Những cách trị nổi mề đay tại nhà – Trung Tâm Y Khoa Pasteur Đà Lạt

Nổi mề đay là một bệnh da liễu rất phổ biến, dễ tái phát nhiều lần và có thể dẫn đến mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị căn bệnh này cũng cần phải được thực hiện lâu dài và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.

Sau khi thăm khám và được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, người bệnh có thể thực hiện các cách chữa nổi mày đay tại nhà. Có rất nhiều phương pháp trị mề đay tại nhà được nhiều người bệnh tin dùng và áp dụng thành công:

  • Các bài thuốc Nam dễ dàng thực hiện và đem lại hiệu quả tốt.
  • Sử dụng các loại thảo dược trong vườn nhà nên rất dễ kiếm, lành tính.
  • Người bệnh tiết kiệm được chi phí nằm viện.
  • Những mẹo dân gian trị mề đay tại nhà có thể áp dụng cho tất cả mọi lứa tuổi.
  • Điều trị bệnh tại nhà giúp bạn tránh khỏi các mầm bệnh vì ở bệnh viện rất đông đúc và có nhiều yếu tố gây bệnh. Đồng thời, giúp việc chăm sóc người bệnh cũng tiện lợi và dễ dàng hơn.

Lưu ý: chỉ nên điều trị tại nhà khi bệnh nhẹ và phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Các trường hợp bệnh nặng thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những cách điều trị tại nhà :

  • Chườm lạnh lên vùng da bị mẩn ngứa
    • Là phương pháp mà nhiều chuyên gia y tế gợi ý nhằm mục đích hạ nhiệt, làm mát da và khiến người bệnh bớt khó chịu. Có thể dùng đá viên gói trong khăn vải rồi chườm lên da trong khoảng 15 – 30 phút. Các vết ngứa có thể được giảm bớt.
    • Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý biện pháp này không nên áp dụng cho các trường hợp dị ứng thời tiết và da nhạy cảm do có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Bài thuốc từ lá hẹ
    • Theo Y học cổ truyền, lá hẹ có vị chua, tính ấm có công dụng giải độc, chống viêm kháng khuẩn rất tốt. Ngoài ra, trong thành phần của lá hẹ có chứa một lượng lớn vitamin B cùng các khoáng chất khác có tác dụng làm sạch và phục hồi tổn thương da. Vì vậy, dùng lá hẹ là cách điều trị nổi mề đay tại nhà cực tốt được nhiều bệnh nhân áp dụng.
    • Cách sử dụng: Lấy một nắm lá hẹ, rửa sạch sau đó đem xay nhuyễn cùng một ít muối trắng, gói trong bông sạch, rồi chườm lên vùng bị mề đay. Ngoài ra, người bệnh có thể đun nước lá hẹ tắm để làm sạch da và giảm khô ngứa.
  • Chữa mề đay bằng lá khế
    • Từ xa xưa, lá khế vốn được biết đến với tác dụng làm giải độc, làm mát, được ứng dụng rất phổ biến trong chữa trị rất nhiều chứng bệnh, trong đó có rôm sảy, mề đay.
    • Cách thực hiện: Rang nóng một nắm lá khế trên chảo đắp vào vùng mẩn ngứa cho đến khi các nốt mẩn lặn đi hoặc đun lá khế lấy nước tắm. Đây là cách chữa nổi mề đay dân gian được nhiều người bệnh áp dụng nhất.
  • Sử dụng gừng tươi
    • Gừng là một loại gia vị đồng thời là vị dược liệu có khả năng chống oxy hóa rất tốt nhờ thành phần gingerol. Dùng gừng trong điều trị nổi mày đay với mục đích chống dị ứng, đẩy lùi tình trạng viêm da, góp phần cải thiện da và chống lão hóa.
    • Có nhiều cách để sử dụng gừng để trị mề đay, có thể bổ sung trực tiếp trong khẩu phần ăn, đun nước tắm, xông hơi, pha nước uống hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa. Lưu ý khi dùng gừng trong các món ăn cần cho một lượng vừa đủ vì bản thân gừng có tính nóng, nó có thể làm vùng mẩn ngứa nặng lên. Còn với cách thoa trực tiếp lên da, nên để lát gừng vào tủ lạnh để làm mát giúp đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Cách trị nổi mề đay bằng lá kinh giới
    • Kinh giới là một loại thảo dược có tính ấm, tác dụng tán hàn, có tác dụng rất tốt trong điều trị giảm ngứa, mề đay, phát ban da hoặc dị ứng. Để có được hiệu quả từ loại thảo dược này, người bệnh cần lấy phần ngọn mang hoa của cây kinh giới, cho vào chảo rang nóng già, rồi gói trong túi vải hoặc gạc mỏng, chà lên phần da bị mề đay. Làm nhiều lần trong ngày có tác dụng giảm ngứa nhanh. Hoặc cách khác, có thể xông hơi bằng nước nấu lá kinh giới cũng có hiệu quả tốt trong việc thổi bay các nốt mề đay.
  • Sử dụng cây lô hội
    • Giống như nhiều loại cây khác, lô hội cũng là một thảo dược có tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc, đồng thời chống viêm tốt được nhiều người sử dụng như một phương pháp để điều trị mề đay, dị ứng. Khi mẩn ngứa, lấy một nhánh lô hội làm sạch vỏ rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương, sau một thời gian sẽ thấy các nốt mẩn giảm đi nhanh chóng.
  • Chữa mề đay bằng lá trầu không
    • Lá trầu không xưa nay vẫn được dân gian coi là ‘khắc tinh’ của các nhiễm khuẩn ngoài da. Trong thành phần của trầu không có chứa tinh chất kháng viêm như phenol, chavicol, và một số hoạt chất có tác dụng như kháng sinh giúp da chống lại tác nhân gây mề đay xâm nhập từ bên ngoài, giảm ngứa vô cùng hiệu nghiệm.
    • Cách sử dụng: Lá trầu không rửa sạch rồi đun lấy nước tắm, trong khi tắm lấy lá trầu chà nhẹ lên vùng da mẩn ngứa, kiên trì thực hiện sẽ mang lại hiệu quả điều trị nổi mề đay đáng kể.
  • Trị mề đay bằng đu đủ nấu giấm
    • Đây là cách trị nổi mề đay tại nhà được ít người biết đến. Theo bác sĩ, đây thực sự là một món ăn, một bài thuốc có hiệu quả rất tốt cho những ai bị mề đay mãn tính.
    • Cách thực hiện bài thuốc này tương đối đơn giản: Đu đủ chọn những trái già nhưng chưa chín, vẫn giữ được độ giòn, thái thành từng miếng nhỏ, nấu cùng giấm và gừng tươi thái lát, đun nhỏ lửa tới khi giấm cạn là được. Dùng ăn trực tiếp, mỗi ngày một lần có tác dụng giảm ngứa, tiêu mề đay hiệu quả.
  • Uống nước rau má
    • Trong Đông y, rau má có tính mát, vị đắng được sử dụng nhiều với tác dụng làm mát gan, giải độc, tiêu viêm, trừ mề đay, dị ứng.
    • Cách sử dụng: rau má lấy cả phần rễ, rửa sạch cát, xay nhuyễn lọc lấy nước rồi uống, có thể thêm đường. Uống nước rau má giúp cơ thể thanh mát, tiêu độc, các nốt mề đay sẽ biến mất nhanh chóng.
    • Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mề đay là do nóng trong người do đó cách khắc phục tốt nhất là làm mát cơ thể từ bên trong bằng việc uống nước đầy đủ, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, đồng thời hạn chế các chất, thực phẩm, mỹ phẩm dễ gây kích ứng.
  • Điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây
    • Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc Tây để trị mề đay tại nhà. Tuy nhiên, không được tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ dẫn của người có chuyên môn vì có thể gây tác dụng phụ hoặc làm bệnh thêm trầm trọng hơn.
    • Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bị mề đay bao gồm:
      • Thuốc kháng tiết Histamin: Loratidine, Cetirizine, Cholorpheniramine, Fexofenadine…
      • Thuốc bôi ngoài: Dermovate Cream, Menthol 1%, Clamine, Hydrocortisone, …

Ngoài ra, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, thực phẩm gây dị ứng, giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, vệ sinh cơ thể và nhà cửa sạch sẽ,…

Nguồn: Internet

Trung tâm Y khoa Pasteur Đà Lạt

Hotline: 19001042

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *