Vô ơn chính là thói quen tật xấu của rất, rất nhiều người trong xa hội ngày nay và chỉ biết đến bản thân, bỏ quên tất cả những ai đã giúp đỡ mình, hay người đã sinh thành và nuôi nấng mình. Sự vô ơn là điều đáng khinh nhất, nhưng kiểu vô ơn phổ biến và lâu đời nhất là sự vô ơn của con cái đối với cha mẹ.
1. Một trong những thái độ sống bị phê phán nhiều hiện nay đó là tính cách: “Ăn cháo đá bát – Qua cầu rút ván – Được cá quên nơm …” mà kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam đã nêu ra để minh họa cho một tính cách khá phổ biến trong xã hội hiện nay, đó là sự vô ơn!
2. Tại sao? Do tính tự cao trong mỗi con người, nhất là khi mình có một năng lực hay quyền lực nào đó thì sẽ cho là mình có thể làm mọi thứ, không cần sự giúp đỡ của ai hay thậm chí còn cho rằng đó là sự khôn ngoan biết lợi dụng kẻ khác của mình.
3. Sự vô ơn bắt nguồn từ bé khi còn ở trong gia đình. Trong nhà thì con cái có thể suy nghĩ là việc mua sắm trang bị các tiện nghi vật chất của bố mẹ dành cho mình là một điều dĩ nhiên phải có, đâu cần có lời cám ơn!
4. Thậm chí khi đạt được một kết quả nào đó như thi đậu, được bằng khen.. thì phải được bố mẹ tưởng thưởng bằng một hiện vật có giá trị cao và đó là trách nhiệm của bố mẹ! (không gì phải cảm ơn!)
5. Để rồi khi bước ra ngoài xã hội, thì trẻ lại nhìn mọi thuận lợi đến với mình như một sự tình cờ hay may mắn!
Tình cờ gặp được một người chỉ giúp mình đường đi, tình cờ ngồi cạnh một người bạn giỏi toán và được hướng dẫn giải bài tập ngon lành, như thế đâu cần phải cám ơn ai!
6. Cuối cùng, đỉnh cao của sự vô ơn chính là những Đòi Hỏi Bất Tận của những đứa “con cưng”.
7. Có cái áo đẹp thì phải có đôi giày hợp mốt, có cái máy tính thì lại đòi cái điện thoại iphone …
8. Sau đó là những Đòi Hỏi của cá nhân với cộng đồng chung quanh mình.
9. “Đừng đòi hỏi đất nước đã làm gì cho mình, mà hãy tự hỏi mình đã đóng góp gì cho đất nước”
10. Câu nói nổi tiếng của tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy cho thấy con người phải sống với sự biết ơn mới có thể giúp cho xã hội phát triển.
11. Những người vô ơn giống như kẻ sống trên hoang đảo.
12. Đó là một người cô đơn, một người tự xây bức tường thành cao và kiên cố vây quanh mình, vô cảm trước bất cứ mối tương quan nào.
13. Ngoài ra, họ cũng lạ lẫm với chính mình nữa, vì họ đã từ chối sự biết đến người khác.
14. Còn người biết ơn là người mở rộng vòng tay. Một người luôn tôn trọng người khác và quý trọng những tương quan.
15. Thực sự lòng biết ơn là một nhịp cầu để người đến với người.
16. Lòng biết ơn làm nảy sinh một bầu không khí yêu thương, một tinh thần chung sức với nhiều cảm thông và sẵn sàng chia sẻ trong gia đình.
17. Có thể nói một gia đình có văn hóa là nơi mà mọi người biết nói lời cám ơn và xin lỗi.
18. Một xã hội văn minh là nơi mà mọi người biết xin lỗi từ những chuyện nhỏ nhặt mà mình đã gây ra cho người khác và biết cám ơn nhau từ những điều hết sức bình thường trong các mối quan hệ ứng xử.
19. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta hãy dạy trẻ nói tiếng cám ơn và xin lỗi.
20. Cách dạy hiệu quả nhất, đó là chính chúng ta hãy biết nói lời cám ơn và xin lỗi đối với trẻ về những gì mà trẻ đã làm cho mình và những sai lầm hay thiếu sót mà ta đã gây ra cho trẻ.
21. Thể hiện lòng biết ơn là tạo cho ta cơ hội thiết lập được mối quan hệ lâu bền với những người xung quanh.
22. Chính những mối quan hệ đó sẽ giúp cho cuộc đời của chúng ta tốt đẹp hơn.
Trên đây chỉ là một số những câu nói hay nhất về sự vô ơn của người đối với anh em, bạn bè, cha mẹ … Những thói vô ơn đáng ra không nên tồn tại nhưng nó vẫn tồn tại và đang xảy ra mới ngày. Nếu như bạn đọc được bài viết này sống trong hoàn cảnh này thì bạn sẽ hiểu được những gì mình phải làm để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.