Trong mắt người đời, Tào Tháo là gian hùng thời kỳ Tam Quốc, “hùng” tất nhiên là chỉ năng lực của Tào Tháo, còn “gian” chỉ sự giảo hoạt. Tào Tháo một đời trải qua không biết bao trận chiến, cũng để lại cho hậu thế rất nhiều kho tàng văn hóa, đặc biệt là những câu nói của Tào Tháo vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Tào Tháo – một kẻ “gian hùng” nhưng không thể phủ nhận tài năng
Tào Tháo sinh năm 155 và mất năm 220 (thọ 66 tuổi), tự là Mạnh Đức là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc và trở thành đối trọng lớn nhất với nhà Thục (do Lưu Bị đứng đầu) và nhà Ngô (do Tôn Quyền đứng đầu).
Trong thời gian 25 năm (196 – 220), Tào Tháo đã bình định hết các lộ chư hầu phương bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy. Ngoài đóng góp về chính trị và quân sự, phải kể tới đóng góp trong khôi phục nông nghiệp thời loạn lạc của Tào Tháo.
Tào Tháo – nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Thời chiến loạn, nhiều chư hầu không nghĩ tới sự sống chết của nông dân: khi cần lương thực thì lùng sục để giành lấy, nhưng sau khi có được lại phung phí, đến nỗi khi không còn lương thực để cướp đoạt thì tự suy yếu tan rã điển hình trong số đó là Viên Thuật. Trong khi nhiều quân phiệt chỉ dùng chính sách cướp đoạt của nông dân thì chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp bị tàn phá, vừa giải quyết đời sống nông dân, vừa đảm bảo lương thực cho quân đội của ông. Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo ở trung nguyên.
Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền với mô hình tương tự của Tào Tháo trong khu vực mà họ quản lý.
Tuy nhiên, cũng bởi Tào Tháo đi theo con đường bá đạo, trọng lợi hơn trọng đức; dùng người cốt hiệu quả không tính đến phẩm chất đã gây ra những “tác dụng phụ” có liên hệ mật thiết đến sự suy vong nhanh chóng của triều đại Tào Ngụy sau này. Mầm quyền lực của cha con họ Tư Mã nhen nhóm, không lâu sau đã lấy ngôi của con cháu Tào Tháo như cách ông đã dần dần lấy ngôi của nhà Hán. Nhà Tấn thống nhất được toàn thiên hạ sau này, phần lớn là thụ hưởng cơ nghiệp mà Tào Tháo đã xây dựng.
Trong lịch sử gần 2000 năm qua, hình tượng về Tào Tháo vẫn là một chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc, hầu hết đều bị ảnh hưởng tiêu cực do tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”. Chính vì thế, hình ảnh về ông không được người đời ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ, bất nhân, bất nghĩa.
Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 20, các học giả đã có nhìn nhận khác khách quan hơn về Tào Tháo. Những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc như Lỗ Tấn hay Quách Mạt Nhược đều đánh giá Tào Tháo là anh hùng. Nhà lãnh Đạo ĐCS Trung Quốc Mao Trạch Đông từng đánh giá Tào Tháo là vị đế vương mà ông khâm phục nhất, gọi ông là “vua của các vua”.
Trong “Tam Quốc Chí” cũng đã từng ca ngợi Tào Tháo” “Phi thường chi nhân, siêu thế chi kiệt” (tạm dịch: Người phi thường, là người tài giỏi xuất chúng). Một số tài liệu chính sử còn cho biết ông là một người có gan có chí, quý trọng nhân tài và cực kỳ quyết đoán cùng sự kiên nghị trong tất cả mọi việc.
Những câu nói hay của Tào Tháo vang danh thiên cổ
Nhắc đến Tào Tháo, ngoài việc ông là một người tài giỏi trong lĩnh vực chính trị, quân sự thì ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.
Ngoài ra, với tài năng và mưu lược hơn người của mình, Tào Tháo đã để lại cho đời những câu nói vô cùng có giá trị, không chỉ là “kim chỉ nam” giúp ông đạt được những thành công lớn trong cuộc đời mình mà những câu nói ấy còn được lưu truyền và để lại rất nhiều bài học cho hậu thế sau này.
Dưới đây là 11 câu nói hay nhất của Tào Tháo đã được chọn lọc:
- “Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Đây dường như chính là triết lý sống cả đời của Tào Tháo. Chính sự đa nghi khiến ông không thể tin vào bất kỳ ai ngoài bản thân mình. Với Tào Tháo, bất kỳ ai bên cạnh cũng đều có thể quay lưng, ‘trở mặt’ với mình, nên ông càng sống ngờ vực và nắm thế chủ động trong mọi việc. Câu nói này nhắc nhở chúng ta đừng quá tin người mà hãy sống có chút đề phòng, hoài nghi để đề phòng người khác lừa gạt, phản bội.
- “Kẻ nhận sai chẳng khác nào nói mình nhu nhược”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Câu nói này dạy chúng ta rằng, con người phải có bản lĩnh, tin vào tài năng và quyết định của mình. Dù kết quả có như thế nào, cũng tuyệt đối không phủ nhận những gì mình đã làm được.
- “Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Ở đây, Tào Tháo muốn nói rằng, đừng bao giờ phơi hết ‘ruột gan’ của mình cho người khác biết để họ thấu rõ tâm can của mình. Người thông minh là người biết giấu đi những điều cần giấu.
- “Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Câu khẳng định này thức tỉnh những người binh lính không được ngủ quên trên chiến thắng, cũng đừng chết vì thất bại. Hãy rút ra bài học từ những chiến thắng và thất bại để có những bước đi khôn ngoan hơn.
- “Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Hãy học cách đón nhận và buông bỏ đúng lúc, tuyệt đối không để tình cảm chi phối lý trí quá nhiều, vì điều đó sẽ làm hỏng việc lớn.
- “Không tin thì không dùng, đã dùng là phải tin”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Nổi tiếng là một nhà chính trị – quân sự rất giỏi trong việc dùng người, đây chính là một trong những thuật dùng người giúp Tào Tháo thành công trong sự nghiệp của mình. Trong bất cứ việc gì, một khi đã chọn thì phải có lòng tin. Lòng tin có sức mạnh rất lớn đối với cuộc đời mỗi người, thậm chí có thể quyết định kết quả thắng hay bại.
- “Phàm những chuyện đại sự trong thiên hạ nên về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao cứ làm ngược lại. Ắt sẽ thành công”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Đối với Tào Tháo, phụ nữ luôn rất cảm tính. Trước những việc quan trọng, họ thường sẽ đắn đo rất nhiều về những rủi ro có thể ập đến và đó cũng thường là tâm lý chung của con người. Vậy nên, với chuyện nhà binh, càng đi ngược lại với cảm tính thì họ càng dễ chiến thắng. Bởi vì chỉ có vượt qua được nỗi sợ hãi của con người để chiến đấu, thì mới có thể nắm chắc chiến thắng trong tay.
- “Mỹ nhân trong thiên hạ đều tầm thường với ta, duy nhất chỉ có vợ của kẻ thù làm ta thích thú”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Câu nói này hàm ý rằng, Tào Tháo muốn có được những thứ kẻ thù có và nắm thóp được điểm yếu của kẻ thù để tấn công.
- “Biết sai sửa sai, nhưng không bao giờ nhận mình sai”
Ảnh min hoạ. Nguồn Internet
Đối với Tào Tháo, nhận sai chính là nhu nhược, vì thế không được nhận mình sai về những điều mình đã làm. Nhưng bên cạnh đó, bản thân phải luôn biết điều gì khiến mình thất bại để lấy làm bài học lớn, khắc cốt ghi tâm và sửa sai để không đi vào vết xe đổ lần nữa.
- “Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu sự nghiệp”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Nam nhi chí lớn nhất định phải có bản lĩnh và can đảm, nhưng không được vồ vập mà phải điềm tĩnh, cẩn trọng. Có như vậy mới tạo nên được những thành công và thành tựu trong sự nghiệp.
- “Không được khích nộ sẽ làm giảm trí tuệ, không được oán hận sẽ giảm đi một nửa sức mạnh”
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet
Nếu không có cảm giác tức giận, thì nhiệt tâm và trí tuệ cũng trở nên thờ ơ, chẳng quan tâm đến điều gì nữa. Nếu không có oán hận, thì sẽ chẳng còn cố gắng trau dồi thêm sức mạnh chiến đấu và sức mạnh sẽ giảm bớt. Ở đây, Tào Tháo lại chú trọng vào cảm xúc của con người có vai trò to lớn trong khi hành sự.
Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nói dám làm, như ông từng nói: “Người đời đều nói ta là gian hùng nhưng không làm được gì một kẻ gian hùng như ta. Các ngươi tự khoe mình là quân tử nhưng đều thua trong tay một kẻ gian hùng như ta. Nếu cái giá của việc làm quân tử là bị lăng nhục, bị giẫm đạp, bị tiêu diệt, thậm chí là bị giết thì ta làm một kẻ gian hùng có thể thực hiện được hoài bão của mình. Từ trước tới nay, gian xảo như trung hiền, trá ngụy tựa chân thật, trung nghĩa và gian ác đều không thể nhìn thấy được dựa trên biểu hiện bên ngoài. Có thể trước nay các ngươi đã nhìn nhầm Tào Tháo ta, bây giờ lại nhìn nhầm nhưng ta vẫn là ta. Trước đây ta vốn không sợ người khác nhìn lầm ta”.