Những câu nói hay khi giận nhau không làm tổn thương cho người kia. Giận nhau sao cho ‘bổ béo’ tình bạn, tình yêu. Giận nhau trong cuộc sống đôi khi chỉ vì một câu nói, nhưng người ta cũng có thể hết giận chỉ vì một câu nói hay.Hãy đọc những câu nói hay khi giận nhau để có thể
Những câu nói hay khi giận nhau
Nếu biết kiểm soát bản thân và chọn lựa lời khi nói, bạn hoàn toàn có thể không làm tổn thương người kia khi cãi nhau.
Dưới đây là 10 cụm từ nên nói để ‘hạ hỏa’ khi tranh luận.
1. Em cảm thấy không được tôn trọng
Thay vì nói: “Tôi cảm thấy anh coi tôi như con..” hay “Tôi thấy tôi chỉ là ô sin cho nhà anh” thì những người vợ nên nói nhẹ nhàng rằng: “Em cảm thấy mình chưa được tôn trọng” và kế đó bạn có thể kể ra những gì mình thấy không hài lòng trong cuộc sống hàng ngày với chồng. Chắc chắn, với lời nói này của bạn, anh ấy sẽ nhìn nhận lại bản thân mình và thấy rằng bạn là người phụ nữ biết kiềm chế và bình tĩnh.
Tranh luận không thể thiếu trong đời sống vợ chồng (Ảnh minh họa)
2. Em muốn lấy lại những gì vừa nói
Câu này bạn có thể nói sau khi vừa trót lỡ lời điều gì đó với chàng. Với câu nói này, anh ấy có thể hiểu là nó tương đương với lời xin lỗi và bạn đang hối hận vì đã trót có những câu nói không phải với anh ấy. Rõ ràng là, nhận ra sai lầm của mình và sửa sai sẽ luôn được khuyến khích hơn là bảo thủ và cứ cố cãi lấy được.
3. Em đã hơi cường điệu nó một chút
Đây cũng là một câu nói nhũn nhặn mà các bà vợ nên học để kiềm chế khẩu chiến. Nếu như thấy mình vừa lỡ lời chê bai thói xấu hay những điều ở chàng khiến bạn không hài lòng thì sau đó, hãy xoa dịu anh ấy bằng lời thú nhận rằng bạn đã hơi cường điệu hóa vấn đề. Chắc chắn, anh ấy sẽ không còn tức giận bạn vì điều đó nữa.
4. Em sẽ suy nghĩ kĩ về điều đó
Đây là lời nói thể hiện sự cân nhắc của bạn với vấn đề. Nếu như hai bạn đang bất đồng về một điều gì đó, bạn hãy nói câu này để cho chàng biết những ý kiến của anh ấy sẽ được bạn tiếp thu và suy nghĩ. Và điều đó tất nhiên sẽ chứng tỏ rằng, bạn là một người vợ biết nghe lời chồng và biết cân nhắc đúng sai.
Tuy nhiên, nếu không kiểm soát, bạn sẽ dễ dàng nói những câu nặng lời (Ảnh minh họa)
5. Chúng ta đã đi quá xa vấn đề
Khi cãi nhau, các cặp vợ chồng thường có xu hướng mang những câu chuyện cũ ra bới móc để ‘hạ bệ’ nhau. Nếu thấy cuộc tranh luận của mình đang đi vào hướng đó, hãy kiểm soát nó bằng cách nói với chàng: “Chúng ta đang đi quá xa vấn đề rồi đó”, hoặc “Em nghĩ chúng ta không nên lôi các câu chuyện cũ vào đây”. Hãy nhớ, cãi nhau chỉ giải quyết vấn đề mới phát sinh thôi, đừng tranh luận hay bới móc những chuyện từ ‘cổ lai hy’ ra nữa.
6. Hãy cùng bàn luận để giải quyết vấn đề
Mọi cuộc cãi vã đều dễ dẫn đến nỏng nảy và có thể một trong hai người sẽ dùng hành động chân tay để ‘nói chuyện’. Khi đó, cũng là lúc bạn cần làm chàng ‘hạ hỏa’ bằng câu nói trên. Câu nói đó sẽ làm chàng thay đổi ý định ‘nói chuyện bằng bạo lực’. Nên nhớ, trong mọi hoàn cảnh, hãy cố gắng hòa bình để đối thoại chứ đừng dùng đến sức mạnh của ‘chiến sự’.
7. Chúng ta cần phải thống nhất điều này
Khi có cuộc tranh luận, bạn và chàng đều mỗi người một quan điểm và ra sức bảo vệ cho quan điểm đó, không ai chịu thừa nhận người kia. Điều này sẽ dẫn đến việc hai người như hai đường thẳng song song. Nếu để điều đó phát sinh lâu, mâu thuẫn sẽ ngày càng đỉnh điểm và dẫn đến xa cách quá lớn. Cách tốt nhất, hãy thống nhất 1 quan điểm chung cho mọi vấn đề để không bao giờ xảy ra bất đồng.
Đừng để cơn giận thống trị lời nói của bạn (Ảnh minh họa)
8. Đây là vấn đề của chúng ta chứ không của riêng em hay anh
Khi cãi nhau, nếu bạn thấy chàng cứ khăng khăng đổ lỗi cho bạn đang cố tình tạo ra xích mích để gây căng thẳng thì hãy giải thích với chàng, đó là mâu thuẫn trong cuộc sống do cả hai cùng tạo ra chứ không phải là bạn muốn thế. Đó không phải là lỗi của bạn hay của chàng, chỉ là bất đồng và cần sự hợp tác của hai người để cùng tháo gỡ chứ không phải do ai khởi xướng ra.
9. Em rất tiếc về điều đó
Dù đúng hay sai thì bạn và chàng cũng đã làm nên một cuộc khẩu chiến. Và điều đó khiến mối quan hệ của hai người căng thẳng. Bạn cũng có lỗi trong việc để xảy ra tình trạng này. Do đó, hãy thẳng thắn thừa nhận một phần trách nhiệm của mình trong việc cãi vã với chàng bằng câu nói: “Em rất tiếc vì giờ chúng ta lại bất đồng như vậy”. Bạn không hề hạ mình khi nói câu đó mà ngược lại, bạn sẽ có thể được tôn trọng hơn sau đó rất nhiều.
10. Em xin lỗi
Nếu sai thì hãy cứ xin lỗi, đó là một hành động văn minh chứ chẳng có gì hạ mình khiến bạn ‘mất giá’. Tất nhiên, chỉ nên nói câu này sau khi cả hai đã cùng trao đổi thẳng thắn và tìm ra nguyên nhân từ ai, chứ đừng vì sợ chàng mà vừa mới thấy anh ấy nóng đã nói như vậy. Chàng sẽ nghĩ bạn là một cô gái yếu đuối và không có lập trường.
Trong một mối quan hệ tình cảm, dù là tình bạn hay tình yêu chắc chắn sẽ phải có lúc bạn và người ấy đỏng đảnh hờn dỗi. Thế nhưng, cuộc chiến tinh thần này diễn ra như thế nào và cách thức dọn dẹp chiến trường ra sao, thì không phải ai trong số chúng mình cũng tỏ tường đâu nhé!
nhung cau noi hay khi gian nhau
Các teen dù hòa hợp đến mấy cũng sẽ có lúc cãi nhau
Xác định nguyên nhân
Trước tiên, mình cần xác định rõ: lý do giận người ta. Cái lý do ấy có thật sự chính đáng hay cũng biến tướng từ “giận hờn vu vơ”, tức là giận mà chẳng hiểu vì sao ta giận, giận không lý do hay cố tình kiếm cớ để giận.
“Nửa kia” là nguyên nhân chính khiến mình bực tức thế này, hay tâm trạng mình vốn không được tốt trước khi gặp người ta? Sau khi đã xác định được lý do giận, teen hãy tự mình chống cằm mơ màng và trả lời câu hỏi: “Vậy cuối cùng, lỗi có phải ở người ta hay không nhỉ?”. Làm được cái này thì phần trăm bình tĩnh của bạn đã tăng lên đáng kể rồi đấy. Bạn đã sẵn sàng để tiến hành phương pháp… giận nhau một cách hiệu quả.
Mưu lược chiến đấu
Cãi nhau kịch liệt ư? Lớn tiếng với nhau ư? Ôi, quá thường ý! Bạn mà làm thế thì bạn đi sau thời đại mất rồi, không sành điệu đâu… Bây giờ mình cũng cãi nhau – lời qua tiếng lại với người ấy, nhưng ngược lại với phong cách truyền thống to tiếng, mình nói nhỏ thôi! Bạn càng cãi nhau nhỏ nhẹ, câu cú tiếng Việt càng chuẩn mực, kèm theo chút nũng nịu thì người ta sẽ càng bị sốc. Nghĩ thử xem, trong lúc “điên tiết”, người ta đang đóng vai bom nổ chậm mà bạn lại phản ứng yêu kiều như thế, khác nào gáo nước lạnh dội cho người ta tắt ngúm?! Đừng lo làm như thế mình sẽ bị lép vế, bằng chứng là mấy nàng tiên trong chuyện cổ tích có nàng nào hò hét đâu, mà “nguy hiểm” lắm đấy!
Thêm vào đó, hãy chú ý nghe xem người ta muốn nói gì, bởi người xưa có câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” mà. Hãy từ tốn – chứng tỏ ta đây người “nhớn”, nghe người ta nói hết, rồi mình “xả hàng” của mình sau cũng không muộn. Bạn đã từng nghe câu “VIP luôn đến sau” chưa?
Đừng bịt tai hay la hét, mà hãy lắng nghe và “cãi” nhỏ nhẹ
Sau khi ai về nhà nấy mà “cờ khởi nghĩa” vẫn giương cao trong lòng, thế nào các bạn cũng sẽ bước qua giai đoạn 2: Giai đoạn chiến tranh lạnh. Bạn và người ấy chẳng buồn điện thoại, nhắn tin hay chat chit gì nữa, mặc dù hàng ngày đi học vẫn chạm mặt chan chát. Làm sao đây?
Bạn hãy xài chiêu “bí truyền” này – đi shopping một mình. Gọi là “bí truyền” vì nó không phải đi mua sắm đơn thuần đâu nhé, có “bí kíp” trong đó cả đấy. Hãy nhảy vào cửa hàng lưu niệm và lựa mua một món đồ xinh xinh. Sáng hôm sau đi học, (hoặc lần sau tình cờ gặp người ấy) bạn hãy dúi vào tay và nói: “Nè! Bữa tui mua cái này lâu rồi, định đưa cho you mấy lần nhưng toàn quên. Bây giờ cứ nhìn thấy nó là nhớ tới mặt you, bực bội! Cầm giùm đi!”. Nói xong hãy quay đầu mà “ù té quyền” – nhớ là cho dù người ta có nói gì cũng không được quay lại. Mình đảm bảo, đứng trước tình cảnh ấy, người ta sẽ “mắt chữ A, mồm chữ O” – sốc nặng, tâm lý bị bấn loạn ngay lập tức…
Dọn dẹp chiến trường
Bị trúng đòn “du kích” xong, chắc chắn người ta sẽ phải chủ động liên lạc với bạn, mà trong kinh lược thời xưa gọi là “đàm phán hòa giải”. Những gì bạn cần làm bây giờ đó là “giữ chút thể diện”. Đúng, bạn đừng nhảy vồ lấy người ta mà “ôm hôn thắm thiết” liền, kẻo bể mánh hết. Cứ hờ hững, giả bộ còn chưa nguôi ngoai (mặc dù trong lòng đang gắn 2 cái bông cổ vũ nhảy múa điên cuồng), nói lái sang chuyện khác mà đầy ngụ ý. Ví dụ: “Trời! Dạo này cái bà bán bánh tráng trộn trước trường mình bả bị gì mà bán hổng có ngon như xưa. Hôm qua tui mua 1 bịch, ăn 1 mình thấy… sao sao á?!”.
Hãy giữ mối quan hệ thân thiết của bạn luôn thế này nhé! (Ảnh minh họa)
Giận dỗi vốn là sự bộc phát. Vì thế, đa phần chúng ta đều rất khó kiềm chế và làm chủ lời nói, hành động của mình. Trong khi tình bạn nói chung và tình yêu nói riêng của tuổi teen đóng vai trò rất quan trọng, chỉ cần một xích mích nhỏ cũng khiến chúng ta bị ảnh hưởng tới việc học. Tuy nhiên, không có gì là không làm được bạn ạ. Hãy bình tĩnh một chút, cư xử khôn khéo một chút là bạn đã làm chủ được cả thế cuộc rồi đấy. Hy vọng các bạn sẽ trang bị cho mình chút kinh nghiệm “chiến đấu” vô cùng thực tiễn khi… giận nhau nhé!
Những câu nói hay khi giận nhau