Lê Thị Quyên
0
Tiết kiệm
Thời gian luôn là một thứ vô cùng quý giá trong cuộc sống này. Đã có rất nhiều câu danh ngôn, ca dao nói về giá trị của thời gian vô cùng ý nghĩa để chúng ta suy ngẫm.
Thời gian là một thứ gì đó rất khó định nghĩa, nhưng nó lại vô cùng quý giá và quan trọng đối với bất kỳ ai. Mỗi người đều có 24 giờ một ngày để sử dụng. Có người thì cảm thấy thấy mình không đủ thời gian để làm việc, nhưng có người lại không biết sử dụng quỹ thời gian đó làm gì gây lãng phí vô cùng.
Thời gian được ví von như tình yêu, tuổi trẻ của một con người… một khi đã trôi qua thì khó có thể quay lại được. Vậy nên, nếu bạn còn chưa hiểu được ý nghĩa của thời gian, việc tiết kiệm thời gian có ý nghĩa như thế nào thì những câu nói, câu chuyện về thời gian dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn thức tỉnh để hiểu hơn về giá trị của tiết kiệm thời gian. Khi biết tiết kiệm thời gian thì bạn mới có thể làm nên những việc có ý nghĩa cho đời.
Những danh ngôn hay về tiết kiệm thời gian
Danh ngôn hay về thời gian
1. Một tuần lễ với người chăm chỉ có 7 ngày, còn với kẻ lười biếng có 7 ngày mai.
2. Kẻ tầm thường chỉ lo tìm cách giết thời gian, còn người có tài thì tìm mọi cách tận dụng thời gian.
3. Thời gian thay đổi và chúng ta cũng thay đổi theo thời gian.
Thời gian là ông thầy vĩ đại, nó đàn xếp êm thấm mọi việc.
5. Thời gian trả giá cho mọi hành động.
6. Ai tràn trề hy vọng và nguyện vọng, người đó sống ở tương lai.
7. Câu hỏi luôn xuất hiện trong đầu tôi mỗi ngày là: Liệu có phải tôi đang làm điều quan trọng nhất mà tôi có thể làm được? Trừ khi tôi cảm thấy tôi đang xử lý điều quan trọng nhất mà mình có thể giúp, còn lại tôi sẽ cảm thấy không thoải mái với cách mình sử dụng thời gian.
8. Ngày đi, tháng chạy, năm bay. Thời gian nước chảy, chẳng quay được về.
9. Chúng ta cần phải đi ngang với thời gian chứ không phải để thời gian đi ngang qua.
10. Đắm mình trong hối tiếc là tiêu phí thời giờ hôm nay cho thời giờ đã qua không thuộc về chúng ta nữa.
11. Cuộc sống quá ngắn ngủi. Hận thù chỉ tàn phá những hạnh phúc tuyệt vời bạn đang có. Hãy cười khi bạn có thể và quên đi những gì bạn không thể thay đổi.
12. hãy dậy vào năm giờ sáng, ăn trưa vào chín giờ, ăn tối vào năm giờ chiều, ngủ vào chín giờ tối, bạn sẽ sống đến chín mươi chín tuổi.
13. Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay.
14. Tuổi tác là nhà pháp luật vĩ đại.
Tiết kiệm thời gian quý báu và hiệu quả
15. Quá khứ đang đợi ta trong mặt nạ tương lai.
16. Trên đời này vĩ đại nhất, đó là thời gian. Dù cho thề non hẹn biển, dù cho thâm cừu đại hận, mấy ngàn năm vạn năm trôi qua, cũng sẽ phai nhạt, sẽ bị lãng quên.
17. Không gì lãng phí thời gian nếu bạn biết sử dụng kinh nghiệm đó.
18. Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm ngày hôm nay.
19. Giống như tuyết mùa đông trên bãi cỏ mùa hè, thời gian đã qua là thời gian đã mất.
20. Cuộc đời đã ngắn ngủi như vậy mà chúng ta vẫn rút ngắn nó thêm khi bất cẩn lãng phí thời gian.
21. Anh có yêu cuộc sống không? Vậy đừng lãng phí thời gian, vì đó là vật liệu của cuộc sống.
22. Nỗi buồn bay đi trên đôi cánh của thời gian.
23. Lòng kiên nhẫn và thời gian làm được nhiều hơn là sức mạnh hay nhiệt huyết.
24. Thời gian có được không nhất thiết trùng với thời gian có thể tận dụng hoàn toàn.
25. Đồng hồ nói thật to. Tôi ném nó đi, nó khiến tôi sợ hãi vì điều nó nói.
26. Tiền bạc và thời gian là những gánh nặng ghê gớm nhất của cuộc đời… và những kẻ bất hạnh nhất là những người sở hữu chúng nhiều hơn mình có thể sử dụng.
27. Tài sản lớn nhất của bạn là khả năng kiếm tiền. Tài nguyên lớn nhất của bạn là thời gian.
28. Thời gian thay đổi tất cả, chỉ trừ thứ bên trong chúng ta luôn luôn khiến ta thấy ngạc nhiên vì thay đổi.
29. Nếu thời gian là thứ đáng giá nhất, phí phạm thời gian hẳn phải là sự lãng phí ngông cuồng nhất.
30. Đến sớm ba giờ vẫn hơn là đến muộn một phút. – William Shakespeare.
31. Thời gian đã mất không bao giờ lấy lại được. – Benjamin Franklin.
32. Người nào dám lãng phí một giờ đồng hồ hãy còn chưa phát hiện ra giá trị của cuộc sống.
Những câu nói hay về thời gian bằng tiếng Anh
1. Life and time are the best teachers. Life teaches us to make good use of time and time teaches us the value of life.
(Cuộc sống và thời gian là hai người thầy tốt nhất. Cuộc sống dạy chúng ta sử dụng tốt thời gian và thời gian dạy chúng ta giá trị của cuộc sống).
2. All we have to decide is what to do with the time that is given us.
(Tất cả những gì chúng ta cần quyết định là phải làm gì với thời gian ta có).
3. Clocks slay time… time is dead as long as it is being clicked off by little wheels; only when the clock stops does time come to life.
(Đồng hồ giết thời gian… thời gian còn chết chừng nào nó bị những bánh xe nhỏ bé tíc tắc đi; chỉ khi đồng hồ dừng lại thời gian mới sống).
4. Time granted does not necessarily coincide with time that can be most fully used.
(Thời gian có được không nhất thiết trùng với thời gian có thể tận dụng hoàn toàn).
5. Time wounds all heels.
(Thời gian làm mòn mọi gót giày).
6. Perfection is attained by slow degrees; it requires the hand of time.
(Sự hoàn hảo đạt được từng chút một; nó cần bàn tay của thời gian).
7. I hadn’t understood how days could be both long and short at the same time: long to live through, maybe, but so drawn out that they ended up flowing into one another. They lost their names. Only ‘yesterday’ and ‘tomorrow’ still had any meaning for me.
(Tôi vẫn chưa hiểu tại sao ngày có thể vừa dài vừa ngắn: dài để sống hết quãng đời, có thể, nhưng lê thê tới nỗi chúng hòa nhập vào nhau. Chúng không còn tên nữa. Chỉ có ‘ngày hôm qua’ và ‘ngày mai’ còn ý nghĩa với tôi).
8. Time deals gently only with those who take it gently.
(Thời gian chỉ dịu dàng với ai dịu dàng với nó).
9. The clock talked loud. I threw it away, it scared me what it talked.
(Đồng hồ nói thật to. Tôi ném nó đi, nó khiến tôi sợ hãi vì điều nó nói).
10. Time changes everything except something within us which is always surprised by change.
(Thời gian thay đổi tất cả, chỉ trừ thứ bên trong chúng ta luôn luôn khiến ta thấy ngạc nhiên vì thay đổi).
Ca dao về tiết kiệm thời gian
1. Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi già
Chẳng lo liệu trước ắt là lụy sau
2. Thời giờ thấm thoát thoi đưa,
Nó đi đi mãi không chờ đợi ai.
3. Đêm nay cánh vạc về đâu
Khói sương chưa dễ phai màu thời gian
4. Dần tảng sáng
Mạo rạng ngày
Ca dao về tiết kiệm thời gian
5. Thì giờ ngựa chạy tên bay
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai
6. Đời người có một gang tay.
Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.
7. Thì giờ là vàng bạc.
8. Ngày đi, tháng chạy, năm bay
Thời gian nước chảy chẳng quay được về
9. Đêm nay cánh vạc về đâu
Khói sương chưa dễ phai màu thời gian
10. Đừng thương tiếc hôm qua,
Đừng đợi ngày mai,
Đừng lảng tránh hôm nay.
11. Cuộc sống luôn cho bạn cơ hội thứ hai
Nó được gọi là ngày mai
12. Chúng ta cần đi ngang với thời gian
Chứ không phải để thời gian đi ngang qua
Những mẫu chuyện tiết kiệm thời gian của Bác Hồ
Bác Hồ tiết kiệm thời gian
Khi nhắc về những tấm gương tiết kiệm thời gian, thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh – một tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời, trong bất kỳ vị trí, hoàn cảnh nào, Bác luôn tiên phong, mẫu mực, giản dị và tiết kiệm. Những câu chuyện, lời dạy của Bác luôn là những điều vô cùng quý báu để chúng ta noi theo. Dưới đây là một số mẫu chuyện bác hồ tiết kiệm thời gian hết sức gần gũi, đời thường để mỗi người trẻ chúng ta cần học tập và làm theo.
Mẫu chuyện 1: Thời gian quý báu lắm- 10 phút cũng là quá trễ
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.
Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác thì nói, không ít người tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi cán bộ làm việc không đúng giờ. Nhưng thay vì phê bình nặng lời, bao giờ Bác cũng nhắc nhở ôn tồn như người anh, người cha khiến nhiều người dù bị góp ý vẫn rất cảm động và ghi nhớ mãi.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
– Chú đến chậm mấy phút?
– Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
– Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo: “Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động”. Câu chuyện ấy là lời nhắc nhở có ý nghĩa sâu sắc đối với người chỉ huy quân đội nói riêng và cán bộ lãnh đạo nói chung. Nếu người lãnh đạo mà chậm một bước sẽ mất cơ hội, không chủ động sẽ dễ bị thua thiệt và tính sai một ly thì sự nghiệp chung sẽ đi lệch một dặm.
Mẫu chuyện 2: Luôn quý trọng thời gian của người khác
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: Mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
– Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: Giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…
Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.
Năm 1956, giữa Thủ đô Hà Nội đang vào Xuân, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của Ban Tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc Tết các đại biểu trước. Đồng chí Huy Vân, người có mặt trong buổi hôm ấy, tâm sự:”Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân”.
Mẫu chuyện 3: Quan chức không tiết kiệm thời gian là lừa gạt dân
Nói về việc tiết kiệm thời gian, Bác dạy: “Ai mang vàng vứt đi là người điên rồ. Ai mang thời giờ vứt đi là người ngu dại”, “Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân… làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm… Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân”.
Có thể nói, câu chuyện về tiết kiệm thời gian, về thói quen đúng giờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học đạo đức có ý nghĩa sâu sắc về tôn trọng chính mình và sự tôn trọng giữa con người với con người trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày. Câu chuyện đã làm sáng rõ chân dung của Bác: Giản dị, phong cách làm việc mẫu mực, suốt đời chỉ lo cho nước, cho dân, có quên chỉ quên mình.
Là Chủ tịch Nước, càng quý thời gian của mình bao nhiêu, Bác càng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn chủ động bố trí, sắp xếp công việc khoa học, hiệu quả, sử dụng hợp lý, tiết kiệm thời gian, không để người khác phải chờ đợi, phục vụ mà luôn quan tâm chăm sóc, sống gần gũi, giản dị, ân cần, thân thiện với đồng chí, đồng bào. Vì thế, cho đến phút lâm chung Bác vẫn không quên dặn dò:”Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình, để khỏi lãng phí thời gian và tiền bạc của nhân dân”.
C.Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”, dân gian ta cũng đã có câu: “Thì giờ là vàng bạc”, mỗi giây phút trôi qua không thể lấy lại được, chính vì thế mỗi người trong chúng ta phải biết cách sử dụng thời gian một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả.Ngày nay, đất nước ta đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, “đi tắt đón đầu”, từng bước cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu đưa nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Thiết nghĩ, để thực hiện mục tiêu đó, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần phải học tập và làm theo tấm gương của Bác, đặc biệt là thực hiện lời dạy của Bác về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả thời gian, tích cực thi đua lao động, học tập, sản xuất, tranh thủ thời gian, thời cơ thách thức để xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Bác hằng mong./.
Hy vọng với những câu nói, mẩu chuyện về tiết kiệm thời gian sẽ giúp bạn hiểu được giá trị quý giá của thời gian, từ đó trân trọng và sử dụng nó một cách hiệu quả hơn.