Tuổi học trò hay những kỷ niệm dưới mái trường luôn là những thứ gì đó rất đặc biệt và luôn khiến trái tim người ta dâng trào cảm xúc mỗi khi nhắc đến. Đó là những ngày đầu tiên đi học còn ngây ngô vô tư. Là đám bạn thân với những trò nghịch quái chiêu nhưng đôi khi vô cùng đáng yêu luôn bên ta lúc lê la hàng quán. Là những lần ngủ gục, ăn vặt trong lớp bị cô phạt, là những khi phát hiện thầy cô mình cũng tâm lý và xì teen ghê gớm…
Thế nhưng vui thế nào thì vui, nhắc đến học hành là nhiều người cảm thấy như lật lại 1 mảnh ký ức kinh hoàng. Không nói đâu xa, Hoá học chính là một ví dụ hàng đầu đại diện cho những cơn ác mộng có thật của học sinh. Nhiều học sinh hay than, sao ở đời lại có một cái môn khó từ lúc mới “thò chân” vào trường, khó tới lúc ra trường như môn Hoá. Gì mà nguyên cái bảng tuần hoàn hóa học dài ngoằng, gì mà hóa trị, gì mà cân bằng phương trình rồi lại còn hóa hữu cơ với lại vô cơ…
Chính vì lý do này, sự xuất hiện của những bài thơ hay câu thần chú là cách mà các thầy cô giáo hay áp dụng để giúp học trò dễ dàng học thuộc công thức hơn.
Câu nói huyền thoại dành cho ai học mãi không thuộc dãy hoạt động hoá học của kim loại
Cũng từ đây, nhiều câu nói, vần thơ đã trở thành ký ức thanh xuân khó phai gắn liền với vô vàn thế hệ học sinh, đến nỗi ngay cả khi đã tốt nghiệp đi làm, rời khỏi ghế nhà trường bao nhiêu năm người ta vẫn nhớ mãi và tự động bật ra mỗi khi được nhắc tới.
Cùng xem lại bạn còn nhớ hay đã được truyền bí kíp bao nhiêu câu thần chú về hoá học nhé!
1. Cách nhớ các nguyên tố phân nhóm chính
* Nhóm IA: Li – Na – K – Rb – Cs – Fr: Lâu nay không rảnh coi phim
* Nhóm II: Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra: Bé Mang Cây Súng Bắn Ruồi
* Nhóm IIA: Be Mg Ca Sr Ba Ra: Banh Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng.
* Nhóm IIIA : B Al Ga In Ti: Bà, Anh lấy , Gà , Trong , Tủ lạnh.
* Nhóm IVA: C Si Ge Sn Pb: Chú , Sỉ , Gọi em , Sang nhậu , Phỏ bò.
* Nhóm VA : N P As Sb Bi: Ni cô , Phàm tục , Ắc , Sầu , Bi.
* Nhóm VIA: O S Se Te Po: Ông , Say , sỉn , té , bò.
* Nhóm VIIA : F Cl Br I At: Phải , Chi , Bé , Iêu , anh.
* Nhóm VIIIA : He Ne Ar Kr Xe Rn: Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng
2. Cách cân bằng phản ứng của Cu với HNO3
– Với dung dịch HNO3 loãng thường cho ra khí NO
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Cách nhớ: “Ba đồng tám loãng hai no”
– Với dung dịch HNO3 đặc thường cho ra khí NO2 (màu nâu )
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Cách nhớ: “Một đồng bốn đặc cho hai khí màu”
3. Cách nhớ tiếp đầu ngữ trong hoá hữu cơ
Các tiếp đầu ngữ trong hóa hữu cơ là:
Met – Et – Prop – But – Pen – Hex – Hept – Oct – Non – Dec
(Metan etan proban butan pentan hexan heptan octan nonan decan)
– Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng
– Mê em nên phải bao phen hồi hộp . Ôi người đẹp!
– Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường
– Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó.
4. Cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng á phi âu.