Những cách giúp bạn giảm đau bụng kinh

Kinh nguyệt là một hiện tượng xuất hiện hàng tháng ở nữ giới khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình rụng trứng. Những cơn đau bụng kinh kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đối với phụ nữ.

Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt , khi trứng rụng và không được tiến hành giao hợp thụ tinh, khiến niêm mạc tử cung bị bong tróc và tống xuất ra ngoài, đó chính là máu kinh. Do quá trình này hoạt động dưới sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ, nên có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác nhau trong cơ thể như tử cung, buồng trứng, âm đạo , vú và hệ thống thần kinh nội tạng. Vì vậy, khi đến ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ có thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới, hay còn gọi là thống kinh .

Tùy vào cơ địa, thể trạng của từng người mà tình trạng, mức độ thống kinh khác nhau. Vì vậy, cần phải xác định rõ tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

3.1. Đối với thống kinh nguyên phát

Thống kinh nguyên phát thường không có gì đáng lo ngại. Biểu hiện của bệnh này là thường xuất hiện những cơn đau ở phần bụng dưới, đôi khi cảm giác đau ở vùng lưng dưới hoặc chân trên.

Cơn đau phần lớn bắt đầu trước hay trong chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài trong một vài ngày. Hầu hết phụ nữ đều chịu đựng được, tuy nhiên đôi khi thống kinh kéo dài có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và lao động.

Một vài gợi ý giúp giảm đau bụng kinh:

  • Chườm – Tắm nước nóng

Chườm ấm vùng bụng dưới giúp phần tử cung co thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông thuận lợi, từ đó làm giảm đau bụng kinh. Có thể chườm ấm bằng cách sử dụng miếng dán nóng, chai nước nóng hay túi chườm.

Ngoài ra, phụ nữ nên tắm nước nóng khi tới kỳ kinh nguyệt như là một liệu pháp điều hòa cơ thể, đồng thời làm giảm đau bụng kinh.

  • Massage

Thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng ở phần bụng dưới theo hướng vòng tròn, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy cơn đau bụng dịu đi rõ rệt. Việc massage giúp cho phần cơ bụng được giãn ra, giảm thiểu các cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây thống kinh.

  • Sử dụng gừng tươi

Giã nhỏ gừng tươi, đắp lên vùng bụng dưới (có thể kết hợp xoa bóp) trong khoảng 5-7 phút. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.

  • Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên giúp các cơ được thả lỏng, đồng thời giải phóng hormone endorphin tạo cảm xúc tích cực, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin.

Một số bài tập phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” được các chuyên gia khuyến cáo là: tập yoga, đạp xe, đi bộ; vừa cải thiện đau bụng kinh vừa giúp cơ thể khỏe mạnh.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần chú ý duy trì chế độ ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ và giàu chất xơ. Ngoài ra, nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin E, B1, B6, magie, kẽm và axit béo omega 3 – là các thành phần giúp giảm thiểu các hormone gây đau bụng kinh hay làm dịu đi sự căng cơ và chứng sưng viêm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *