Bộ phim Bố già bản điện ảnh mang đến cho khán giả một câu chuyện gần gũi thân thuộc, phản ánh được rõ ràng hiện thực cuộc sống, về những mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt trong đó, nhà sản xuất đã khéo léo lồng ghép những lời thoại đắt giá, vừa gần gũi dung dị nhưng cũng khiến cho người nghe cảm thấy vô cùng day dứt.
Đã có không ít khán giả rơi mắt tại rạp, họ mủi lòng, đồng cảm hoặc nhìn thấy chính bản thân mình trong đó. Để rồi sau khi bộ phim kết thúc những câu thoại của các nhân vật trong phim luôn văng vẳng, ám ảnh mãi trong tim mỗi người. Dưới đây là những câu thoại đắt giá nhất khiến người xem không thể nào quên sau khi xem xong phim Bố già:
– Bữa nào á, xin lỗi ổng tiếng cho ổng vui. Xin lỗi cha mẹ khó lắm, nhưng làm được, thì dễ thương lắm luôn. (Cẩm Lệ)
– Sao vậy ba? Sao lúc nào cũng muốn giành hi sinh hết vậy? Lâu Lâu thử hỏi người ta coi, là người ta có nhu cầu hi sinh hay không? (Woắn)
– Giờ tao thấm rồi, nuôi con thì nó dễ, còn con nuôi nó nhục lắm (Ba Sang)
– Hãy trả sự cân bằng cho vạn vật, có những nỗi đau phải xảy ra để tạo tiền đề cho những điều tốt đẹp được xảy ra (Sư thầy)
– Nhưng mà, đ* má, tao thương mày, tao thương con tao mà (Ba Sang)
– Con kêu ba lên đây ở, là con muốn làm mới cuộc sống cũ của ba, chứ không phải để ba làm cũ cuộc sống mới của con (Woắn)
– Con mới khá có một năm thôi, còn ổng, tính tình của ổng đeo đuổi mấy chục năm rồi, cho nên bây giờ thay đổi đâu có dễ (Cẩm Lệ)
– Tao cám ơn, ăn tiền của mày chắc tao sống thọ (Ba Sang)
– Nhưng đó là gia đình tao mà Quắn, tao nhịn gia đình tao thì có gì là sai? (Ba Sang)
– Tui biết gia đình tui quậy lắm, má thằng Quắn chịu không nổi rồi bỏ đi. Nên tui không muốn bất kỳ người phụ nữ nào bước chân vào cái gia đình này vì tui mà chịu khổ. (Ba Sang)
– Những người mà ba gọi là chị chị em em, bên trong họ đâu có yêu thương ba, thì những người đó chỉ nên gọi là họ hàng. (Woắn)
– Tao già rồi, sống có bao nhiêu, mày để tiền đó lo cho tương lai của mày với Bù Tọt (Ba Sang)
– Tao nói vậy là để tao giữ của cho con cháu mày đó Quắn. Tao nói tư các của người đi trước. Tao đã từng thành công, và giờ tao thất bại. (Ba Sang)
– “Chúng ta có nhiều thời gian, bố mẹ thì không”.
Đây không phải là lời thoại của nhân vật nào mà nó là dòng chữ cuối cùng hiện lên màn ảnh trước khi phim Bố già khép lại, cũng là điều mà Trấn Thành gửi gắm qua đứa con tinh thần của mình. Trưởng thành cũng chính là thời gian ở bên cạnh cha mẹ không còn nhiều nữa, nên cố gắng được lúc nào, hay lúc ấy. Những người con hãy trân trọng mỗi phút giây còn được ở bên bố mẹ để báo hiếu nhé.
Xem thêm: Diễn viên nào trong phim Bố Già không được xem phim mình đóng?
Có lẽ điều giúp tạo nên thành công cho bộ phim “Bố già” của Trấn Thành là những triết lý sâu sắc mà thấm thía về gia đình. Hãy cùng điểm lại loạt câu nói về gia đình trong phim “Bố già” gây được nhiều ấn tượng với khán giả.
Khóc cạn nước mắt vì những câu thoại quá thực tế, quá đau, quá thấm làm nên một Bố Già cháy vé – vượt mốc doanh thu 200 tỉ
(VOH) – Bố Già đang là cái tên dẫn đầu trong cuộc đua phòng vé. Cùng điểm lại những câu nói hút cạn nước mắt khán giả của các nhân vật trong phim bạn nhé!
Mang những điều gần gũi, mộc mạc về cuộc sống gia đình vào từng thước phim, “Bố Già” đã chạm đến trái tim khán giả. Những trận cãi vã to tiếng, có phần gây sát thương đối phương nhưng thực chất vì thương, vì muốn tốt cho nhau khiến ta như đang chứng kiến chính bản thân mình trong câu chuyện đó – khung cảnh thân thuộc của gia đình Việt, miệng nói lời chua cay nhưng lòng thì lo lắng, bồn chồn. Đi xem phim về ai cũng đau đáu một nỗi buồn man mác, và chắc chắn không thể thiếu cảm giác dằn vặt vì những thiếu sót của mình với gia đình.
Ba Sang (Trấn Thành) – một người cha dành cả đời lặng lẽ hy sinh vì con cái, vì gia đình, ôm hết cái khổ về mình. Quắn (Tuấn Trần) – một youtuber tiếng tăm, thương cha nhưng ăn nói cộc cằn, thô lỗ. Hai thế hệ, quan điểm sống của Ba Sang và Quắn cũng khác nhau, trong khi Ba Sang rút hết ruột gan ra để đối xử với người nhà dù biết họ chỉ lợi dụng thì Quắn lại vô cùng thực tế, ai tốt với mình thì mình tốt lại, không thì thôi.
Đỉnh điểm cao trào làm nên một bộ phim đó là những dòng đối thoại của các nhân vật, chúng ta cùng điểm danh những câu nói tạo nên một Bố Già đậm chất gia đình Việt mà ai cũng thấy mình trong đó bạn nhé!
Bữa nào á, xin lỗi ổng tiếng cho ổng vui. Xin lỗi cha mẹ khó lắm. Nhưng làm được thì dễ thương lắm luôn. – Cẩm Lệ
Sao vậy ba? Sao lúc nào cũng muốn giành hi sinh hết vậy? Lâu lâu thử hỏi người ta thử coi là người ta có nhu cầu hi sinh hay không? – Quắn
Giờ tao thấm rồi, nuôi con thì nó dễ, còn con nuôi nó nhục lắm! – Ba Sang
Hãy trả sự cân bằng cho vạn vật, có những nỗi đau phải xảy ra để tạo tiền đề cho những điều tốt đẹp được xảy ra. – Sư Thầy
Tao thương mày mà, tao thương con tao mà! – Ba Sang
Con kêu ba lên đây ở, là con muốn làm mới cuộc sống cũ của ba, chứ không phải ba làm cũ cuộc sống mới của con. – Quắn
Nhưng đó là gia đình tao mà Quắn, tao nhịn gia đình tao thì có gì là sai? – Ba Sang
Tui biết gia đình tui quấy lắm, má thằng Quắn chịu không nổi rồi bỏ đi. Nên tui không muốn bất kỳ người phụ nữ nào bước chân vào cái gia đình này vì tui mà chịu khổ. – Ba Sang
Những người mà ba gọi chị chị em em, bên trong họ đâu có yêu thương ba thì những người đó chỉ nên gọi là họ hàng. – Quắn
Ba chỉ quan tâm tới mong muốn của ba, ba không bao giờ ba quan tâm tới cảm xúc của những người ở đây! – Quắn
Bây giờ mày dạy tao cái cách yêu thương ai á hả? Tao muốn yêu ai kệ tao chứ? – Ba Sang
Ba nói lý lẽ giùm được không, con thương ba mà ba nói một hồi giống như con là mất dạy vậy. – Quắn
Tôi nói với ba rồi, mỗi người một cuộc sống. – Quắn
Chúng ta có nhiều thời gian, bố mẹ thì không.
– Câu nói kết phim cũng chính là thông điệp cuối cùng mà Trấn Thành muốn nhắn nhủ đến chúng ta
“Bố Già” không theo đuổi câu chuyện tình yêu nồng cháy hay những chiêu trò cưa cẩm sến sẩm, Trấn Thành thổi hồn cho Bố Già bằng một câu chuyện gia đình dung dị, đời thường nhưng sâu sắc, giàu giá trị tình thân, cách đối nhân xử thế và sự hy sinh lặng lẽ dành cho nhau.
Nguồn ảnh: Internet