

  • Lễ chùa, đình, đền: Đầu năm mới, người ta sẽ kéo nhau đi chùa, đình, đền để cầu may, cầu phúc để xin thần, khấn phật phù hộ độ trì cho bản thân, gia đình. Thường thì sẽ bốc quẻ để dự đoán vận may của mình.

  • Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

  • Hái lộc đầu năm: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta sẽ hái lộc trước cửa đình, cửa đền mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

  • Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về các nghi thức cho Lễ cúng giao thừa đầy đủ cho năm Tân Sửu 2021, hy vọng bài viết đã cung cấp tới quý bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất để có sự chuẩn bị chu đáo cho mâm cúng để chào đón một năm mới may mắn, hạnh phúc, bình an và thịnh vượng.

Tham khảo thêm bài văn khấn thái tuế tại đây

Tường Vy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *