Những câu ca dao tục ngữ về văn hóa sản xuất nông nghiệp phần 1

Những câu ca dao tục ngữ về văn hóa sản xuất nông nghiệp phần 1

Là một nước thuần nông nghiệp, quanh năm làm bạn với ruộng đồng, nên từ xa xưa cha ông đã gửi vào câu ca, tiếng hát những kinh nghiệm sản xuất và làm ăn đã được đúc kết qua nhiều thế hệ về cây trồng, vật nuôi, về mùa vụ, thời tiết, về hoàn cảnh sản xuất và vị trí của nông nghiệp ở nước ta qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Tuy không thành văn, mà chỉ truyền khẩu từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ người này qua người khác nhưng những câu ca dao, tục ngữ nông nghiệp đã có những nhận xét, đúc kết xác đáng và đã được khoa học ngày nay kiểm nghiệm tính đúng đắn.

Bài viết này sẽ chia sẻ những câu ca dao tục ngữ ý nghĩa về nông nghiệp, hãy cùng xem qua nhé.

1. Ca dao, tục ngữ về đất đai và lao động

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”;

“Canh một chưa nằm
 Canh năm đã dậy”;

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giầm, sàng”;

“Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau”;

“Muốn no thì phải chăm làm.
Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”;

“Đất màu trồng đậu trồng ngô
Đất lầy cấy lúa, đất khô làm vườn”;

“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất  trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng”;

“Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng hai vãi lúa, ngày ngày siêng năng.
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,
Tháng mười gặt lúa, ta ăn đầy nhà”.

ca dao tục ngữ vừa truyền kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp vừa răn dạy con cháuca dao tục ngữ vừa truyền kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp vừa răn dạy con cháu

2. Ca dao, tục ngữ về thời tiết và mùa vụ

“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”;

“Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”;

“Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to”;

“Mưa tháng ba hoa đất. Mưa tháng tư hư đất”;

“Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm”;

“Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì bão”;

“Chóp chài đội mũ, mây phủ đá bia
Ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút”;

Những dấu hiệu thời tiết được người xưa quan sát và ghi lại để áp dụng vào công việc sản xuất nông nghiệpNhững dấu hiệu thời tiết được người xưa quan sát và ghi lại để áp dụng vào công việc sản xuất nông nghiệp

“Mồng chín tháng chín có mưa,
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
Mồng chín tháng chín không mưa,
Thì con bán cả cày bừa đi buôn”;

“Thiếu tháng hai mất cà,
Thiếu tháng ba mất đỗ,
Thiếu tháng tám mất hoa ngư,
Thiếu tháng tư mất hoa cốc”;

“Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu”.

“Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”;

“Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm”;

“Tháng bảy mưa gãy cành tràm
Tháng tám nắng rám trái bưởi”;

“Trăng mờ tốt lúa nỏ. Trăng tỏ tốt lúa sâu;

“Trăng quầng thì hạn. Trăng tán thì mưa”;

“Én bay thấp mưa ngập bờ ao.
Én bay cao mưa rào lại tạnh”;

“Sáng sủa được tằm. Tối tăm được lúa”;

“Đông sao thì nắng. Vắng sao thì mưa”.

3. Về vai trò của nông nghiệp

“Có thực mới vực được đạo”;

“Nhất sỹ nhì nông. Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ”;

“Làm ruộng thì ra.
Làm nhà thì tốn”;

“Sợ mẹ cha, không bằng sợ tháng ba ngày tám”;

“Được mùa chê cơm hẩm.
Mất mùa lẫm cơm thiu”.

>> Đọc tiếp:

Những câu ca dao tục ngữ về văn hóa sản xuất nông nghiệp phần 2

Vân Hồng

Xem thêm về: Ca dao, Kỹ thuật canh tác, tục ngữ, Văn hóa nông nghiệp

Danh mục: Kỹ thuật canh tác, Tủ sách nông nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *